Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

2:02 AM , 01/08/2023

Không chỉ với người lớn mà ở trẻ nhỏ cũng có khả năng cao gặp các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của người mắc. Vậy thực chất chứng bệnh này có gây nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào đạt hiệu quả cao nhất? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để làm rõ những vấn đề nêu trên. 

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là chứng bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em được biết đến là tình trạng chức năng tiêu hóa bị rối loạn, lượng axit dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến thức ăn, chất nhầy cùng axit bị đẩy lên mô thực quản, có thể đi ra ngoài theo đường miệng. Khi bị chứng bệnh này, trẻ sẽ có các biểu hiện điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy chướng bụng, chán ăn,…

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng phổ biến
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng phổ biến

Theo các chuyên gia, trào ngược có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Riêng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sẽ được chia thành 2 nhóm chính:

  • Trào ngược bệnh lý: Với những trẻ sau 1 tuổi bị ợ hơi, ợ chua, trớ, nôn mửa, chậm tăng cân, biếng ăn, cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng, khả năng cao rơi vào tình trạng trào ngược bệnh lý. Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của con trẻ, do đó các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám để nhận lời khuyên từ bác sĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
  • Trào ngược sinh lý: Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, đi kèm các dấu hiệu như trớ sữa, nôn ói. Tuy nhiên với trào ngược sinh lý, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện còi cọc hay suy dinh dưỡng, sẽ giảm dần khi trẻ được 1 tuổi nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân

Thông thường, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu, chưa được hoàn thiện nên dạ dày thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt đối tượng trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản đóng mở chưa ổn định nên thức ăn, chất dịch nhầy và axit dịch vị rất dễ bị đẩy ngược lên thực quản, thoát ra ngoài theo đường miệng, điều này khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn và quấy khóc. Có nhiều trường hợp trẻ nhỏ từ 1 – 2 tháng tuổi có dạ dày còn nằm ngang nên thường xuyên xảy ra hiện tượng trào ngược.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Các bệnh lý về dạ dày thường liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống hàng ngày. Do những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa chưa ổn định nên nếu dung nạp những thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước uống có gas sẽ gây khó tiêu, đồng thời kích thích niêm mạc, tăng nguy cơ gây viêm loét. Ngoài ra, những thực phẩm xấu còn tăng tiết axit dịch vị, gây dư thừa axit và dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây trào ngược.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể bắt nguồn do những thói quen sinh hoạt xấu như bé ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc để bụng quá đói; vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi; hoạt động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc Tây y nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt nếu trẻ nhỏ thường xuyên uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,… sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng tiêu hóa và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Áp lực học tập: Tâm lý căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trào ngược và những vấn đề liên quan đến dạ dày. Đối với trẻ em đang ở độ tuổi đến trường, áp lực học tập, kiểm tra, thi cử sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược, ợ chua, ợ nóng,…
  • Môi trường sống không lành mạnh: Những trẻ em sống trong môi trường không lành mạnh, nguồn nước, không khí bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc cũng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và rơi vào tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Sử dụng quá nhiều thuốc Tây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh
Sử dụng quá nhiều thuốc Tây cũng chính là nguyên nhân gây bệnh

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em điển hình

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có những biểu hiện rất đặc trưng, do đó cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra và tìm cách xử lý sớm cho con, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể kể đến như sau:

  • Con trẻ thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, kèm theo đó là cảm giác đầy chướng bụng, ăn không tiêu.
  • Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, sữa, thức ăn và axit dịch vị bị đẩy lên dẫn đến tình trạng hôi miệng và hơi thở của trẻ cũng có mùi hôi khó chịu.
  • Trong quá trình ăn, uống, trẻ rất dễ có cảm giác buồn nôn hoặc bị nôn, ói, ọc sữa, thức ăn.
  • Rất nhiều bé rơi vào tình trạng đau rát họng, ho khan, ho có đờm hoặc viêm phế quản.
  • Trẻ mệt mỏi, hay nấc cụt, hơi thở khò khè, khó thở.
  • Khi cơn trào ngược xảy ra liên tục, con trẻ sẽ bị đau rát ở vùng thượng vị.
  • Lượng axit và dịch vị dư thừa khi bị đẩy lên sẽ cọ xát vào thực quản khiến bộ phận này dễ bị viêm, phù nề nên trẻ sẽ khó nuốt thức ăn, có cảm giác đau rát và trở nên biếng ăn hơn.
  • Rất nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu cảm lạnh, bị nhiễm trùng tai giữa, sâu răng hoặc có âm thanh sôi trong ngực.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là hiện tượng không hiếm gặp, thường không gây nguy hiểm cho tính mạng và có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của con. Tuy nhiên nên cẩn thận nếu trào ngược thực quản ở trẻ em do bệnh lý vì dễ gây ra những biến chứng như:

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng
  • Viêm thực quản: Lượng axit dịch vị trào ngược lên thường xuyên và quá nhiều sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc, khiến chúng bị bào mòn, trở nên viêm loét. Khi đó trẻ nhỏ có cảm giác nóng rát, khó chịu.
  • Xuất huyết thực quản: Khi niêm mạc dạ dày, thực quản bị axit bào mòn sẽ gây tổn thương mạch máu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết thực quản. Nếu không được điều trị từ sớm, về lâu dài sẽ hình thành sẹo, khiến thực quản bị thu hẹp lại, cản trở đường ăn uống và gây ra hiện tượng khó thở cho trẻ.
  • Biến chứng dạ dày: Trào ngược là bệnh lý liên quan trực tiếp đến dạ dày, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
  • Gây ra bệnh về đường hô hấp: Những trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài có khả năng cao bị ho, viêm họng hay viêm phế quản.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho con trẻ, bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa con thăm khám tại bệnh viện, phòng khám uy tín. Thông thường, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em sẽ được bác sĩ chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng, nếu thể chất của trẻ phát triển bình thường thì không cần những xét nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu hoặc có biểu hiện liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán như: Nội soi, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu và máu, theo dõi nồng độ pH,…

Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em hiệu quả nhất

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, do đó phụ huynh cần hết sức chú ý khi tìm các biện pháp điều trị bệnh cho con. Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên cho trẻ thăm khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán, xác định chính xác tình trạng bệnh và gợi ý cách chữa phù hợp nhất.

Cha mẹ cần tìm biện pháp điều trị phù hợp khi con bị ợ chua, ợ hơi
Cha mẹ cần tìm biện pháp điều trị phù hợp khi con bị ợ chua, ợ hơi

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y là biện pháp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em nhanh chóng nhất, tuy nhiên có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên trước khi cho con sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thường được chỉ định cho trẻ nhỏ bị bệnh đó là:

  • Thuốc kháng axit: Có tác dụng ức chế cơ thể tiết axit dịch vị, đồng thời đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, có thể kể đến như Mylanta, Maalox,….
  • Thuốc kháng H2: Giúp ức chế giải phóng Histamin và ngăn ngừa tiết axit quá mức, bao gồm Zantac, Pepcid, Tagamet,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ngăn ngừa tiết axit dư thừa ở dạ dày, thực quản như Zegerid, Prevacid, Aciphex,…
  • Thuốc kích thích tiêu hóa: Có tác dụng hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, đẩy lùi các triệu chứng trào ngược ở trẻ nhỏ, bao gồm men tiêu hóa, Dynamogen, Thymozinc,…

Thuốc Đông y

Sử dụng các loại thuốc Đông y để trị chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ là ưu tiên của các bậc phụ huynh do phương pháp này an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ, vừa điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh, vừa bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Một số bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày được đánh giá cao đó là:

Bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn
Bài thuốc Đông y sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn
  • Bài thuốc 1: Đây là thuốc dành cho những trẻ có hệ miễn dịch kém, bị suy nhược cơ thể dẫn đến rối loạn co bóp, axit tiết ra nhiều gây hiện tượng trào ngược. Cha mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu như rau mã, liên nhục, mã đề, bạch truật, đương quy,… Mang các vị thuốc này đi rửa sạch, sắc theo chỉ định của lương y và cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Thường dùng cho đối tượng bị trào ngược, ợ chua, ợ nóng do căng thẳng, áp lực học tập khiến tỳ vị, dịch vị kém lưu thông. Bài thuốc này gồm các vị thuốc như cam thảo, phòng sâm, trần bì, chỉ xác, bán hạ chế. Phụ huynh sắc và cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của lương y.
  • Bài thuốc 3: Bình vị Thần hiệu thang của Bệnh viện Quân Dân 102 được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Thuốc điều trị gồm 3 giai đoạn: Điều trị triệu chứng, điều trị căn nguyên và điều trị dự phòng. Bình vị Thần hiệu thang gồm nhiều vị thuốc kết hợp như hoắc hương, trần bì, sài hồ, bạch truật, ích trí nhân, ô dược, ý dĩ, hạt sen, đương quy,… không chỉ giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.

Mẹo dân gian

Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản ở thể nhẹ, mới khởi phát, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu có sẵn tại nhà, vừa cho hiệu quả tốt, vừa an toàn tuyệt đối với cơ thể của trẻ. Một số cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà để bạn tham khảo như:

  • Sử dụng nghệ: Nghệ được biết đến là nguyên liệu rất tốt cho dạ dày nhờ hoạt chất curcumin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết loét ở niêm mạc và giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Khi con có dấu hiệu của trào ngược, phụ huynh lấy bột nghệ vàng, pha cùng 1 cốc nước ấm và 1 thìa mật ong nguyên chất, cho con uống ngay hoặc dùng trước các bữa ăn hàng ngày sẽ thấy hiệu quả tích cực.
  • Dùng gừng: Tương tự như nghệ, gừng cũng được sử dụng để khắc phục các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược, ợ chua, ợ hơi, đầy chướng bụng, ăn không tiêu,… Phụ huynh lấy 1 củ gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng, sau đó thêm nước sôi để hãm như trà, pha cùng mật ong nguyên chất và cho trẻ uống ngày ngày.
  • Sử dụng dầu dừa: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu dừa chứa hàm lượng lớn axit lauric có khả năng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, đồng thời kháng viêm, hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của trào ngược gây ra. Bạn pha nửa thìa dầu dừa nguyên chất cùng nước ấm, khuấy đều và cho con trẻ uống trực tiếp hàng ngày sẽ có thể cải thiện được các triệu chứng.
Sử dụng nghệ sẽ đẩy lùi được các triệu chứng nhanh chóng
Sử dụng nghệ sẽ đẩy lùi được các triệu chứng nhanh chóng

Một số lưu ý khi bị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Để ngăn ngừa hoặc cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp cùng các biện pháp điều trị phù hợp:

  • Khi cho con bú nên đặt đầu của trẻ cao hơn mặt phẳng ngang khoảng 30 độ, không để cổ gập, đồng thời cho trẻ nằm ngang sang trái khi ngủ sẽ giảm được biểu hiện ợ hơi.
  • Cho con ăn nhiều bữa và ăn ít hơn trong từng bữa, không nên để trẻ ăn quá no hoặc nhịn đói.
  • Không cho trẻ dung nạp thức ăn chứa nhiều axit, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn hoặc nước ngọt có gas.
  • Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ rau xanh, trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc vì chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể ngăn ngừa tình trạng trào ngược.
  • Tránh để con mặc quần áo quá chật, đồng thời cha mẹ có thể massage vùng bụng từ 5 – 10 phút theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và giảm cảm giác ợ chua, ợ nóng ở trẻ.
  • Nếu sau một thời gian các triệu chứng không thuyên giảm, nên đưa con đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất. Bạn nên tìm hiểu địa chỉ khám trào ngược dạ dày uy tín và lựa chọn bệnh viện, phòng khám phù hợp,

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em mặc dù không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe. Vậy nên cha mẹ cần hết sức chú ý, hãy tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp điều trị để giúp con ổn định hệ tiêu hóa, nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng, được phát triển toàn diện nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 10:43 AM , 23/02/2024

Tin liên quan

Lá Trầu Không Chữa Trào Ngược Dạ Dày: Hiệu Quả Và Phương Pháp

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn là những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Lá trầu không là một trong...

5 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Lá Tía Tô Tại Nhà Hiệu Quả

Do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học nên tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. Thay...

Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm: Làm Sao Nhận Biết Và Hướng Điều Trị

Trào ngược dạ dày ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên do thời gian diễn ra vào ban đêm...

Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa? Chuyên Gia Giải Đáp

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến, bệnh mang đến rất nhiều phiền toái cho người mắc, đặc biệt là trong việc ăn...

Trào Ngược Dịch Mật: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý với nhiều triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm, cần được chẩn đoán cũng như điều trị sớm. Hãy tìm...

Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Do Đâu? Triệu Chứng, Lưu Ý Cần Nhớ

Trào ngược dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều người với các triệu chứng thường gặp như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn. Một số...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *