Trào ngược dạ dày thực quản – Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là một căn bệnh phổ biến, đi kèm triệu chứng khó chịu và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều phương pháp cải thiện cũng như chữa trị tình trạng này, tuy nhiên hãy tham khảo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo các nguyên tắc của Bộ Y tế sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày – thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là một bệnh lý khi các chất trong dạ dày như acid, pepsin và dịch mật trào lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và có thể gây biến chứng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm thực quản, loét dạ dày thực quản hay ung thư thực quản.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh lý dạ dày này, bao gồm:
- Cơ thắt thực quản dưới yếu hoặc cơ chế đóng-mở bất thường.
- Nhu động thực quản quá yếu, dẫn đến không đủ lực đẩy các chất dịch bị trào ngược trở lại dạ dày.
- Tăng tiết axit tá tràng – dạ dày, đi kèm tình trạng ứ đọng thức ăn, từ đó tăng áp lực trong dạ dày hoặc ổ bụng.
- Bất thường về túi acid.
- Nhiễm vi khuẩn H. pylori gây nên nhiều tổn thương trong dạ dày – tá tràng.
- Sử dụng các loại thuốc như Aspirin, thuốc NSAID hoặc một số loại thuốc khác có tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày – thực quản.
- Thói quen ăn uống không khoa học, uống nhiều rượu bia, nước có gas, ăn thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ; hút thuốc lá.
- Do bị stress, áp lực tâm lý lâu ngày.
- Yếu tố di truyền từ gia đình.
- Quá trình ốm nghén khi mang thai ở phụ nữ,…
Các triệu chứng của GERD có thể khác nhau tùy từng người bệnh, tuy nhiên thường bao gồm ợ nóng, ợ chua và buồn nôn. Thông thường, khoảng 80 – 90% các trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản được chẩn đoán dựa trên hai triệu chứng này.
Nếu mức độ bệnh nhẹ và xảy ra hơn 2 ngày/tuần, bệnh có thể gây khó chịu cho người bệnh với các triệu chứng khác như: Ngoài ợ nóng và ợ trớ, một số triệu chứng khác của GERD có thể bao gồm: Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực sau xương sườn, cảm giác đầy bụng hoặc đầy hơi sau khi ăn, khó tiêu, khó nuốt, đau họng, đau khi nuốt, ho, viêm họng liên tục, khó thở, ngạt khi ngủ,… Tuy nhiên, các triệu chứng này không đồng nhất và có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân.
Việc quan trọng trước khi đi vào xây dựng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và xác định nguyên nhân dẫn đến trào ngược. Quy trinh và phương pháp chẩn đoán cũng cần được thực hiện đúng quy tắc của Bộ Y tế.
Bên cạnh đố, khi lên phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản mà các bác sĩ cần tuân thủ:
- Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt nhằm hạn chế biến chứng khác trong điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ về lối sống cũng nhưc chế độ dinh dưỡng, đồng thời đến kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, điều chỉnh kịp thời phác đồ điều trị. Điều này nhằm đảm bảo hạn chế các biến chứng của bệnh cũng như sai lầm trong quá trình điều trị.
- Dùng thuốc giảm triệu chứng: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm độ axit dạ dày như các loại thuốc kháng acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc trị viêm, thuốc kích thích cơ thắt thực quản dưới, hoặc thuốc tác động lên hệ thần kinh. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng cách và liên tục trong khoảng thời gian được chỉ định bởi bác sĩ.
- Phẫu thuật phục hồi chức năng của cơ thắt thực quản dưới: Trong trường hợp thuốc không hiệu quả hoặc triệu chứng quá nặng, bệnh nhân có thể cần đến phẫu thuật thực quản. Phẫu thuật có thể là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật cổ.
Phương pháp và quy trình chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Để chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc GERD, bước đầu tiên là xác định chính xác nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của bệnh, đánh giá mức độ tổn thương. Sau đó, các xét nghiệm cần thiết có thể được bác sĩ chỉ định, bao gồm:
- Chẩn đoán lâm sàng: Đánh giá bệnh tình bằng bộ câu hỏi GerdQ.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Nội soi thực quản dạ dày tá tràng, đo pH thực quản 24 giờ, chụp thực quản dạ dày có cản quang, test Bernstein, mô bệnh học và đo áp lực thực quản,…
Việc chỉ định xét nghiệm hình ảnh thông qua nội soi phụ thuộc vào các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dai dẳng hoặc bệnh tình tăng lên dù đã được điều trị trước đó. Các triệu chứng nổi bật lúc này gồm:
- Bệnh nhân nuốt khó, nuốt đau liên tục.
- Sụt cân rõ rệt.
- Nôn dai dẳng >7 ngày.
- Có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa hoặc bị thiếu máu.
- Phát hiện u hoặc tổn thương thực quản trên các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán khác như siêu âm, chụp X quang,…
Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, việc điều trị cần được thực hiện sớm nhằm đảm bảo ổn định bệnh tình, kiếm soát triệu chứng và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Dựa trên kết quả chẩn đoán được, bác sĩ có thể bắt đầu xây dựng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho từng trường hợp bệnh nhân.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn Bộ Y tế
Bệnh trào ngược dạ dày rất khó chữa dứt điểm và có thể tái phát và kéo dài trong thời gian dài. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị được đề xuất bởi Bộ Y tế, tỷ lệ lành bệnh là khoảng 45 – 55%. Thực tế, tỷ lệ khỏi bệnh sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa bệnh nhân cùng một số yếu tố khác.
Hiện nay phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn Bộ Y tế gồm 3 hướng điều trị: Không sử dụng thuốc, kê đơn thuốc và phẫu thuật. Cụ thể:
Cải thiện triệu chứng bằng phương pháp không sử dụng thuốc
Việc hạn chế thực phẩm kích thích và có hại cho dạ dày, tránh mặc quần áo quá chật và ngủ sau khi ăn, tập thể dục,… sẽ giúp giảm áp lực ổ bụng và tăng cường sức khỏe chung cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không uống nước trong khi ăn và sau khi ăn 30 phút cũng là cách hữu ích giúp giảm triệu chứng bệnh.
Điều trị không dùng thuốc, thay vào đó thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát cũng như giảm hẳn các triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày ở bệnh nhân có mức độ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trào ngược không được cải thiện sau khi thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân cần tìm kiếm sự khám và điều trị từ bác sĩ.
Thông thường, điều trị giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không quá khó khăn và có thể đạt kết quả tốt bằng phương pháp không dùng thuốc. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn và ngăn ngừa sự tái phát không phải là điều dễ dàng.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản sử dụng thuốc
Khi các triệu chứng bệnh GERD trở nên nặng hơn hoặc không phản ứng với phương pháp điều trị không dùng thuốc ở trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị căn bệnh này hoàn toàn, và điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng cơ thắt tâm vị dạ dày. Do đó, nếu không tuân thủ đúng phương pháp điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể trở nên nặng hơn và kéo dài hơn.
Những thuốc thường được kê đơn trong phác đồ điều trị trào ngược chuẩn Bộ Y tế gồm:
Nhóm thuốc | Loại thuốc | Công dụng chính |
Thuốc trung hòa acid | Smectite | Trung hòa acid trong dạ dày, thích hợp với bệnh nhân bị trào ngược kiềm. |
Phosphalugel, Maalox | Cải thiện, giảm nhẹ các triệu chứng đau, bỏng rát thực quản – dạ dày do axit trào ngược. | |
Sucralfat | Trung hòa acid, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm lành các vết thương. | |
Thuốc điều hòa nhu động | Metoclopramide | Tăng cường chức năng nhu động thực quản. |
Domperidon | Điều hòa nhu động thực quản, đồng thời nâng cao áp lực cơ thắt thực quản dưới. | |
Thuốc giảm tiết acid dạ dày | Thuốc ức chế bơm proton | Hạn chế tiết acid dạ dày. |
Thuốc kháng Histamin |
Các loại thuốc trên chủ yếu có tác dụng điều trị triệu chứng và ngăn chặn tổn thương, hạn chế bệnh tái pháp. Từ đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nên phối hợp thêm một số phương án điều trị khác để từ từ dứt điểm căn nguyên gây bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, nếu bệnh nhân không có phản ứng tốt cũng như hiệu quả rõ rệt với 2 hướng điều trị trên, đồng thời tình trạng sức khỏe đạt đủ điều kiện, thì có thể được bác sĩ chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh lý để đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Hiện nay, 2 phương án phẫu thuật được chỉ định nhiều nhất cho bệnh nhân GERD là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật Nissen – Fundoplication.
- Phẫu thuật nội soi: Cho phép bác sĩ quan sát chi tiết và xử lý chính xác các vùng bị ảnh hưởng.
- Phẫu thuật Nissen – Fundoplication: Sẽ can thiệp đến phần thực quản trong ổ bụng, đảm bảo độ dài thích hợp và khắc phục khiếm khuyết của lỗ thực quản để giảm triệu chứng bệnh.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hạn chế bệnh tái phát. Bệnh nhân cũng nên thường xuyên kiểm tra và tái khám để theo dõi tình trạng bệnh. Đặc biệt đối với những bệnh nhân triệu chứng nặng, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cần phải tái khám sớm hơn và liên tục để đảm bảo tình trạng bệnh được kiểm soát tốt nhất.
Trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc nguyên tắc chung, cách chẩn đoán và phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bệnh nhân GERD tìm được giải pháp hiệu quả, an toàn để dứt điểm bệnh, kiếm oát triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.