Muốn nhanh chóng kết thúc những chuỗi ngày bị cơn trào ngược dạ dày “hành hạ”, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Không ít người băn khoăn trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, dưới đây là 20+ loại rau tốt nhất được khuyến khích bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu hiện nay.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích 20 loại rau
Đối với những người đang hoặc có những triệu chứng trào ngược dạ dày, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên linh hoạt bổ sung 20 loại rau dưới đây vào thực đơn mỗi ngày của mình.
Rau cải bẹ – Bảo bối điều trị trào ngược dạ dày
Sở hữu hàm lượng lớn vitamin như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K và các chất như axit nicotinic, carotene, albumin, carotene, chất xơ,… rau cải bẹ được mệnh danh là “Bảo bối” điều trị trào ngược dạ dày. Các chất này có tác dụng làm hạn chế lượng dịch vị tiết trọng dạ dày. Nhờ đó, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, đồng thời kích thích đường ruột hoạt động ổn định hơn.
Đặc biệt, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, rau cải bẹ còn được biết đến với công dụng thanh nhiệt, chống lão hoá da, hỗ trợ giảm tình trạng bệnh tiểu đường, bệnh gout, bệnh tim mạch,…
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Nếu đang trên hành trình khám phá thêm nguyên liệu bổ sung cho thực đơn ăn uống trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày, bạn chắc chắn không thể bỏ qua rau chân vịt. Loại rau này còn có tên gọi khác là cải bó xôi. Vì cùng “họ hàng” với rau cải bẹ nên thành phần rau chân vịt (cải bó xôi) cũng có chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất có tác dụng làm hạn chế lượng dịch vị tiết trong dạ dày.
Loại rau này có thể làm thành nhiều món như luộc, làm salad hoặc có thể “hô biến” thành thức uống sinh tố ngon miệng, dễ làm.
Lá mơ giúp cải thiện sức khoẻ dạ dày
Chúng ta rất dễ dàng bắt gặp lá mơ trong các đĩa rau ăn kèm cùng thịt trâu, thịt bò,… và loại rau này cũng không thể vắng mặt trong danh sách các loại rau được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho người bị trào ngược dạ dày. Y học hiện đại đã tìm ra trong thành phần của lá mơ có chứa các chất như: Vitamin C, carotene, tinh dầu và protein mang tác dụng làm sưng viêm niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị các thương tổn tại niêm mạc, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
Chính vì vậy, lá mơ luôn nằm trong danh sách đáp án trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
Rau mùi tây giúp điều trị trào ngược dạ dày
Trong mùi tây có chứa các chất bao gồm: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, canxi, kali,… Các chất này khi đi vào dạ dày giúp giảm lượng acid dư thừa, tạo “hàng rào” vững chắc giúp bảo vệ dạ dày, giảm tình trạng sưng viêm và các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng,…
Ngoài ra, mùi tây còn được chuyên gia khám phá ra các công dụng tuyệt vời khác như: Phòng ngừa thiếu máu, giảm tỉ lệ bị ung thư, tăng miễn dịch cho cơ thể.
Bắp cải xanh
Thành phần trong rau cải xanh khiến các chuyên gia dinh dưỡng phải bất ngờ bởi sự “giàu có” ở đó. Hiện rau cải xanh đang sở hữu các chất bao gồm: vitamin C, vitamin U, K, B6, thiamin, folate, sắt, canxi, magie, kali… giúp thúc đẩy thời gian làm lành các vết loét dạ dày và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây nên.
Một lưu ý mà bạn cần nhớ rõ là vitamin U trong bắp cải xanh (“con át chủ bài” trong tác động chống loét dạ dày tá tràng) khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ. Bởi vậy, cách chế biến bắp cải xanh tốt nhất là làm salad hoặc làm nước ép.
Rau thì là
Rau thì là được đánh giá cao trong hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày. Kết quả thực nghiệm cho thấy, những người bổ sung rau thì là vào bữa ăn hằng ngày có khả năng tăng tốc độ điều trị trào ngược dạ dày gấp 3 lần so với người không ăn.
Hiệu quả này có được nhờ sự tác động của các chất xơ, vitamin, đặc biệt là chất flavonoid – chống oxy hóa có khả năng giảm viêm, xoa dịu các trận co thắt trong dạ dày, giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi những đòn tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, rau thì là còn được biết đến với các công dụng như: Điều trị cảm lạnh, chữa rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm sưng đau khớp, trị viêm đường hô hấp,…
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau mồng tơi
Rau mồng tơi từng nổi danh với công dụng giảm cholesterol, thanh nhiệt, trị bỏng, tăng tốc độ làm lành vết thương. Ngày nay, một vai trò tuyệt vời khác được khám phá từ rau mồng tơi chính là hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Các khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hoá mà rau mồng tơi có thể kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn.
Rau tía tô
Thành phần dưỡng chất luôn là yếu tố chính quyết định đến công dụng của một loại thực phẩm nào đó. Và và rau tía tô cũng vậy. Nhờ sở hữu các thành phần chống oxy hóa và các chất limonen, terillaldehyd, dihydrocumin giúp loại rau này trở thành “vũ khí” chống lại triệu chứng của căn bệnh trào ngược dạ dày.
Khi ăn rau tía tô, các hoạt chất đi vào dạ dày giúp giảm tình trạng tăng tiết axit quá mức, chống viêm, hồi phục các vùng niêm mạc bị loét hoặc có dấu hiệu bị loét. Nhờ đó, triệu chứng trào ngược dạ dày được giảm đáng kể.
Rau xà lách
Để giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày, các chuyên gia dinh dưỡng sức khỏe khuyến nghị người bệnh nên thường xuyên ăn rau xà lách. Cũng tương tự các loại rau khác, rau xà lách chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và protein. Các chất này có tác dụng kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hoá.
Ăn rau xà lách thường xuyên còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khoẻ như: Giải nhiệt, phòng ngừa ung thư, giảm cân, làm đẹp da,…
Giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày nhờ súp lơ xanh
Súp lơ xanh chứa các chất có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược như: protein, riboflavin, thiamin và các vitamin A, C, K, B6, folate,… Đặc biệt, y học còn tìm thấy sulforaphane trong thành phần của bông cải xanh với tác dụng mạnh trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP (helicobacter pylori) – Đây là loại vi khuẩn chính gây bệnh trào ngược và viêm loét dạ dày.
Rau cần tây
Rau cần tây sở hữu hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào và đa dạng như: vitamin A, vitamin C, vitamin K, canxi, magie, photpho,… Các chất này có tác dụng tạo nên một lượng nhầy lên lớp niêm mạc dạ dày, giúp giảm sự tác động của axit dịch vị.
Rau cần tây còn được người dùng yêu thích bởi khả năng giảm cholesterol, giảm cân và phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, rau cần có thể biến tấu thành nhiều món ăn đa dạng: Thịt xào cần tây, canh cần tây, nước ép, sinh tố cần tây mix hoa quả,…
Củ cà rốt trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Củ cà rốt chính là giải đáp cho câu hỏi này. Phân tích thành phần dinh dưỡng cà rốt, chuyên gia khám phá ra loại củ này có chứa rất nhiều beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali cùng các hoạt chất oxy hoá tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá.
Ăn cà rốt còn hỗ trợ rất tốt cho những ai đang trong hành trình giảm cân chinh phục vóc dáng thon thả, giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe của mắt, thậm chí, ăn cà rốt đúng cách còn giảm nguy cơ ung thư xuống mức tối thiểu.
Trào ngược dạ dày nên ăn củ khoai lang
Để làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như: Ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị,… khoai lang được lựa chọn nhiều nhất. Trong khoai lang có chứa các chất như beta-carotene, vitamin B, C, canxi giúp kiểm soát tốt lượng acid tiết ra trong dạ dày.
Các món chế biến từ khoai lang cũng rất đơn giản, dễ làm lại siêu ngon miệng bao gồm: Khoai lang hấp, khoai lang luộc, chè khoai dẻo,…
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Câu trả lời là củ khoai tây
Cũng thuộc họ hàng nhà khoai, củ khoai tây cũng sở hữu những hoạt chất có lợi như: Vitamin A, vitamin B, vitamin C, canxi, photpho, kali, sắt, chất xơ và protein giúp hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày, Nhờ đó giảm hiệu quả triệu chứng trào ngược.
Ngoài ra, các hoạt chất trong củ khoai tây giúp kháng khuẩn, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày.
Đậu rồng – “tiễn chân” triệu chứng ợ chua, ợ nóng
Ăn đậu rồng thường xuyên giúp tiễn chân các triệu chứng ợ chua, ợ nóng trong dạ dày. Công dụng này có được nhờ trong đậu rồng chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ cải thiện hoạt động co bóp của dạ dày diễn ra trơn tru, ổn định hơn. Đồng thời, lượng vitamin A lớn giúp các vết loét trong dạ dày có khả năng hồi phục nhanh chóng.
Bởi vậy, trong danh sách các loại rau tốt cho người bị trào ngược dạ dày không bao giờ vắng mặt đậu rồng.
Hoa chuối
Nhắc đến các loại rau tốt cho người đang bị trào ngược dạ dày, chắc chắn không thể bỏ qua hoa chuối – Loại rau giàu chất xơ có tác dụng loại bỏ độc tố trong hệ tiêu hoá ra ngoài. Ăn hoa chuối sẽ giúp “xóa sổ” các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng nhất.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau diếp cá
Trong rau diếp cá có chứa một lượng lớn khoáng chất Mangan và nhóm các loại vitamin (A, B, C, K). Đây đều là các chất có tác dụng tham gia điều tiết sản xuất acid dạ dày. Ngoài ra, chất xơ trong loại rau này cũng mang đến khả năng thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Rau muống
Rau muống có khả năng làm mát và giải độc cơ thể, giúp dịu đi các cơn ợ chua, đau rát thượng vị do chứng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ trong rau muống cũng mang đến các tác dụng khác như: Phòng ngừa táo bón, cải thiện chứng khó tiêu, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu những ai vừa phẫu thuật hoặc đang điều trị các vết thương hở trên da không nên ăn rau muống. Bởi trong loại rau này có các chất thúc đẩy sản sinh tế bào mới nên dễ gây ra sẹo lồi kém thẩm mỹ.
Rau ngót – Giải đáp cho vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn rau gì
Rau ngót thường được đưa vào thực đơn ăn uống cho những ai đang trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Bởi trong rau có chứa Papaverin – chất giảm đau, làm dịu các cơn trào ngược hiệu quả. Chưa hết, lượng chất xơ lớn trong rau ngót cũng thúc đẩy hoạt động tiêu hoá diễn ra ổn định, hỗ trợ loại bỏ các độc tố ra ngoài, mang đến một cơ thể “trong lành” nhất.
Trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau su su
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi đối tượng nên ăn rau su su thường xuyên. Không chỉ giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, rau su su còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ như: Ngăn chặn bệnh ung thư hình thành và phát triển, tốt cho tiêu hoá, trí nhớ tốt hơn, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cơ xương khớp,….
Lưu ý khi ăn rau trong quá trình điều trị bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh chia sẻ về trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị, phục hồi sức khoẻ dạ dày.
- Lựa chọn rau sạch: Hiện nay, không ít đơn vị ham lợi nhuận mà bất chấp buôn bán những loại rau kém chất lượng, rau bị phun nhiều thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vậy nên, bạn cần tìm mua rau tại những nơi uy tín, có đầy đủ giấy chứng nhận rau sạch rõ ràng.
- Không nên bỏ nước luộc rau: Không ít người nghĩ rằng chỉ có phần rau mới chứa nhiều chất nên đã bỏ phần nước luộc nhưng suy nghĩ này không đúng. Nước rau là phần chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ. Vậy nên, tuyệt đối đừng bỏ nước rau luộc.
- Không ăn rau thối, úng: Rau có hiện tượng úa, thối, úng cần bỏ đi ngay. Khi rau đến giai đoạn này, thành phần các chất bên trong không còn đảm bảo, thậm chí sản sinh chất không tốt cho sức khỏe.
- Không nên ăn nhiều rau sống: Rau sống có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, khi đưa vào cơ thể sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro tấn công sức khoẻ. Tốt nhất nên chế biến rau theo các phương pháp cơ bản như: Luộc, nấu, xào,…
- Rửa kỹ và ngâm nước muối khi ăn rau: Để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn, vi trùng và bụi bẩn, trước khi đưa rau vào chế biến nên rửa kỹ và ngâm nước muối khoảng 5 – 10 phút.
- Hạn chế ăn những loại rau có tính axit cao: Người bị trào ngược dạ dày cần tránh xa các loại rau có tính axit cao như: Cà chua, bạc hà,… Khi ăn các loại rau này, lượng axit trong dạ dày tăng cao khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế ăn rau xào: Rau xào chứa nhiều dầu mỡ dễ khiến người ăn bị khó tiêu, chướng bụng, khiến tốc độ điều trị trào ngược dạ dày bị chậm lại. Nên ưu tiên phương pháp luộc, hấp hoặc làm salad khi biến tấu các món ăn từ rau xanh.
- Hạn chế ăn các loại rau muối chua: Các loại rau muối chua như măng, ớt, dưa chua, kim chi tuy ngon nhưng lại cực kỳ không tốt cho dạ dày đang bị tổn thương. Vì thế bạn cần tránh xa các loại thực phẩm này khi đang điều trị trào ngược dạ dày.
Những giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì giúp bạn bỏ túi những kiến thức bổ ích cho chặng đường cải thiện sức khỏe của bản thân. Cùng biến tấu ngay 20+ loại rau trên và đưa vào thực đơn của mình ngay hôm nay để thấy được hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Cập nhật 10:41 AM , 23/02/2024