Thuốc Mekocetin: Công Dụng, Liều Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

11:32 AM , 31/03/2024

Thuốc mekocetin là một dòng thuốc kê đơn, phổ biến nhất là trong điều trị viêm họng. Bạn đọc đang tìm hiểu đã biết gì về dược phẩm này? Công dụng và liều dùng ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thuốc mekocetin là thuốc gì

Đây là dòng thuốc bán theo kê đơn, do công ty Mekocetin (Việt Nam) sản xuất.

Thành phần

  • Thành phần chính: Betamethasone 0,5 mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên: Lactose, Tinh bột sắn, Tinh bột ngô, Talc, Sodium starch glycolate, màu Blue patente, Magnesium stearate, Colloidal silicon dioxide.

Dạng bào chế: Viên nén

Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 20 viên

Betamethasone – Thành phần chính của thuốc được biết đến với khả năng ức chế viêm, giảm triệu chứng viêm nhiễm và điều trị dị ứng hiệu quả. Tá dược của thuốc được hấp thụ nhanh qua dạ dày, chuyển hóa qua gan và dễ đào thải ra ngoài cơ thể. Vì thế thuốc mekocetin được đánh giá rất cao trong danh sách thuốc kê đơn.  

Tác dụng của thuốc mekocetin 

Thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh:

  • Hen phế quản
  • Viêm họng
  • Dị ứng nghiêm trọng và sốc phản vệ
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm bì cơ
  • Rối loạn các mô liên kết
  • Rối loạn viêm da: Nổi bọng nước, viêm da mủ hoại thư, viêm da Pemphigus thông thường.
  • Viêm loét ruột kết, bệnh u hạt, thấp tim
  • Tình trạng thiếu máu tan máu tự miễn

Không dùng thuốc mekocetin cho người bệnh có những vấn đề sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm
  • Rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh thực vật
  • Tiểu đường
  • Viêm loét dạ dày, chướng bụng
  • Suy gan, thận
  • Mất ngủ
  • Đục thủy tinh thể
  • Người bị thủy đậu, hệ miễn dịch kém
  • Người có tiền sử bị bệnh lao

Những phản ứng phụ này sẽ biến mất sau khi ngưng uống thuốc hoặc giảm liều lượng. Nhưng để an toàn cho sức khỏe bản thân, người bệnh hãy trao đổi lại với bác sĩ để có phương án giải quyết phù hợp.

Cách dùng thuốc mekocetin

Cách dùng: Uống trực tiếp, tốt nhất là uống vào khoảng 8-9h sáng, sau ăn (để tránh suy tuyến thượng thận). Nếu chia 2 lần/1 ngày thì các liều cách nhau 8 tiếng để hiệu quả đạt được tốt nhất. 

Liều dùng:

Thay đổi theo từng bệnh, mức độ bệnh và đáp ứng của người mắc.

  • Liều thông thường: 1-10 viên/ngày.
  • Khi có cải thiện: Giảm dần liều và ngừng thuốc ngay khi có thể (Không dừng thuốc đột ngột)
  • Trường hợp cấp tính không dùng quá 5 ngày
  • Trường hợp mãn tính hay phụ thuộc vào thuốc: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C. 

Không sử dụng thuốc đã hết hạn. Nếu thấy vỏ ngoài bao đựng méo mó, có dấu hiệu rách, bên trong thuốc ẩm thì nên bỏ đi. Vì khi này dược tính trong thuốc có thể đã thay đổi theo môi trường, hiệu quả không đảm bảo và tính an toàn không cao.

Những tương tác khi dùng thuốc

Người bệnh lưu ý khi sử dụng kết hợp mekocetin với những loại thuốc khác:

  • Paracetamol: Thành phần của 2 thuốc có thể tăng nguy tình trạng độc gan khi dùng với Paracetamol liều cao hay dùng dài ngày.
  • Thuốc chống đông coumarin: Thuốc mekocetin làm tăng hoặc giảm hiệu quả chống đông khi dùng chung.
  • Glycosid tim: Tăng khả năng gây loạn nhịp tim hoặc độc tính của thuốc khi dùng chung.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường uống hoặc insulin: Thuốc mekocetin làm tăng nồng độ của Glucose trong máu.
  • Estrogen ngoại sinh: Có thể làm tăng tác dụng điều trị và tăng cả độc tính của mekocetin.
  • Thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu: Khi dùng chung với mekocetin có thể tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa ở mức độ nặng.

Tác dụng phụ khi sử dụng

Bản chất betamethason – Thành phần chính của thuốc mekocetin là một dạng corticoid, có tác dụng nhanh nhưng cũng nhiều phản ứng phụ như:

  • Rối loạn nước và điện giải: Gây suy tim, sung huyết, tăng huyết áp đột ngột.
  • Yếu cơ, suy giảm khối lượng cơ, nhược cơ
  • Loãng xương, gãy lún cột sống, hoại tử vô khuẩn,…
  • Viêm loét dạ dày
  • Chậm quá trình lành vết thương
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Rối loạn kinh nguyệt

Một số lưu ý khi sử dụng

Bên cạnh những tác dụng phụ kể trên và lời khuyên sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau: 

  • Nên bắt đầu từ liều lượng thấp. Nếu muốn dừng thuốc thì giảm từ từ, không ngừng đột ngột
  • Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đang có thai và nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống. Vì rủi ro do tương tác thuốc sẽ gây hại tới trẻ nhỏ.
  • Người lái xe đường dài, điều khiển máy móc cũng cần cân nhắc vì tác dụng phụ của thuốc là gây đau đầu, mờ mắt, mất ngủ,…

Thuốc mekocetin thường được kê đơn vì công dụng nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ và không nên phụ thuộc vào thuốc. bởi loại dược phẩm này mang khá nhiều rủi ro. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sớm tìm được phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay, thuốc mekocetin được bày bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc, nhà thuốc bệnh viện,... Chỉ cần có đơn thuốc kê đơn của bác sĩ, bạn có thể mua thuốc dễ dàng.

Giá bán tham khảo: 85.000VNĐ/ 1 hộp 5 vỉ x 20 viên.

Trong một số đơn thuốc, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc mekocetin để giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng rát họng. 

Các thử nghiệm cho thấy dùng mekocetin sẽ giúp giảm cường độ đau và thời gian đau sau 24h, hết đau sau 48h. 

Mặc dù đem lại hiệu quả giảm đau nhanh, mạnh nhưng việc sử dụng corticoid vẫn cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi những tác dụng phụ có thể mang lại. Chính vì vậy, chỉ sử dụng thuốc mekocetin trị viêm họng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Mekocetin thuộc nhóm thuốc Corticosteroid tổng hợp và không có thành phần kháng sinh nào trong thuốc.

Mekocetin là một thuốc thuộc nhóm corticoid. Mà các corticoid có cấu trúc và chức năng tương tự với cortisol nội sinh trong cơ thể. Do vậy, để tránh gây ra những rối loạn trong hoạt động tiết cortisol nội sinh, việc sử dụng thuốc corticoid cần tuân theo nhịp sinh học của hormon này.

Nồng độ cortisol trong máu đạt đỉnh vào khoảng 8-9h sáng. Do đó, đây là thời điểm lý tưởng để sử dụng mekocetin. Dùng thuốc vào thời điểm khác sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của nồng độ cortisol, tức là làm tăng nồng độ thuốc so với bình thường.

Ví dụ, nếu dùng thuốc vào lúc 16h, nồng độ cortisol còn ½ so với thời điểm 8h. Khi đó, hàm lượng cortisol trong máu sẽ tương đương với lúc 8h sáng. Từ đó, ức chế tuyến thượng thận tiết cortisol hay giảm chuyển hóa của hormon này. Kết quả, trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận bị rối loạn và ức chế tiếp corticoid.

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc kháng sinh trị viêm họng: Trường hợp ho, viêm họng do vi khuẩn tấn công, hoặc do virus nhưng có kèm theo bội nhiễm.
  • Thuốc giảm ho: Giảm bớt cảm giác ho, đau họng
  • Thuốc ngậm ho: Giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu mà viêm họng gây ra.
  • Thuốc xịt họng: Thuốc sử dụng để giảm bớt tình trạng viêm, đau tại họng.

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng thêm các mẹo dân gian như sử dụng chanh mật ong, súc miệng nước muối thường xuyên, uống nhiều nước ấm, ăn nhiều trái cây tăng cường sức đề kháng (cam, chanh, ổi,...), ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng,... để giảm bớt tình trạng ho đau họng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 12:05 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Thuốc kháng sinh Amoxicillin điều trị bệnh viêm họng

Thuốc amoxicillin là một trong những thuốc kháng sinh sử dụng quen thuộc trong cộng đồng người Việt, sử dụng trong điều trị nhiều nhiễm khuẩn khác nhau, trong đó...

Top Những Cách Trị Viêm Họng Hiệu Quả Được Khuyến Cáo Trong Y Khoa

Làm thế nào để trị viêm họng hiệu quả, an toàn và dứt điểm là điều rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu...

7 Cách Điều Trị Viêm Họng Tại Nhà Giải Quyết Nhanh Cơn Ho Đau Rát

Viêm họng thường kèm theo các triệu chứng như ho, đau rát vùng họng, gây khó chịu vô cùng cho người bệnh. Vậy bạn đã biết những cách điều trị...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *