Cảnh báo: Sâu răng dẫn đến ung thư, bạn không nên lơ là

12:43 PM , 02/08/2023

Sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến, theo thống kê trên thế giới có tới 90% dân số đang gặp vấn đề về răng miệng. Nhưng thực tế, nhiều người vẫn không biết rằng ngoài việc gây đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng đến cuộc sống thì nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Vậy sâu răng dẫn đến ung thư như thế nào, dấu hiệu nhận biết ra sao, làm cách nào để điều trị và phòng tránh nó?

Sâu răng có dẫn đến ung thư hay không?

Một trong những nguyên nhân chính khiến sâu răng được hình thành là do vi khuẩn trong miệng kết hợp cùng vụn thức ăn thừa đọng lại trên kẽ răng, tạo thành các mảng bám, vết ố vàng. Nếu để chúng tồn tại đủ lâu trên răng sẽ khiến lớp men răng bị phá huỷ.

Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, lúc này vi khuẩn đã hình thành nhiều hơn, sâu răng có thể ăn mòn vào tới lớp tuỷ răng bên trong.

Sâu răng gây ung thư chủ yếu là do các ổ tế bào và vi khuẩn gây sâu răng, khi chúng phát triển quá mức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tấn công vào tủy mạnh mẽ hơn. Lúc này, tuỷ răng sẽ bị tổn thương sau đó dần hoại tử. Dịch tủy bị hoại tự khiến cho lợi bị nhiễm trùng, sau một thời gian sẽ biến chứng thành ung thư.

Đặc biệt, khi dịch tuỷ chảy xuống vòng họng, tích tụ lại ở đây sẽ làm tăng khả năng bị ung thư vòng họng. Điều đáng nói ở đây là tình trạng này rất khó nhận biết, các dấu hiệu cũng không thể hiện rõ ràng cho đến khi bệnh trở nặng hơn.

Sâu răng có dẫn đến ung thư hay không?
Sâu răng có dẫn đến ung thư hay không?

Dấu hiệu nhận biết sâu răng dẫn đến ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị sâu răng kéo dài chiếm tới 62% người mắc ung thư vòm họng, ung thư khoang miệng, ung thư tủy. Chính con số biết nói này đã cho thấy tác hại nghiệm trọng sâu răng gây ra cho sức khỏe người bệnh.

Do đó, bạn nên nắm chắc một số dấu hiệu khi sâu răng dẫn đến ung thư có thể dễ dàng nhận biết sau đây:

  • Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là niêm mạc miệng trở nên dày hơn, khoang miệng xuất hiện các miếng vá màu đỏ hoặc trắng
  • Răng trở nên yếu, gây khó khăn trong việc nhai, xé, nghiền thức ăn, ngoài ra còn thường xuyên gặp phải tình trạng cứng hoặc đau khớp hàm
  • Xuất hiện tình trạng đau rát lưỡi, trên lưỡi có các vết loét nhỏ, sau một thời gian không khỏi mà còn lan rộng ra. Nhiều trường hợp những vết loét này có thể không gây đau, khó chịu khi ăn mặn, khác với các vết nhiệt miệng thông thường
  • Người bệnh có khả năng gặp phải các bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, suy giảm trí nhớ, sinh non, viêm xoang hàm,…

Khi gặp các triệu chứng này, đa phần người bệnh chỉ nghĩ đơn thuần là bị sâu răng nên thường chủ quan và lơ là. Tuy nhiên trên thực tế đó lại là những dấu hiệu của các bệnh ung thư do sâu răng gây ra. Do đó khi phát hiện thấy sự bất thường bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám cụ thể để sớm có biện pháp điều trị trong các trường hợp xấu nhất.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng dẫn đến ung thư
Dấu hiệu nhận biết sâu răng dẫn đến ung thư

Cách điều trị sâu răng dẫn đến ung thư

Chúng ta không nên chủ quan để bệnh trở nặng chuyển sang giai đoạn ung thư rồi mới đi tìm cách chữa trị, bởi trên thực tế thì vẫn chưa ai tìm ra được phương thuốc chữa ung thư triệt để. Chính vì vậy, bạn nên bỏ túi một vài cách điều trị sâu răng trước khi tình trạng tồi tệ hơn.

Tái khoáng phần răng bị sâu

Tái khoáng phần răng bị sâu là cách điều trị cho những trường hợp nhẹ, mới chớm sâu. Nó có khả năng thu hẹp vùng răng sâu hoặc ngăn chặn việc vi khuẩn phát triển, lan rộng sang các vùng răng khác.

Hàn – trám phần răng bị sâu

Theo các chuyên gia, hàn – trám răng sâu là giải pháp điều trị đơn giản, có thể áp dụng trên mọi đối tượng, ít gây đau đớn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Nó được áp dụng cho những trường hợp sâu đã chuyển biến nặng, hình thành lỗ trên thân răng và mặt nhai.

Nha sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị bệnh sau đó sử dụng vật liệu nhân tạo trám bít lại phần răng bị tổn thương do sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Bọc răng sứ cho răng sâu

Trong những trường hợp răng bị sâu nặng, dẫn đến chết tủy và hoại tử tuy nhiên vẫn còn chân răng thì nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp bọc răng sứ để bảo vệ chiếc răng hư tổn một cách tối đa. Qua đó kịp thời ngăn ngừa sâu và các biến chứng của nó gây ra ung thư vòm họng và gây tổn thương cho xương hàm. Nha sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần tuỷ chết còn sót, đưa dung dịch thay thế vào bên trong rồi mới trám bít lại. 

Bằng cách này, người bệnh đã loại bỏ hoàn toàn được tác nhân hàng đầu trong việc gây ung thư của sâu răng, giúp duy trì sức khỏe răng miệng cũng như đảm bảo các hoạt động ăn uống được diễn ra bình thường.

Bọc răng sứ cho răng sâu
Bọc răng sứ cho răng sâu

Loại bỏ răng bị sâu

Trường hợp nghiêm trọng nhất là sâu răng đã gây hoại tử khiến tuỷ chết, cấu trúc răng bị vỡ mẻ nhiều, có khả năng lây lan, ảnh hưởng đến các răng xung quanh thì nhổ răng là phương án tối ưu nhất lúc này. Như vậy chúng ta sẽ ngăn ngừa được tình trạng răng sâu trở nên nghiêm trọng, gây ung thư và tổn thương xương hàm.

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...

Sau khi nhổ răng, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp phục hình răng giả, nhằm khôi phục lại chức năng nhai, nghiền thức ăn cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ.

Xem thêm: Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Cách phòng tránh sâu răng hiệu quả

Tại nhà, bạn nên có các biện pháp phòng ngừa sâu răng sớm cho mọi thành viên trong gia đình:

Tạo thói quen đánh răng sau khi ăn

Chúng ta đều biết, vệ sinh răng miệng đều đăng 2 lần/ngày khi thức dậy và trước lúc đi ngủ là vô cùng cần thiết, thế nhưng như vậy là chưa đủ. Hàng ngày chúng ta ăn và nạp vào cơ thể rất nhiều thực phần, ở nhiều thời điểm khác nhau.

Sau mỗi lần ăn lại là một cơ hội cho vi khuẩn tích tụ và phát triển nếu như bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Do đó việc đánh răng sau khi ăn cũng quan trọng không kém thói quen đánh răng sáng – tối.

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên đánh răng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để làm sạch vụn thức ăn dư thừa còn sót lại, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sâu răng, đồng thời loại bỏ mùi thức ăn khiến hơi thở có mùi, bảo vệ toàn diện cho khoang miệng.

Trong trường hợp bạn chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, vậy có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để thay thế cho việc đánh răng trong các bữa phụ.

Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để súc miệng

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh và làm sạch răng thôi là chưa đủ, chúng ta nên dùng thêm nước súc miệng và nước muối loãng để chống lại sâu răng, ngăn ngừa bệnh viêm nướu và giúp hơi thở thơm mát hơn. Trong một số trường hợp không thể đánh răng sau khi ăn thì dùng nước súc miệng cũng phần nào loại bỏ được các mảng bán do thức ăn thừa gây ra.

Tuy nhiên, súc miệng bằng nước muối loãng và nước súc miệng chỉ là các phương pháp hỗ trợ, dùng có các trường hợp bất trắc chứ không thay thế hoàn toàn được cho việc đánh răng. Chúng ta cũng không nên lạm dụng chúng quá nhiều mà nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để có được hiệu quả tốt nhất.

Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng

Dùng tăm xỉa răng là thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến vùng nướu và lợi, dễ gây sưng, chảy máu chân răng hoặc viêm nhiễm mà không thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, làm cho kẽ răng ngày càng hở rộng, khiến thức ăn dễ dàng kẹt lại hơn. Thay vào đó chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng hiệu quả và an toàn do răng miệng.

Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần lấy một đoạn chỉ nha khoa vừa đủ rồi đưa nhẹ nhàng lên xuống mỗi kẽ răng để lấy đi những vụn thức ăn còn sót lại, làm sạch và hạn chế được sự tích tụ của mảng bám, ngăn ngừa tình trạng sâu kẽ răng.

Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng
Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường, các loại bánh kẹo chứa tinh bột, mứt dẻo, trái cây sấy khô,… chính là “kẻ thù” của răng miệng, hạn chế ăn chúng không chỉ giúp ngừa sâu răng hiệu quả mà còn bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Ngoài ra, nước ngọt, nước có ga, nước trái cây cũng là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu và khiến men răng bị huỷ hoại. Do đó hãy hạn chế tối đa việc nạp vào những loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe cho răng miệng.

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Việc đi kiểm tra sức khỏe răng miệng tại các địa chỉ nha khoa uy tín định kỳ từ 3-6 tháng/lần là điều vô cùng cần thiết. Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng toàn diện, làm sạch cao răng, loại bỏ các loại mảng bám vì chắc chắn dù có đánh răng kỹ thế nào thì cao răng và mảng bám vẫn xuất hiện.

Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ còn giúp bạn nắm bắt chính xác tình trạng răng miệng của mình, sớm phát hiện ra các mầm bệnh, dấu hiệu sâu răng. Qua đó chủ động và có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng sâu răng hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Có thể thấy, sâu răng là bệnh lý khá phổ biến, sâu răng dẫn đến ung thư là hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta không biết cách bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Hy vọng rằng, với những thông tin mà bài viết mang đến có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn mỗi ngày.

Dành cho bạn:

Ngày Cập nhật 12:43 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng...

Làm sao để khắc phục tình trạng sâu răng hôi miệng?

Sâu răng hôi miệng là một trong những vấn đề nhiều người mắc phải, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự tự tin trong giao tiếp...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *