Phân biệt sâu khe răng và sâu trong răng – Cách điều trị dứt điểm

12:00 PM , 02/08/2023

Sâu khe răng thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với tình trạng mảng bám, cặn thức còn sót lại trong kẽ răng. Vậy dấu hiệu phân biệt sâu kẽ răng và cách chữa như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Sâu khe răng là gì?

Sâu răng là tình trạng răng bị vi khuẩn tấn công, làm hỏng lớp men ngoài cùng, đào sâu vào cấu trúc răng khiến cho chiếc răng yếu đi.

Mỗi chiếc răng đều có cấu trúc bao gồm 3 lớp: mô tuỷ trong cùng, lớp ngà răng và ngoài cùng là men răng. Vi khuẩn sẽ tấn công từ ngoài vào trong, men răng sẽ bị tấn công đầu tiên.

Một khi răng đã bị sâu thì không thể tự lành lại được, bắt buộc phải điều trị. Càng để lâu răng càng bị tổn thương sâu vào trong tủy, khó có cơ hội chữa lành ngoại trừ biện pháp nhổ bỏ răng.

Sâu khe răng là một dạng sâu trong các kẽ giữa 2 răng áp sát với nhau. Thông thường vi khuẩn phát triển trước tiên ở mặt trên của răng nhưng với sâu kẽ răng thì vi khuẩn sẽ tấn công từ trong rãnh giữa 2 răng. Đặc biệt những người không thường xuyên vệ sinh răng miệng rất dễ bị sâu kẽ răng vì đây là vị trí thức ăn dễ mắc kẹt lại nhất, tích tụ mảng bám và vi khuẩn hình thành tấn công men răng.

Phân biệt sâu khe răng và sâu trong răng

Hầu hết chúng ta đều không phân biệt được sâu trong răng và sâu khe răng. Vì lẽ đó có nhiều người cho rằng chỉ khi nào thấy các chấm đen trên bề mặt răng mới phát hiện ra răng đã bị sâu. Thực tế, có nhiều người bị sâu trong kẽ răng trước rồi mới phát triển ra sâu mặt trên răng.
Một số điểm phân biệt sâu ở kẽ răng với sâu trong răng như sau:

  • Sâu trong răng dễ phát hiện hơn, nhìn thấy rõ rệt nhất ở bề mặt răng hàm. Thường sâu trong răng xuất hiện ở từng chiếc răng đơn lẻ.
  • Sâu khe răng dễ bị nhầm lẫn với cặn thức ăn, mảng bám thông thường. Tình trạng vi khuẩn phát triển từ trong kẽ răng sẽ làm tổn thương cùng lúc 2 chiếc răng liền nhau và dễ dàng lây lan hơn.
Sâu kẽ trong răng hàm
Sâu kẽ trong răng hàm

Nguyên nhân gây sâu ở kẽ răng

Nguyên nhân gây sâu ở kẽ răng phổ biến nhất là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên. Hiện nay vẫn còn rất nhiều người coi thường việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, không duy trì đánh răng thường xuyên 2 lần sáng – tối. Vì lẽ đó, thức ăn thừa mắc lại trong các kẽ răng, không được lấy ra hết làm chỗ cho vi khuẩn phát triển và tấn công men răng.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị sâu ở kẽ răng hơn các vị trí khác trong hàm răng:

  • Đánh răng sai cách, chỉ chải bề mặt răng theo chiều ngang cũng không thể làm sạch vi khuẩn trong các kẽ răng được.
  • Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng lâu ngày làm cho các kẽ răng thưa ra, thức ăn càng dễ kẹt lại hơn vì đầu tăm khá to và cứng.
  • Thói quen ăn đồ ngọt, đồ ăn cứng, quá lạnh, quá nóng hoặc vị chua cay gắt cũng dễ dàng làm hỏng men răng hơn so với người có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Không lấy cao răng định kỳ cũng làm tăng nguy cơ bị sâu răng

Giải pháp điều trị sâu khe răng

Khi bị sâu kẽ răng phải làm sao? Cách điều trị sâu kẽ răng tốt nhất là thăm khám bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân kẽ răng bị sâu, sâu giữa hai hàm răng. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc lựa chọn phương pháp điều trị sâu răng đúng đắn hơn.

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...

Tuỳ thuộc vào mức độ sâu kẽ răng mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị sâu răng phù hợp cho bạn. Các giai đoạn sâu khe răng bao gồm: sâu men, sâu ngà nâu, sâu ngà sâu (tổn thương tuỷ). Bạn đọc có thể tham khảo hướng điều trị sâu khe răng như sau:

Giải pháp đối với trường hợp mới tổn thương men trong kẽ răng

Ở giai đoạn đầu này, vi khuẩn mới chỉ tấn công men răng, chưa gây tổn hại tới mô cứng bên trong của răng. Lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng tích cực để làm phục hồi lớp men răng bị tổn thương. Cách phổ biến nhất là sử dụng kem đánh răng giàu flour kèm theo nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa.

Để phục hồi được lớp men răng mới bị vi khuẩn tấn công, bạn cần chăm sóc răng miệng thật cẩn thận. Bên cạnh đánh răng 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn, bạn còn phải dùng nước súc miệng sau mỗi lần ăn uống và dùng thêm chỉ nha khoa để hoàn toàn loại bỏ thức ăn giắt trong các kẽ.

Sâu khe răng nhẹ có thể điều trị được bằng biện pháp chăm sóc răng miệng chuyên sâu
Sâu khe răng nhẹ có thể điều trị được bằng biện pháp chăm sóc răng miệng chuyên sâu

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa sâu răng nổi tiếng như:

  • Chữa đau răng, sâu răng bằng lá bàng non đun với nước ấm rồi chắt lấy nước ngậm hàng ngày
  • Chữa sâu khe răng bằng cách đập dập tỏi, chắt lấy nước cốt rồi dùng tăm bông chấm nước tỏi lên các kẽ răng bị sâu
  • Chữa sâu ở kẽ răng hàm bằng cách ngậm sắc nước cây cà gai leo ngậm mỗi ngày

Lưu ý rằng các cách chữa sâu răng trong kẽ kể trên chỉ phù hợp với những trường hợp mới bị sâu răng nhẹ, tổn thương nhẹ ở men răng. Với những trường hợp bị sâu răng lâu và có biểu hiện rõ rệt thì các biện pháp này không mang lại hiệu quả.

Giải pháp điều trị sâu khe răng với trường hợp sâu nặng

Khi đã có các biểu hiện sâu khe răng rõ ràng như: đau nhức, xuất hiện lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng, hôi miệng hoặc răng bị bào mòn, vỡ thành từng mảnh nhỏ… thì cần điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu. Theo y học hiện đại thì có 3 phương pháp điều trị sâu răng chính đó là:

  • Hàn răng – trám răng: Tại các vị trí răng bị vi khuẩn tấn công, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch rồi trám lại bằng vật liệu hàn răng chuyên biệt. Biện pháp này ít mang lại hiệu quả vì khó có thể trám được hoàn toàn mặt trong kẽ răng, đặc biệt là các trường hợp sâu ở kẽ răng hàm.
  • Bọc răng sứ: Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao đối với các trường hợp bị sâu ở kẽ răng. Răng sẽ được mài nhọn, loại bỏ mô răng bị vi khuẩn ăn mòn và chụp mũ sứ bên ngoài để bảo vệ răng tốt hơn, ngăn vi khuẩn tái xâm nhập. Với trường hợp sâu kẽ răng vào tủy thì cần điều trị tủy trước khi bọc răng sứ.
  • Nhổ răng sâu, trồng răng mới: Khi sâu răng trong kẽ quá nặng, tủy răng chết hoàn toàn thì không thể điều trị được nữa, bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng bị sâu đó. Với sâu khe răng thì bắt buộc phải trồng răng mới sau khi nhổ bỏ để đảm bảo cấu trúc hàm và chức năng ăn uống.
Xem thêm: Sâu răng có mủ nguy hiểm ra sao? Hướng dẫn cách điều trị
Điều trị sâu kẽ răng bằng biện pháp bọc răng sứ
Điều trị sâu kẽ răng bằng biện pháp bọc răng sứ

Hướng dẫn phòng ngừa sâu khe răng

Chăm sóc răng miệng và khám răng định kỳ là cách tốt nhất để phòng tránh sâu khe răng. Nhưng không phải ai cũng biết cụ thể chăm sóc răng miệng như thế nào mới mang lại hiệu quả phòng ngừa sâu răng tốt nhất. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn:

Chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Đánh răng đúng cách, đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn
  • Dùng dụng cụ cạo lưỡi để hỗ trợ làm sạch vi khuẩn, mảng bám trên lưỡi
  • Không dùng tăm xỉa răng
  • Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng/lần
  • Lựa chọn kem đánh răng nhiều flour
  • Lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học hơn

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu đường, chất béo, nước ngọt có ga vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Hạn chế ăn nhiều đồ ăn quá chua, cay, quá nóng, quá lạnh dễ làm yếu men răng
  • Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như: trứng, sữa, rau cải, súp lơ…

Duy trì các thói quen tốt này sẽ giúp hàm răng của bạn chắc khoẻ hơn, đồng thời bạn cũng sẽ ngăn ngừa được nhiều vấn đề sức khoẻ khác như: tiểu đường, béo phì, đau dạ dày, viêm lợi,… Hãy chú ý hơn đến sức khỏe răng miệng của bản thân mình và đi khám nha khoa ngay khi nhận thấy những biểu hiện nghi ngờ bị sâu khe răng nhé!

Được đề xuất:

Ngày Cập nhật 12:00 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *