Do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học nên tỉ lệ người bị trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ. Thay vì sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên mang đến hiệu quả cao, lại đảm bảo an toàn lành tính nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Trong số đó, không thể không nhắc tới 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà được chuyên gia sức khỏe tại Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Biện Chứng Quân Dân 102 khuyến nghị.
Công dụng chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô thế nào?
Là một trong những loại rau được ăn kèm trong nhiều món ăn, lá tía tô đã được các chuyên gia sức khỏe khám phá ra công dụng điều trị chứng trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả nhờ những đặc điểm sau:
- Lá tía tô có tính ấm: Theo Đông y, lá tía tô có đặc tính ấm, mang công dụng chống viêm và thúc đẩy thời gian chữa lành các tổn thương niêm mạc vô cùng hiệu quả. Chính vì thế, lá tía tô phơi khô trở thành vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc điều trị chứng bệnh về dạ dày nói chung và điều trị trào ngược dạ dày nói riêng.
- Sở hữu lượng chất xơ dồi dào: Lượng lớn chất xơ có trong lá tía tô giúp trung hòa dịch vị và giảm tần suất cơn trào ngược đáng kể. Đặc biệt, hương thơm nhẹ đặc trưng giúp thư giãn cơ thực quản và dày. Nhờ đó, các cơn co thắt không còn xuất hiện nhiều, dạ dày được xoa xịu thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh nhất.
- Hàm lượng vitamin lớn: Lá tía tô có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng, ngăn cản các đợt tấn công của vi khuẩn, virus gây hại dạ dày một cách hiệu quả nhất.
- Chứa các hoạt chất kháng viêm: Trong thành phần lá tía tô, các chuyên gia tìm thấy nhiều hoạt chất như Quercetin, acid rosmarinic, tanin và glycosid. Không chỉ có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng mà còn hỗ trợ ức chế, làm giảm tình trạng tiết axit quá mức ở dạ dày.
Để gia tăng độ tin cậy về hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày từ lá tía tô, các chuyên gia đã tổ chức 1 cuộc khảo sát thực tế trên 50 người đang bị trào ngược. Sau khi chia đều thành 2 nhóm, nhóm 1 sẽ được bổ sung các món ăn từ tía tô vào thực đơn hằng ngày, nhóm thứ 2 sẽ không ăn tía tô.
Sau 1 tháng khảo sát, cùng một chế độ sinh hoạt và điều trị, nhóm người thứ 1 cho kết quả tích cực hơn với các chỉ số dạ dày đã gần như trở về mức bình thường, triệu chứng ợ hơi, ợ nóng đã khỏi hoàn toàn và tốc độ hồi phục ổ viêm loét dạ dày nhanh gấp 3 lần so với nhóm người còn lại. Điều này đã một lần nữa khẳng định về hiệu quả tuyệt vời mà lá tía tô mang lại cho những ai đang bị bệnh lý trào ngược dạ dày hành hạ.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được đánh giá là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện nay tại nhà và không tốn kém nhiều chi phí. Bên cạnh đó, vì có bản chất lành tính nên rau tía tô thường không gây dị ứng ở nhiều cơ địa khác nhau. Vậy nên, cho đến nay, phương pháp này vẫn nhận được đánh giá rất cao từ hội đồng chuyên môn cũng như sự tin tưởng lựa chọn từ người bệnh.
Hướng dẫn 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả
Khéo léo đưa lá tía tô vào thực đơn ăn uống hằng ngày không chỉ giúp thúc đẩy hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày mà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều công thức chế biến lá tía tô được chia sẻ trên các diễn đàn sức khỏe, tuy nhiên, dưới đây là 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả nhất được Tổ Hợp Y Tế Cổ Truyền Biện Chứng Quân Dân 102 khuyến nghị.
Ăn sống lá tía tô giảm chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng
Dùng trực tiếp lá tía tô ăn sống là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bởi vô cùng đơn giản, dễ làm lại an toàn sức khỏe. Tuy cách ăn này sẽ hơi hăng nhưng đảm bảo giữ trọn dưỡng chất mang đến hiệu quả cao.
Ăn lá tía tô thường xuyên không chỉ giúp giảm nhanh tình trạng ợ hơi, ợ nóng mà còn giúp làm ấm bụng, giải độc cơ thể khi ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn như hải sản.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô.
- 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô, ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
- Bất cứ khi nào xuất hiện triệu chứng trào ngược, bạn nhai vài lá kèm 1 ít muối hạt rồi nuốt. Ngoài ra có thể ăn kèm trong các bữa ăn chính hằng ngày như 1 loại rau sống bình thường.
Nước ép tía tô giúp cải thiện sức khỏe dạ dày
Cũng tương tự như cách ăn trực tiếp, uống nước ép tía tô cũng giúp bạn thưởng thức được hương vị gốc và giữ trọn dưỡng chất trong loại lá này.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô.
- 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch và ngâm nước muối loãng, bạn cắt nhỏ và cho vào cối giã nát hoặc ép bằng máy xay.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt và thêm 1 ít muối khuấy đều trước khi uống.
Uống trà tía tô chữa trào ngược dạ dày
Trà tía tô có vị nhạt và hương thơm dịu nhẹ hơn so với nước ép. Uống 1 cốc trà tía tô mỗi ngày giúp nhanh chóng làm lành các vết viêm loét ở dạ dày, đồng thời giúp giải độc, thanh nhiệt cho gan và thận.
Chuẩn bị:
- Lá tía tô tươi: 100g.
- Nước lọc: 2 lít.
- Nước cốt chanh: 1/4 quả.
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch cùng nước và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút.
- Đun sôi nước và cho lá tía tô vào, đợi sôi thêm 5 phút thì bạn tắt bếp.
- Đợi khi trà nguội, cho nước cốt chanh vào khuấy đều và uống.
Cháo tía tô – Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô hiệu quả
Cháo tía tô thơm ngon, bổ dưỡng, rất dễ ăn nên được nhiều người yêu thích. Cách làm món cháo tía tô cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện một số bước sau.
Chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 1 nắm.
- Lá tía tô: 100g.
- Trứng gà ta: 1 quả.
- Hành mùi.
Cách thực hiện:
- Vo gạo và nấu nhừ thành cháo. Tùy theo sở thích của mỗi người thích cháo loãng hay cháo đặc để tăng giảm lượng nước phù hợp.
- Rửa sạch lá tía tô và hành mùi, ngâm nước muối để diệt khuẩn rồi thái thành sợi nhỏ.
- Sau khi cháo chín, cho lá tía tô, hành mùi và đập thêm trứng gà vào bát cháo rồi khuấy đều.
- Nêm thêm gia vị vừa ăn rồi thưởng thức món cháo tía tô.
Kết hợp tía tô cùng các thảo dược thiên nhiên
Để gia tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày, lá tía tô sẽ được kết hợp cùng một số loại thảo dược thiên nhiên khác tạo ra bài thuốc có tác dụng tốt và vô cùng lành tính. Tuy nhiên, tùy tình trạng nặng nhẹ mà bài thuốc này sẽ được gia giảm dược liệu và liều uống khác nhau. Vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến từ thầy thuốc trước khi sử dụng.
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Đương quy (12g), trần bì (12g), bạch thược (12g), đảng sâm (12g), sinh khương (8g), xuyên khung (8g), đại phúc bì (8g), tía tô (8g), cam thảo (4g).
- Sắc lấy nước, uống đều đặn trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả trị dứt điểm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Tang bạch bì (12g), đại phúc bì (12g), phục linh (12g), sinh khương (12g), cát cánh (12g), thảo quả (4g), chích cam thảo (4g), ngũ vị tử (4g), tía tô (8g).
- Sắc lấy nước, khi uống cho thêm 1 ít muối. Uống đều đặn bài thuốc trên để điều trị trào ngược dạ dày, kích thích ngon miệng, làm ấm bụng.
Lưu ý quan trọng khi dùng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được đánh giá rất cao về hiệu quả. Tuy là dược liệu từ thiên nhiên, nhưng vì trong lá tía tô cũng chứa một số hoạt chất mạnh nên bạn cần lưu ý vấn đề sau trong quá trình sử dụng.
- Phương pháp áp dụng cho bệnh tình trạng nhẹ: Phương pháp dùng lá tía tô chỉ có thể áp dụng cho bệnh trào ngược dạ dày ở tình trạng nhẹ, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh. Vậy nên, nếu tình trạng bệnh của bạn ở mức nặng và cần điều trị dứt điểm, nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu.
- Rửa sạch tía tô: Để đảm bảo an toàn sức khỏe, trước khi sử dụng, bạn cần rửa lá tía tô thật sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng giúp rửa trôi bụi bẩn, tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại.
- Cần kiên trì sử dụng: Vì đây là dược liệu thiên nhiên nên cần nhiều thời gian để có thể phát huy tác dụng. Vậy nên, bạn cần thực sự kiên trì, tùy từng cơ địa mà bài thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 1 – 2 tháng.
- Đối tượng không nên chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô: Tía tô có tính ấm, vị cay nên không thích hợp cho những ai có cơ địa nóng, phụ nữ có thai hoặc những người bị dị ứng với thành phần của lá.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh: Để điều trị khỏi bệnh trào ngược dạ dày, bên cạnh việc bổ sung lá tía tô vào thực đơn hằng ngày, bạn cần đảm bảo thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng, tập thể thao nghiêm túc, ngủ đủ giấc và không để tình trạng căng thẳng stress kéo dài.
Bật mí về 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà hiệu quả giúp người bệnh sưu tầm thêm kiến thức mới bổ sung trên hành trình “tiễn chân” căn bệnh này. Nhưng để đảm bảo điều trị dứt điểm, hãy đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám kỹ nhất.