Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến, bệnh mang đến rất nhiều phiền toái cho người mắc, đặc biệt là trong việc ăn uống. Nhiều người thắc mắc, liệu khi trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không, bởi sữa được biết đến là một thức uống bổ dưỡng cho người bệnh. Vậy thực hư ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Bị bệnh trào ngược dạ dày có nên uống sữa không?
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh rối loạn về đường tiêu hóa nói chung, xảy ra khi dịch vị và axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị tích cực từ sớm có thể dẫn đến viêm loét thực quản, nặng hơn là ung thư thực quản.
Do là bệnh về đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh. Theo quan điểm nhiều người, khi mắc bệnh thì nên uống sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vậy điều này có đúng? Người mắc bệnh trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không?
Câu trả lời ở đây là có. Bởi theo nghiên cứu, trong sữa có rất nhiều vitamin, khoáng chất, protein, chất béo không no,… giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ hoạt động của dạ dày, làm lành vết loét, bão hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, không phải người bệnh có thể dùng được tất cả các loại sữa, mà phải biết chọn lọc và sử dụng đúng cách, nếu không có thể dẫn đến tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng,… Những loại sữa mà người bệnh trào ngược dạ dày nên sử dụng đó là:
- Sữa tươi: Sữa tươi là loại sữa mà người bệnh nên bổ sung nhất, đặc biệt là sữa tươi không đường. Bởi trong sữa tươi có hàm lượng vitamin, protein, mỡ sữa, chất khoáng và chất khô không béo vừa đủ để trung hòa axit dạ dày, bổ sung axit lactic và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mặc dù vậy, theo khuyến cáo của chuyên gia, liều lượng phù hợp nhất cho người bệnh là dưới 400ml mỗi ngày và nên uống sữa đã tách béo, uống khi còn ấm.
- Sữa làm từ hạt: Sữa hạt có nguồn gốc từ thực vật, giàu Omega 3 và có mùi hương đặc trưng của hạt nên rất dễ uống. Sữa hạt sẽ không có nhiều dinh dưỡng được bằng sữa tươi từ động vật, tuy nhiên lại rất nhẹ bụng, an toàn với dạ dày và có lợi cho tim mạch, phù hợp cho cả những người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa hạt làm từ yến mạch, hạt sen, hạnh nhân,…
- Sữa chua: Sữa chua là thực phẩm có chứa axit lactic, giúp bổ sung lợi khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Người bệnh trào ngược nên sử dụng sữa chua ở nhiệt độ thường hoặc bảo quản trong ngăn mát, ăn sau bữa chính từ 30 – 60 phút.
Ngoài các loại sữa trên, người bệnh trào ngược dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng sữa đặc bởi nhiều chất béo, có thể gây ợ hơi, khó tiêu. Sữa đậu nành cũng là thực phẩm không nên sử dụng bởi có chứa axit oxalic, có khả năng tương tác nhanh với axit dạ dày.
Hướng dẫn chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho người bệnh trào ngược dạ dày
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số điều mà bạn cần tuân thủ:
- Nên ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa để giảm bớt áp lực lên dạ dày và ruột. Đồng thời, không nên nằm ngay sau khi vừa dùng bữa.
- Thực phẩm nên được chọn lọc kỹ càng, không sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, chua, béo, rau xanh quá nhiều chất xơ, đồ uống có cồn, trà đen, đường, hay một số loại hoa quả có độ axit cao như cam, chanh,….
- Nên bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như thịt nạc, trứng, cá, gạo, bột mì, sữa tươi không đường, bánh mì trắng, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, bắp cải, táo, lê, xoài, dưa hấu,…
- Cố gắng tập trung giảm bớt mỡ thừa ở bụng để tránh gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thắt thực quản.
- Hàng ngày nên mặc đồ rộng rãi, tránh mặc đồ ôm sát cơ thể hoặc đồ quá chật bởi có thể gây sức nén lên các cơ quan nội tạng.
- Khi nằm ngủ nên kê gối cao đầu, giúp cho phần thực quản cao hơn phần dạ dày, nhờ đó cũng khiến tình trạng trào ngược axit được giảm bớt đi phần nào.
- Duy trì một thói quen sinh hoạt điều độ, hạn chế thức đêm, tránh làm việc căng thẳng, stress trong thời gian dài, nghỉ ngơi đúng giờ, đúng giấc.
Trên đây, Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã giúp độc giả lý giải trào ngược dạ dày có nên uống sữa không. Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà còn giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Vì vậy, mỗi bệnh nhân nên nắm được những yếu tố cần thiết để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.