Niềng răng bị tụt lợi là vấn đề nha khoa phổ biến, phát sinh do kỹ thuật niềng sai cách cộng thêm việc vệ sinh răng miệng không đúng tiêu chuẩn. Tình trạng này gây nhiều bất lợi cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa hiện tượng tụt lợi sau niềng qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu niềng răng bị tụt lợi
Niềng răng hay chỉnh nha là phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Nha sĩ sẽ sử dụng hệ thống khí cụ bao gồm mắc cài, dây cung, thun niềng răng để gắn trực tiếp lên răng, từ đó giúp răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm.
Kỹ thuật này được áp dụng cho mọi trường hợp sai lệch khớp cắn nặng, điển hình như răng hô, móm, thưa, răng khấp khểnh, mọc chen chúc, lộn xộn. Ưu điểm của phương pháp chỉnh nha là bảo tồn răng thật tối đa và không gây hại đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề sau khi đeo niềng, trong đó tình trạng niềng răng bị tụt lợi là phổ biến nhất. Tụt lợi hay tụt nướu là hiện tượng phần nướu răng bị co rút lại để lộ phần thân răng bên trong. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn phát sinh nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Để có những phương án giải quyết kịp thời, trước hết bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh:
- Lợi sưng đỏ và tụt dần so với thời gian đầu mới niềng răng.
- Thường xuyên bị chảy máu chân răng, nhất là khi đánh răng hoặc súc miệng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Cảm giác răng yếu dần.
Tình trạng tụt lợi có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới với các mức độ khác nhau. Thông thường, dấu hiệu niềng răng bị tụt lợi hàm trên sẽ dễ nhận biết hơn so với hàm dưới. Đôi khi người bệnh dễ nhầm lẫn hiện tượng tụt nướu với viêm lợi do phần nướu bị sưng đỏ, phù nề gây đau nhức.
Niềng răng bị tụt lợi do đâu?
Tình trạng tụt lợi sau niềng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đến từ việc vệ sinh sai cách và kỹ thuật chỉnh nha không đúng chuẩn, cụ thể:
Niềng sai kỹ thuật
Trong quá trình chỉnh nha, nếu nha sĩ siết mắc cài quá mạnh so với sức chịu đựng của răng sẽ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, gãy rụng, đồng thời tạo áp lực chèn ép nướu khiến phần mô lợi dần tụt xuống để lộ thân răng ra ngoài.
Tụt lợi sau niềng do bệnh lý nha chu từ trước
Bệnh nhân bị viêm nha chu không được điều trị triệt để trước khi gắn mắc cài cùng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt lợi sau niềng. Viêm nha chu hay bệnh nha chu là hiện tượng là tổ chức xung quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng, tạo thành những ổ vi khuẩn có chứa dịch mủ ở nướu. Về lâu dài không xử lý kịp thời, mầm bệnh sẽ tiếp tục phát triển, phá hủy xương ổ răng, cuối cùng là tụt lợi chân răng.
Không lấy cao răng định kỳ
Mảng bám, cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt lợi. Trong quá trình chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Theo thời gian, thức ăn dần tích tụ nhiều và không được làm sạch thường xuyên, tạo nên mảng bám trên thân răng. Từ đó khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ gây tổn thương các tổ chức xung quanh răng, điển hình là bệnh viêm nướu dẫn đến tụt lợi chân răng.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Chế độ chăm sóc sau niềng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Việc dùng bàn chải lông cứng chà sát vào chân răng khiến phần mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Về lâu dài không có biện pháp khắc phục, vùng lợi sẽ dần bị tụt xuống, để lộ chân răng ra ngoài.
Tụt lợi sau niềng có ảnh hưởng gì không?
Các chuyên gia nhận định, tụt lợi sau niềng giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục sớm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến răng miệng như:
- Răng nhạy cảm hơn: Tụt lợi chân răng làm răng nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Thêm vào đó, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy ê buốt, đau nhức chân răng cộng thêm lực siết từ hệ thống mắc cài gây khó khăn cho việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Chân răng không còn nơi để bám víu sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây tổn thương cấu trúc răng bên trong. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, điển hình như viêm tủy răng, viêm nướu, sâu răng,…
- Làm mất răng vĩnh viễn: Răng không được nướu bảo vệ, trở nên nhạy cảm và yếu hơn so với trước, có thể bị lung lay, gãy rụng bất kỳ lúc nào.
- Tiêu xương hàm: Đây là hệ quả nghiêm trọng nhất của tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Trường hợp này xảy ra khi tụt lợi dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha: Tụt lợi sau niềng không chỉ tác động đến sức khỏe răng miệng mà còn gây ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Niềng răng bị tụt lợi xử lý như thế nào?
Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nhưng tình trạng niềng răng bị tụt lợi sẽ gây nhiều bất lợi cho việc ăn nhai. Do đó, bệnh nhân nên có kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt. Đối với vấn đề này, bệnh nhân cần đến cơ sở, trung tâm hoặc phòng khám nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chụp X-quang để xác định nguyên nhân vấn đề. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý khác nhau, cụ thể:
- Mức độ nhẹ: Với những đối tượng bị tụt lợi nhẹ, chủ yếu phát sinh do mảng bám trên thân răng, bác sĩ chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lấy cao răng để mô nướu được phục hồi. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải thay đổi chế độ chăm sóc răng hằng ngày, tránh tạo áp lực lớn khiến nướu răng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Mức độ nặng: Trường hợp niềng răng bị tụt lợi nặng, các bác sĩ bắt buộc phải tháo mắc cài để xử lý. Trước hết, nha sĩ sẽ tiến hành ghép mô nướu để phục hồi và che đi phần chân răng bị lộ. Sau đó, thực hiện phẫu thuật để nướu hình thành và tái tạo như ban đầu. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, bệnh nhân mới có thể tiếp tục quá trình niềng răng.
Biện pháp phòng tránh tụt lợi sau niềng hiệu quả
Tụt lợi là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý viêm nướu và viêm nha chu. Do đó, bệnh nhân nên lên kế hoạch phòng tránh tụt lợi sau niềng càng sớm càng tốt, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đồng thời đảm bảo quy trình khép kín, đáp ứng điều kiện vô trùng vô khuẩn để tránh tình trạng lây nhiễm chéo dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho người nhạy cảm.
- Trong quá trình niềng răng, bạn nên đầu tư các thiết biết chị chăm sóc răng miệng chuyên dụng như bàn chải kẽ, máy tăm nước, bàn chải điện,… Các sản phẩm này được tích hợp chế độ làm sạch thông minh, giúp loại bỏ cặn thừa ăn thừa trong mắc cài và kẽ răng mà không làm tổn thương đến vùng nướu lợi.
- Thêm vào đó, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn nhai đúng khoa học, loại bỏ đồ ăn cứng ra khỏi thực đơn trong những ngày niềng răng. Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nuốt để hạn chế áp lực mạnh lên răng và nướu.
- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây hại cho nướu như đồ ngọt, món chua, cay,… Bởi chúng có thể kích thích phần mô lợi dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng.
- Tái khám răng đúng định kỳ theo chỉ định để bác sĩ kiểm soát lực siết răng cũng như xử lý kịp thời tình trạng tụt lợi giai đoạn đầu mới khởi phát.
Bài viết trên, chúng tôi đã phân tích chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa tình trạng niềng răng bị tụt lợi. Theo các chuyên gia, vấn đề này không gây hại đến sức khỏe con người, tuy nhiên nếu không khắc phục kịp thời sẽ tạo tiền đề cho các bệnh lý răng miệng về sau. Quan trọng nhất, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định niềng răng tại bất kỳ cơ sở nha khoa nào.
Cập nhật 7:50 AM , 28/07/2023