Trào ngược dạ dày ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên do thời gian diễn ra vào ban đêm nên khó phát hiện, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Trong bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại những kiến thức hữu ích về tình trạng này như dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tìm hiểu hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm
Thông thường, những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày vào ban đêm thường ít xuất hiện triệu chứng vào ban ngày. Nguyên nhân là do vào ban ngày khi ngồi hoặc đứng, dạ dày nằm ở phương thẳng đứng, ống thực quản nối thẳng từ miệng đến dạ dày. Chính vì vậy, lúc này acid dịch vị không thể trào ngược lên thực quản. Còn vào ban đêm, khi nằm ngủ, dạ dày đổ nghiêng sang một bên tạo điều kiện cho acid dịch vị trào ngược lên mà không cần tác động co bóp. Đồng thời vào lúc này, ống thực quản quản cũng nằm ngang nên acid dễ tràn sang ống thực quản và ứ đọng lại.
Theo thống kê, những người bị trào ngược dạ dày mãn tính sẽ dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm hơn. Cụ thể, khoảng 96% người bị trào ngược họng thanh quản và 80 – 85% người bệnh trào ngược dạ dày mãn tính mắc bệnh lý này.
Tình trạng trào ngược về đêm ít xảy ra hơn ban ngày vì vào ban ngày bao tử cần tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn, còn ban đêm khi ngủ sẽ tiết ít acid hơn. Tuy nhiên, bị trào ngược dạ dày vào ban đêm lại gây ra nhiều khó chịu và tiềm tàng biến chứng nguy hiểm hơn. Việc điều trị vào lúc này gặp khá nhiều khó khăn và khó điều trị dứt điểm bệnh. Các cách chữa thường nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược khi ngủ
Trào ngược dạ dày dạ dày là hội chứng phổ biến của người trưởng thành, với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Điều này xảy ra khi dạ dày bài tiết quá nhiều acid dịch vị dẫn đến hiện tượng dư thường, từ đó trào ngược lên thực quản.
Trong đó những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trào ngược dạ dày khi ngủ có thể kể đến là:
- Thói quen ăn khuya: Thường xuyên ăn muộn sát giờ đi ngủ hoặc ăn khuya là thói quen xấu mà nhiều người gặp phải. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm. Trong quá trình tiêu thụ thức ăn, dạ dày cần phải co bóp mạnh và bài tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến van tâm vị dạ dày chịu áp lực lớn và khiến dịch vị có xu hướng trào ngược lên trên.
- Căng thẳng thần kinh: Áp lực, stress gây căng thẳng thần kinh quá mức, từ đó kích thích trào ngược dịch vị dạ dày trong lúc ngủ. Khi hệ thần kinh bị căng thẳng càng kích thích dạ dày co bóp nhiều hơn, hoạt động co bóp mạnh là điều kiện để dịch vị đi lên thực quản và các cơ quan hô hấp phía trên.
- Tư thế ngủ: Đây là nguyên nhân đặc thù của tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm. Do khi nằm ngủ, dạ dày và thực quản thường ở vị trí ngang bằng nhau, từ đó tạo điều kiện cho acid dịch vị trào ngược lên phía thực quản, từ đó phát sinh triệu chứng khó chịu.
- Bài tiết dịch vị quá nhiều: Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm dễ gặp ở những người có dịch vị dạ dày tiết quá nhiều.
Ngoài các nguyên nhân trên, trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ còn có thể do tác động của một số yếu tố khác, phổ biến như:
- Sử dụng nhiều nước ngọt có gas, thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Ăn quá nhiều thực phẩm có vị chua, đặc biệt là các loại dưa chua.
- Hậu quả của quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
- Những người mắc các bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao của tình trạng trào ngược vào ban đêm.
Dấu hiệu cảnh báo trào ngược dạ dày ban đêm
Tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề thông thường. Bởi ợ chua cũng có thể do việc ăn no và sử dụng các loại thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi.
Một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết bệnh này gồm:
- Khi đánh răng, người bệnh cảm thấy khô miệng, đắng miệng, đau họng và buồn nôn, thậm chí là nôn khan.
- Bạn có thể cảm nhận được là dịch acid trào lên cổ gây đau rát họng, ho hoặc khó thở. Những hiện tượng này còn làm người bệnh thấy khó chịu, mất ngủ và ngủ không sâu giấc.
- Diễn ra các cơn đau, nóng, khó chịu tại vùng ngực vào ban đêm. Điều này là do lượng acid từ dạ dày chảy về thực quản đang nhiều hơn.
- Bên cạnh đó, một số người còn gặp phải tình trạng ho, đau họng, khàn tiếng, khó thở. Điều này được lý giải bởi khi nằm ngủ acid dễ bị trào ngược lên thực quản và di chuyển đến vùng hầu họng, gây khó chịu.
Bệnh trào ngược dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản là một hội chứng tiêu hóa khá phổ biến, dễ tiến triển thành mãn tính. Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát và nhanh chóng thuyên giảm nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên trong trường hợp những biểu hiện trào ngược kích hoạt vào lúc ngủ thì rất có thể bệnh đã phát triển nặng. Các nghiên cứu cho thấy bệnh trào ngược về đêm nguy hiểm hơn rất nhiều trào ngược vào ban ngày. Do tư thế ngủ có thể làm bệnh dễ phát sinh, tiến triển nặng và để lại hậu quả khôn lường.
Một số biến chứng trào ngược vào ban đêm gồm có:
- Mất ngủ, mệt mỏi vì suy nhược: Tình trạng ợ nóng, trào ngược thực quản khiến cho niêm mạc bị tổn thương, bào mòn. Kéo dài lâu ngày, niêm mạc bị kích thích sẽ làm cơn ho gia tăng. Bên cạnh đó, lượng axit dư thừa sẽ trào ngược lên thực quản, đi vào đường thở gây nghẹt thở. Cơn ho và khó thở do trào ngược dạ dày ban đêm làm người bệnh mất ngủ thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
- Gây khó thở, ho dai dẳng: Bệnh trào ngược dạ dày ban đêm là nguyên nhân hàng đầu làm người bệnh bị khó thở, thậm chí ngưng thở. Khi lượng axit trong dạ dày trở nên quá tải, tình trạng trào ngược sẽ khiến dây thanh quản bị co thắt. Đồng thời cổ họng bị kích thích sẽ làm phát sinh những cơn ho dai dẳng, khiến người bệnh khó chịu.
- Gây ngưng thở: Khi hiện tượng co thắt dây thanh quản trở nên nghiêm trọng, không kiểm soát được thì sẽ làm đường thở bị tắc nghẽn. Oxy không kịp vào phổi dẫn đến khó thở và ngưng thở trong lúc người bệnh ngủ. Biến chứng này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh trào ngược ban đêm.
- Viêm loét thực quản: Khi nằm ngủ dạ dày và thực quản nằm ở vị trí ngang bằng nhau, vì vậy axit dư thừa trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản vào ban đêm. Hệ quả của việc này là thực quản bị mất cân bằng pH trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Ung thư thực quản: Biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày ban đêm là ung thư thực quản, nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trước tình trạng này, ngay khi thấy biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị.
Hướng dẫn cách điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm hiệu quả
Bị trào ngược dạ dày vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, thậm chí cướp đi tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy tốt nhất, các bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng.
Thuốc Tây trị bệnh
Tình trạng trào ngược vào đêm sẽ được khắc phục nhanh chóng với một số loại thuốc Tây. Dựa theo thể trạng, mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn nghiêm ngặt từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng dẫn tới những tác dụng phụ nguy hiểm.
Một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày ban đêm được chỉ định phổ biến nhất:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc được dùng với mục đích trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Đồng thời hỗ trợ giảm ảnh hưởng của vi khuẩn HP với niêm mạc dạ dày.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này có khả năng kiểm soát quá trình tiết acid dịch vị dạ dày. Nhờ đó đẩy lùi hiệu quả triệu chứng trào ngược dạ dày vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài ra, sử dụng thuốc ức chế bơm proton còn giúp cải thiện tình trạng đau họng, khàn tiếng, mất tiếng, hôi miệng, ợ hơi,… do bệnh gây ra.
- Nhóm thuốc kháng histamin H2: Hoạt động tương tự như thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc kháng histamin H2 nhanh hơn, đồng thời được đánh giá độ an toàn tốt, gần như không gây ra tác dụng phụ.
- Nhóm thuốc kháng acid antacid: Sử dụng loại thuốc này chung với nhóm thuốc ức chế bơm proton để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhóm thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm loại thuốc này để giảm cơn đau trong trường hợp đau dạ dày kèm triệu chứng trào ngược.
Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc ức chế việc bài tiết dịch vị có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung thêm lợi khuẩn từ những thực phẩm lành mạnh như sữa chua, rau xanh,… đồng thời uống nhiều nước để ngăn chặn các tác dụng phụ xảy ra.
Bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày ban đêm
Phương pháp chữa bệnh trào ngược vào ban đêm bằng y học cổ truyền đang được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao. 100% bài thuốc này đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên, đảm bảo an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo để trị trào ngược dạ dày vào ban đêm là:
Bài thuốc số 1
- Chuẩn bị nguyên liệu: 16g bạch truật, 16g tía tô, 12g lá lốt, 12g đương quy, 16g ngũ sắc, 10g trần bì, 15g hoàng kỳ, 4g sinh khung, 12g đương quy, 10g chỉ xác,…
- Hướng dẫn thực hiện: Đem rửa sạch các vị thuốc phía trên, để ráo rồi cho vào ấm sắc chung với 2 lít nước. Sau khi sôi, chỉnh lửa nhỏ, chờ cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Mỗi ngày các bạn nên uống 1 thang, chia ra các phần bằng nhau uống vào sau bữa ăn.
Bài thuốc số 2
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g hắc táo nhân, 12g trần bì, 12g viễn chi, 20g phòng sâm, 10g chỉ xác, 12g cam thảo, 10g bán hạ chế,…
- Hướng dẫn thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch, rồi sắc cùng 1 lít nước. Lưu ý đun lửa nhỏ đến khi thấy cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc này thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày. Lưu ý nên uống vào sau các bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị nguyên liệu: 16 cam thảo, 16g đương quy, 16g hoài sơn, 12g đan bì, 10g trần bì, 12g bạch thược, 12g râu bắp, 20g rau má, 10g bán hạ, 10g chi tử,…
- Hướng dẫn thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc cùng 1 lít nước. Đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được, sau đó chia nước thuốc thành 2 – 3 phần bằng nhau, sử dụng vào sau bữa ăn. Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.
Mẹo dân gian tại nhà
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày về đêm bằng mẹo dân gian chủ yếu sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên với nhiều công dụng tốt và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bài thuốc này thường chỉ phù hợp với tình trạng bệnh mới khởi phát, không có khả năng thay thế thuốc đặc trị.
Hướng dẫn cách thực hiện một số phương pháp chữa bệnh tại nhà với chi phí tiết kiệm như sau:
Sử dụng nghệ
Trong nghệ rất giàu curcumin – tinh chất vàng chống oxy hóa, do đó giúp làm lành các vết loét, tổn thương nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu này để trị trào ngược vào ban đêm theo 1 trong 2 công thức trị trào ngược dạ dày bằng nghệ sau đây:
- Cách 1: Các bạn trộn nghệ với tiêu đen nguyên hạt theo tỉ lệ 1 thìa tinh bột nghệ và ¼ thìa tiêu đen. Trộn đều 2 hỗn hợp này rồi đem hãm với nước sôi như trà, lọc bỏ phần bã và uống trực tiếp.
- Cách 2: Tinh bột nghệ trộn cùng với mật ong nguyên chất, tạo thành hỗn hợp đặc, sau đó đem vo thành viên nhỏ. Bỏ quan viên thuốc trong tủ lạnh, mỗi ngày lấy ra 3 viên sử dụng vào sau bữa ăn.
Sử dụng gừng tươi
Gừng có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do chứng trào ngược dạ dày ban đêm gây ra với các biểu hiện nổi bật như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn có công dụng tiêu viêm, giảm đau từ thiên nhiên an toàn, lành tính. Hướng dẫn thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng gừng:
- Cách 1: Dùng gừng tươi băm nhuyễn rồi cho vào cốc nước sôi để hãm, chờ sau khoảng 10 phút các hoạt chất từ nguyên liệu sẽ tiết ra hết. Bạn có thể cho thêm 1 thìa đường cho dễ uống, nên dùng khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Cách 2: Các bạn dùng gừng tươi rửa sạch, thái thành các lát mỏng. Cho nguyên liệu vào lọ thủy tinh, rồi đổ ngập mật ong. Sau khoảng 4 – 5 ngày là có thể lấy ra sử dụng, mỗi lần ăn khoảng 2 lát gừng ngâm mật ong vào sau bữa ăn.
Y học cổ truyền cho biết, hoa cúc là dược liệu có tính mát, vị đắng, chính vì vậy thường được dùng trong các bài thuốc mát gan tiêu độc. Bên cạnh đó, hoa cúc còn được dùng để điều trị bệnh dạ dày tái phát nhờ chứa các chất giảm co thắt, ợ chua, điển hình như anethole. Bên cạnh đó, thành phần bisabolol còn giúp dạ dày kháng khuẩn, làm lành tổn thương nhanh chóng hơn. Hướng dẫn thực hiện:
- Hoa cúc mang phơi khô, bảo quản kín tránh gió, ẩm mốc.
- Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ đem hãm trà uống.
- Thời điểm sử dụng tốt nhất là vào trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Hạt thì là
Theo Đông y, hạt thì là có tính ẩm, mang tới công dụng cân bằng khí huyết và kích thích tiêu hóa. Đặc biệt là chất anethole có khả năng giúp thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày, từ đó giảm nhanh hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Người bệnh ăn trực tiếp 2 thìa thì là và nuốt từ từ xuống bụng, thời điểm sử dụng tốt nhất là sau ăn trưa và ăn tối. Kiên trì áp dụng cách này vài tuần để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
- Cách 2: Các bạn đun sôi 500ml nước sau đó thêm 100g hạt thì là vào nồi, chờ sôi thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Chờ khi nước thuộc nguội bớt thì uống, kiên trì áp dụng sau khoảng vài tuần sẽ thấy các triệu chứng dần thuyên giảm.
Một số biện pháp khác
Bên cạnh cách chữa theo Tây y, Đông y và mẹo dân gian từ thảo dược, người bệnh cũng có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ điều trị khác ngay tại nhà, cụ thể:
- Kê cao đầu khi ngủ: Đây là giải pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng để ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc sử dụng gối cao sẽ giúp nâng phần thực quản lên cao hơn dạ dày. Lưu ý nên cho gối phù hợp, đảm bảo từ bả vai đến đầu cao hơn khoảng 6 – 8cm.
- Nằm nghiêng người khi ngủ: Tư thế này sẽ giúp dạ dày và thực quản không nằm ở vị trí ngang nhau. Nhờ đó dịch vị và thức ăn sẽ được cố định, không thể trào ngược khi nghiêng người.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo việc điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày rất tốt. Cụ thể trước khi ngủ, bạn cần hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, nước ngọt có gas, trà đặc, cà phê,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bỏ thói quen ăn khuya hay ăn sát giờ đi ngủ.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân – béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu tạo áp lực cho dạ dày, từ đó khiến acid dịch vị trào ngược lên thực quản. Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát tình trạng này, các bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng tốt hơn.
- Thường xuyên tập thể dục: Việc luyện tập thể dục thể thao là liều thuốc hữu hiệu để cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản và dạ dày, cũng như hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Đặc biệt vận động còn giúp cải thiện chứng trào ngược vào đêm và điều hòa quá trình bài tiết dịch vị.
Kinh nghiệm phòng ngừa trào ngược dạ dày vào ban đêm
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng với việc phòng ngừa và điều trị tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm. Chính vì vậy, các bạn hãy duy trì một lối sống lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh, từ đó có khả năng chống lại mọi loại bệnh tật.
Cụ thể một số vấn đề chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thực hiện là:
- Các bạn nên đi ngủ sớm, việc thức khuya sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, tăng nguy cơ trào ngược. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn tỉnh táo hơn vào hôm sau và có một ngày làm việc hiệu quả.
- Luôn duy trì một tâm thế lạc quan, thoải mái, thư giãn bằng cách cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó thư giãn qua các hình thức luyện tập như yoga, thiền, chạy bộ,…
- Không nên ăn quá no vào các bữa, có thể chia nhỏ bữa ăn. Đồng thời chú ý sau khi ăn không nên nằm ngủ ngay, vận động quá mạnh,… làm ảnh hưởng đến dạ dày.
- Tăng cường bổ sung vào thực đơn rau xanh, trái cây tươi,… giàu chất xơ và vitamin vừa tốt cho sức khỏe, vừa hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào bởi chúng là tác nhân hàng đầu kích thích cổ họng, làm người bệnh buồn nôn, trào ngược. Các nghiên cứu đã cho thấy chúng có xu hướng tăng áp lực cho cơ vòng ở thực quản.
- Khi ngủ, các bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh những trang phục bó sát cơ thể. Việc mặc đồ bó sát có thể gây áp lực đến ổ bụng, từ đó thúc đẩy hoạt động trào ngược acid.
- Nên uống nhiều nước, mỗi người tối thiểu cần uống 2 – 3 lít nước/ngày để điều hòa dịch vị acid trong dạ dày. Đồng thời đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết về tình trạng trào ngược dạ dày ban đêm hữu ích với bạn đọc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc mà còn âm thầm hủy hoại sức khỏe chúng ta, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám và tiến hành điều trị.