Trẻ bị viêm họng là điều khiến cha mẹ đau đầu không biết xử trí thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ tất cả những thông tin cần thiết khi con đang ốm mệt vì viêm họng.
Trẻ bị viêm họng là bệnh gì?
Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 15 tuổi, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn toàn, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài.
Khi bị tác nhân xấu xâm nhập (virus, vi khuẩn, dị vật, hóa chất có hại,…) vào vùng họng, sẽ gây sưng đau, rát họng, đỏ,… ở vùng cổ khiến trẻ thấy đau, hít thở buốt và khó nuốt khi ăn uống.
Theo nhiều báo cáo y khoa, trẻ dưới 3 tuổi sẽ thường bị viêm họng 4-6 lần/1 năm. Trẻ đi mẫu giáo là 6-10 lần/1 năm. Mức độ bệnh thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau khoảng 10 ngày không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu cha mẹ để dai dẳng không có những biện pháp điều trị đúng, không tăng sức đề kháng, thì tình trạng viêm họng của con sẽ trở nặng hơn và khó có thể khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Dưới đây là những nguyên nhân viêm họng chủ yếu
- Sự tấn công của virus, vi khuẩn (Phổ biến nhất là khuẩn Rhinovirus, Adenovirus): Có trong không khí và truyền nhiễm từ vật dụng hàng ngày.
- Viêm họng kích thích: Do vùng họng bị khô rát, ho sặc khiến niêm mạc họng bị tổn thương và kích thích.
- Nuốt phải hóa chất có hại cho họng
- Bệnh lý khác: Viêm tai giữa áp xe, áp xe nướu răng,….
- Môi trường sống: Lây nhiễm chéo từ bạn học chung lớp, nhà nuôi động vật, không khí ẩm ướt, lạnh, thay đổi thất thường,…
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm họng cha mẹ cần chú ý
Nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ tuyệt đối đừng chủ quan (Triệu chứng rõ từ 1 – 3 ngày)
- Đau họng, sưng đỏ, ngứa rát có đờm
- Ho càng ngày càng nặng (theo dõi từ ngày thứ 2 – 3), nhất là thời gian buổi đêm và gần sáng. Thời gian đầu là ho khan sau đó ho kéo dài khó dứt.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi loãng và trong. Sau dần chuyển đục, vàng xanh, đặc quánh và có mùi tanh nhẹ.
- Sốt cao kéo dài 5 – 7 ngày, đột ngột sốt
- Nổi hạch ở cổ, 2 bên hàm
- Mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, đau đầu, tay chân buồn bực
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc khi trẻ bị viêm họng
Nếu trẻ bị viêm họng, cha mẹ cần đưa con đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị đúng
Theo dõi tại nhà
Khi trẻ có một vài triệu chứng, cha mẹ nên để con nghỉ học ở nhà theo dõi thêm và tránh lây lan cho những bạn khác. Những điều cần chú ý khi trẻ ở nhà là: tiểu tiện, đại điện, ăn uống, trạng thái vui chơi,…
Khi ở nhà, cố gắng hết sức cho trẻ ăn những món ấm họng, tốt cho sức đề kháng, môi trường cần sạch sẽ, thông thoáng nhưng không để gió lạnh lùa vào.
Can thiệp y tế
Nếu con bị viêm họng dưới 3 tháng tuổi bị ho kèm sốt, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến những cơ sở y tế uy tín để xử lý.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, thuốc ho để giải quyết nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần trao đổi kỹ hơn về đơn thuốc, thời gian sử dụng, cố gắng hạn chế kháng sinh ít nhất có thể.
Một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn như:
- Penicillin V: Kháng sinh uống, thường được chỉ định cho hầu hết viêm họng.
- Amoxicillin: Là loại kháng sinh uống, có thể dùng trong lúc ăn.
- Penicillin G benzathin A: Thuốc kháng sinh tiêm bắp. Không sử dụng quá 10 ngày.
- Erythromycin ethyl succinat: Là một loại kháng sinh uống phù hợp cho những người bị dị ứng với penicillin.
Lời khuyên: Nếu trước đó con đã từng dùng thuốc chữa viêm họng, lần này tái phát lại thì không nên uống tiếp loại thuốc cũ. Bởi có thể không đúng với mức độ bệnh, trẻ đã nhờn thuốc dẫn đến kém hiệu quả. Cha mẹ cũng không nên phụ thuộc vào thuốc tây bởi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của con, tác dụng phụ không mong muốn.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc đặc trị, trẻ bị viêm họng có thể giảm nhẹ bệnh nếu cha mẹ làm những điều sau:
- Uống nhiều nước ấm: Nước ấm giúp cổ họng con được ấm, dịu cơn ho đau. Có thể pha mật ong kèm thêm chút chanh (không áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi), nước ép trái cây, ăn hoa quả để bổ sung vitamin,… Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là cách tốt nhất.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Sử dụng thuốc xịt họng, kẹo ngậm giảm ho
- Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm
Biện pháp phòng tránh trẻ bị viêm họng
Cha mẹ có cần thực hiện những biện pháp dưới đây để con hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không cho tay lên miệng. Giáo dục ngay từ nhỏ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi động vào vật dụng bẩn.
- Hẹn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh viêm họng, các bệnh về hô hấp khác.
- Vệ sinh nhà cửa luôn thoáng mát, tránh gió lùa. Định kỳ vệ sinh đồ chơi khoảng 1 tháng/1 lần
- Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, bàn chải,… với người khác
- Che miệng khi hắt hơi, ho,..
- Tiêm phòng đầy đủ những mũi vắc-xin khuyến cáo của Bộ y tế
- Vệ sinh mũi – họng bằng nước muối sinh lý
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, vitamin thiết yếu
- Giữ ấm cơ thể mỗi khi thay đổi thời tiết. Đặc biệt lưu ý cùng cổ, ngực, lòng bàn chân.
Lưu ý: Tại sao trẻ bị viêm họng tái phát nhiều lần?
Nhiều cha mẹ sau khi chữa viêm họng cho con một thời gian, sau đó không lâu trẻ bị tái lại. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Điều trị chưa dứt điểm
Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ đang bị viêm cấp chuyển nặng thành mãn tính – Không chữa dứt điểm. Cha mẹ cần đưa con đến những cơ sở y tế khám và điều trị đúng.
Sau khi ngừng thuốc ít nhất 2 ngày, cần đưa con đi khám lại để đảm bảo tình trạng bệnh đã hoàn toàn biến mất,
Yếu tố dị ứng
Trong thời điểm giao mùa, môi trường thay đổi, ô nhiễm, sống gần các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân khiến viêm họng tái phát nhiều lần không khỏi.
Quá nhiều chủng gây bệnh
Có đến hơn 200 chủng virus gây bệnh. Thời gian này có thể trẻ mắc chủng A, sau khi điều trị sức đề kháng vẫn còn yếu, tiếp tục bị chủng B xâm nhập, dẫn đến bệnh dai dẳng.
Cách tốt nhất là cha mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc-xin ngăn ngừa bệnh và làm tốt những chỉ dẫn của bác sĩ.
Lây nhiễm
Có thể trước đấy đã khỏi bệnh, nhưng môi trường xung quanh bé như người thân, lớp học vẫn có người bị viêm họng, thì vẫn có nguy cơ tái mắc viêm họng.
Nhất là những gia đình đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh, khiến virus vẫn quanh quẩn trong nhà.
Câu hỏi thường gặp
Bởi nguyên nhân chính gây viêm họng là do vi khuẩn, virus trú ngụ trong đờm, nước bọt, dịch mũi... có thể phát tán qua không khí. Nếu trẻ tiếp xúc với các tác nhân này của người bệnh sẽ dễ bị lây nhiễm.
Vốn hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu nên nguy cơ bị nhiễm bệnh thường cao hơn người lớn.
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng các triệu chứng viêm họng cấp không đáng lo ngại, sẽ tự hết. Tuy nhiên từ giai đoạn cấp nếu không chữa đúng cách có thể dẫn đến mãn tính. Trường hợp bị viêm cấp do virus có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm màng não
Trường hợp viêm họng cấp do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A có thể dẫn đến viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp…
Tình trạng viêm họng ở trẻ thường tái đi tái lại nhiều lần/năm do các yếu tố:
- Chưa điều trị dứt điểm các đợt viêm họng cấp
- Cơ địa dị ứng dễ kích ứng, dị ứng với các tác nhân gây bệnh như thời tiết, môi trường sống ô nhiễm...
- Sức đề kháng trẻ yếu dễ bị các chủng virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
- Lây nhiễm từ người nhà, trên lớp
Khi bị viêm họng trẻ thường đau họng, khó nuốt, chán ăn do đó cha mẹ cần đa dạng các loại thực phẩm
- Đồ lỏng, mềm, dễ nuốt: Cháo gà, súp gà, cháo bí đỏ, các loại thực phẩm xay nhuyễn, sinh tố...
- Thực phẩm giàu omega-3: Bổ sung các loại cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, hạt lanh... bởi tác dụng giảm sưng tấy, viêm nhiễm
- Tăng nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như bưởi, cam, chuối, súp lơ, dâu tây...
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm, nước dừa, trà thảo dược, nước ép rau củ...
Trên đây là những thông tin cơ bản khi trẻ bị viêm họng cha mẹ cần nắm rõ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể khiến con đối mặt với nhiều bệnh về Tai – Mũi – Họng khác. Vì thế, cha mẹ hãy trang bị đẩy đủ kiến thức và chăm sóc đúng cách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM