Trẻ 9 Tháng Chưa Mọc Răng Có Sao Không? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

10:48 AM , 02/08/2023

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Việc trẻ chậm mọc răng sẽ ảnh hưởng như thế nào, bố mẹ cần làm gì? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm giải đáp các thắc mắc trên để bố mẹ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. 

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Các ảnh hưởng cụ thể? 

Thông thường, độ tuổi bắt đầu mọc răng của trẻ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ chỉ bị chậm mọc răng trong vòng khoảng một vài tháng. Hiện tượng này được cho là bình thường nhưng nếu trẻ không được chăm sóc răng miệng đúng cách thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

  • Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Nếu răng sữa mọc chậm có thể khiến cho răng vĩnh viễn bị chèn ép và mọc không đúng vị trí, gây ảnh hưởng xấu đến hàm răng trẻ trong tương lai. Một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể xảy ra là răng vĩnh viễn và răng sữa cùng tồn tại một lúc. 
  • Sâu răng, viêm nướu: Nếu quá trình mọc răng ở trẻ bị chậm trễ quá lâu sẽ làm cho phần nướu xung quanh dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng như viêm nướu, sâu răng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của trẻ. Thêm vào đó, dù răng sữa chưa mọc khỏi lợi nhưng vẫn có khả năng bị sâu. 
  • Ảnh hưởng đến giai đoạn ăn dặm: Răng mọc chậm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trẻ tập nhai và làm quen với thức ăn. Đặc biệt là với thức ăn dạng khô gây khó khăn khi nhai.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Mặc dù ở độ tuổi này, lượng thức ăn các bé ăn vào không nhiều, việc mọc răng muộn không ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn dưỡng chất đi vào cơ thể. Tuy vậy, mẹ vẫn cần lựa chọn loại thức ăn phù hợp và tập cho bé thói quen nhai kỹ trước khi nuốt tránh gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, giúp dạ dày của bé làm quen dần và hoạt động hiệu quả hơn. 
  • Ảnh hưởng đến cơ xương hàm: Răng mọc chậm sẽ kéo theo quá trình ăn dặm muộn hơn. Trong khi đó, hoạt động ăn nhai cũng giúp cho cơ mặt và xương hàm phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, răng trẻ mọc chậm cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, khiến cho gương mặt bé không được hài hòa cân đối. 
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng là một hiện tượng thường gặp
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng là một hiện tượng khá phổ biến

Trong trường hợp trẻ 9 tháng tuổi chưa mọc răng mà thể chất và tinh thần vẫn phát triển bình thường thì nguyên nhân có thể đến từ yếu tố sinh lý, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu răng con mọc chậm, kèm theo một số tình trạng như còi cọc, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao thì đây có thể là một dấu hiệu của bệnh còi xương. Bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Điều quan trọng nhất là cần phải xác định được nguyên nhân trẻ chậm mọc răng có các biện pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc trẻ phù hợp. Bên cạnh đó, nếu như mọc răng chậm là đặc điểm mang tính di truyền trong gia đình thì trẻ 9 tháng chưa mọc răng là điều cũng dễ hiểu.

Xem thêm: Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không và nên làm gì?

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng mẹ nên làm thế nào?  

Như đã phân tích ở trên, nếu bé 9 tháng vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nếu muốn thúc đẩy quá trình mọc răng của con bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để thúc đẩy quá trình mọc răng, canxi là một trong những khoáng chất cần được ưu tiên bổ sung hàng đầu. Hằng ngày, bé cũng đã được hấp thụ một lượng canxi thông qua sữa mẹ, mẹ cũng cần lưu ý cho con bú đủ 500 – 800ml sữa mỗi ngày.

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng, mẹ cần chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng, mẹ cần chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần  chuẩn bị cho bé một chế độ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa chua, phô mai. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng chất lượng sữa cho con bú. 

Khi con đã đủ tháng, mẹ nên cho con làm quen dần dần với việc ăn dặm. Động tác nhai sẽ kích thích vùng nướu và giúp răng mọc lên nhanh hơn. Tuy vậy, cần lưu ý, trước khi bé được 1 tuổi thì các thực phẩm ăn dặm chỉ nên đóng vai trò là bữa phụ trong ngày. Nguồn dinh dưỡng chính vẫn đến từ sữa mẹ, tuyệt đối không nên cắt sữa đột ngột mà hay để bé thích nghi với việc ăn dặm từ từ và tự bỏ sữa tự nhiên.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng rất cần được chú trọng, đặc biệt là với trẻ 9 tháng chưa mọc răng. 

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên: Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10 – 20 phút thường xuyên trước 9 giờ sáng. Ánh nắng mặt trời ở thời điểm này kích thích cơ thể sản sinh ra vitamin D, một loại vitamin cần thiết cho việc chuyển hóa canxi. Có thể bổ sung vitamin D ở dạng thuốc nhưng cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ. 
  • Cho bé ngủ đủ giấc: Giấc ngủ của trẻ là vô cùng quan trọng, bố mẹ cần chú ý để bé ngủ đủ giấc. Đồng thời khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động phù hợp để kích thích cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, cần xây dựng cho trẻ thời gian biểu cho việc ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ. 
  • Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách: Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, tránh tình trạng răng chưa kịp mọc đã bị sâu, ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống sau này. Bố mẹ có thể sử dụng khăn gạc sạch thấm nước ấm để lau nướu cho con một cách nhẹ nhàng. 
  • Massage nướu cho trẻ: Việc massage nướu cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kích thích răng mọc. Mẹ chỉ cần rửa sạch ngón tay và massage nhẹ nhàng vùng nướu cho bé. 
Xem thêm: Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?
Bố mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên
Bố mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên

Cho bé thăm khám nha khoa

Trong trường hợp trẻ chậm mọc răng kèm theo các biểu hiện khác như chậm phát triển chiều cao, cân nặng, biếng ăn hay quấy khóc, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để làm rõ nguyên nhân. Rất có thể, răng mọc chậm là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm khác. 

Trên đây là những thông tin về giải đáp cho câu hỏi trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không, ba mẹ nên làm như thế nào? Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này. 

Cập nhật 10:48 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Sún răng: Nguyên nhân, nhận biết, cách chữa trị và phòng ngừa

Sún răng ở trẻ là tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 1 đến 3. Do vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số...

Viêm Tủy Răng: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Biện Pháp Xử Lý

Viêm tủy răng không chỉ gây ra những triệu chứng đau nhức, khó chịu mà chúng còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe....

Bị Viêm Tủy Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì – Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Người bị viêm tủy răng nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp...

Máy Scan Itero 5D Là Gì? Khám Phá Công Dụng Và Cấu Tạo

Máy Scan Itero 5D Là Gì? Khám Phá Công Dụng Và Cấu Tạo

Máy Scan Itero 5D là dòng máy cao cấp chuyên sử dụng trong dịch vụ niềng răng. Ngoài công dụng lấy dấu hàm với độ chính xác cao nhất, máy...

Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Bảng Giá & Địa Chỉ Niềng Tốt Nhất

Niềng răng là phương pháp cải thiện các vấn đề liên quan đến sự sai lệch của răng trên cung hàm. Đây là cách không cần sử dụng đến phẫu...

Niềng Răng Invisalign Tốt Không? Quy Trình, Chi Phí Bao Nhiêu?

Trong số những phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất hiện nay thì niềng răng vô hình Invisalign được đánh giá là bước đột phá trong công nghệ thẩm mỹ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *