Những cách chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất

1:45 PM , 26/03/2024

Viêm họng hạt là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Nhưng cách chữa viêm họng hạt như thế nào, làm gì để ngăn bệnh tái phát thì không phải ai cũng biết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được những cách chữa viêm họng hạt đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

Viêm họng hạt có chữa được không?

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm, mô lympho thành sau họng sưng và tạo thành các hạt màu hồng, đỏ. Bệnh xuất hiện khiến người mắc đau, ngứa họng, khó nuốt, ho, sốt, mệt mỏi.

Vậy viêm họng hạt có chữa được không? Câu trả lời tùy thuộc vào thể bệnh:

  • Viêm họng hạt cấp tính: bệnh nhẹ, có thể dễ dàng điều trị khỏi. Nhưng người mắc thường chủ quan, bỏ qua các triệu chứng, tự điều trị.

  • Viêm họng hạt mạn tính: Thời gian bị bệnh kéo dài trên 3 tuần, khó điều trị, dễ tái phát. Chủ yếu xuất hiện do viêm họng hạt cấp tính không được điều trị đúng cách.

Các biện pháp chữa viêm họng hạt

Hiện nay, có nhiều biện pháp chữa viêm họng hạt khác nhau. Trong đó, những biện pháp sau thường được áp dụng:

Điều trị nguyên nhân gây viêm họng hạt

Khi viêm họng hạt là biến chứng của những bệnh khác, bác sĩ sẽ ưu tiên giải quyết các bệnh lý đó trước.

  • Điều trị viêm mũi xoang, ngăn chảy dịch xuống họng.

  • Điều trị bệnh dạ dày thực quản, ngăn acid trào lên họng, giúp niêm mạc họng phục hồi.

  • Cắt amidan, VA sưng viêm,… để tránh nhiễm khuẩn khu trú lan rộng.

Điều trị bằng thuốc tây

Thuốc tây là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ trong điều trị viêm họng hạt. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như:

Thuốc kháng sinh

  • Các thuốc thường dùng: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Clarithromycin,…

  • Tác dụng: Tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của nấm, vi khuẩn

  • Tác dụng phụ thường gặp: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,…

  • Lưu ý: Thuốc kháng sinh được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, chính vì vậy, không tự ý mua thuốc về sử dụng. Một đợt điều trị kháng sinh cho viêm họng hạt thường kéo dài 7-10 ngày, người bệnh cần dùng đủ thời gian để tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Thuốc giảm ho, loãng đờm.

  • Thuốc giảm ho thường dùng: Codein, Dextromethorphan, Pholcodine,…  Có tác dụng giảm co thắt dây thanh quản nhờ ức chế tế bào thần kinh cảm giác, thụ thể gây ho,…

  • Thuốc long đờm thường dùng: Bromhexin. Có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi và họng, giúp chúng dễ dàng bị tống ra ngoài.

Lưu ý: Trường hợp viêm họng hạt có triệu chứng ho có đờm, không nên sử dụng thuốc giảm ho, vì sẽ ức chế phản xạ ho để tống đờm ra ngoài.

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm

  • Một số thuốc thường sử dụng: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Aspirin,…

  • Tác dụng: Giảm bớt đau nhức ở vùng hầu họng, hạ sốt nếu có. Ngoài ra các thuốc còn ức chế hoạt động của chất trung gian gây viêm họng, giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở họng.

  • Tác dụng phụ: Có nguy cơ gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận.

Thuốc kháng viêm Steroid – Corticoid

  • Một số thuốc thường dùng: Prednisone, Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,…

  • Tác dụng: Giảm hoạt động của bạch cầu, tiêu viêm, giảm các triệu chứng sưng, đau, rát cổ họng,… Thuốc thường dùng trong trường hợp viêm nặng, thời gian ngắn (tối đa 2 tuần).

  • Tác dụng phụ: Loãng xương, suy giảm miễn dịch, hội chứng Cushing,…

Thuốc chống dị ứng

  • Một số thuốc thường dùng: Claritin, Alimemazin, Promethazine, Diphenhydramine,… 

  • Tác dụng: Ức chế histamin, giảm tình trạng niêm mạc họng bị kích ứng (gây ho, tăng tiết dịch,…) khi mắc bệnh.

  • Tác dụng phụ: Có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt người điều khiển máy móc, tài xết 

Lưu ý:

  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ

  • Không tự ý ngưng dùng thuốc hay thay đổi liều lượng trong quá trình sử dụng.

  • Nên uống thuốc với nước lọc để tránh những phản ứng làm giảm hoạt tính của thuốc.

  • Nếu phát hiện triệu chứng bất thường khi sử dụng, liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị để được tư vấn trực tiếp.

Chữa viêm họng hạt bằng thảo dược

Một số thảo dược quen thuộc có tác dụng khá tốt trong điều trị viêm họng hạt mà bạn có thể áp dụng như:

Lá hẹ

Có tác dụng hỗ trợ giải độc, lưu thông khí huyết, tiêu đờm, trị ho do viêm họng hạt hiệu quả. 

Chuẩn bị 50g đường phèn và 300g hẹ. Để sử dụng, giã nhuyễn lá hẹ đã cắt khúc nhỏ với đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy từ 15-20 phút. Dùng cả phần nước và cái mỗi ngày, duy trì khoảng 5-6 ngày để thấy hiệu quả.

Lá trầu không

Trầu không có vị cay tính ấm, có tác dụng tán hàn, hành khí, khu phong và hóa đờm. Đây cũng là một loại kháng sinh thực vật thường được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp.

Chuẩn bị 3-4 lá trầu không đã làm sạch, cho vào 500ml nước sôi, đun sôi khoảng 3 phút rồi để nguội, thêm muối và dùng làm nước súc họng hàng ngày.

Mật ong chanh đào

Mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường đề kháng. Trong khi đó, chanh đào giàu vitamin C, làm dịu cơn ho và giảm đau rát cổ họng. Do vậy mà mật ong chanh đào là bài thuốc chữa viêm họng hạt khá hiệu quả.

Cắt chanh đào đã rửa sạch thành những lát mỏng, thêm mật ong vào rồi đem hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Ngậm một lát chanh mỗi lần hoặc pha với nước uống hàng ngày. 

Vỏ quýt

Trong Đông y, vỏ quýt được gọi là trần bì, một vị thuốc thường dùng để trị viêm họng, viêm đường hô hấp.

Vỏ quýt sau khi làm sạch, cạo bỏ lớp ngoài, thái sợi. Sau đó cho vào hấp cách thủy với gừng tươi và mật ong trong vòng 15 phút. Sau khi nguội, dùng cả nước và cái để nhanh khỏi bệnh.

Rau diếp cá

Diếp cá có khả năng thải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm,… Trong diếp xá cũng chứa nhiều chất kháng sinh thực vật mạnh.

Đun sôi 0,5l nước vo gạo, rồi thêm 300g diếp cá đã xay nhuyễn. Sau khi sôi, tắt bếp, khuấy đều. Để nguội rồi lấy chắt lấy phần nước uống.

Những thảo dược tự nhiên kể trên đều khá dễ kiếm, chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm họng hạt nhẹ. Thường được kết hợp để hỗ trợ các phương pháp điều trị khác trong trường hợp nặng.

Chữa viêm họng hạt bằng cách đốt

Đốt là là biện pháp chữa viêm họng hạt cuối cùng khi những biện pháp điều trị khác không đáp ứng. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một trong các cách:

  • Đốt bằng điện: Dùng nhiệt từ núm điện 6 – 8 vôn.

  • Đốt bằng dao plasma: Dùng dòng plasma tần số cao, loại bỏ các tổ chức viêm họng ở nhiệt độ khoảng 60 độ.

  • Đốt bằng laser: Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Dùng nhiệt laser phá bỏ các tế bào thành họng, các hạt lympho mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Phương pháp đốt viêm họng hạt bằng laser

Phương pháp đốt đem lại hiệu quả tức thì, giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên biện pháp này lại không tác động vào nguyên nhân gây bệnh, không xử lý được các hạt nhỏ, có nguy cơ để lại sẹo, thậm chí là nhiễm trùng sau đốt.

Lời khuyên cho người bị viêm họng hạt

Lưu ý trong quá trình điều trị

  • Thăm khám cùng bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng dùng thuốc hay dùng tăng liều.

  • Khi muốn kết hợp nhiều cách chữa viêm họng hạt, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế.

Những biện pháp hỗ trợ giúp viêm họng hạt mau khỏi

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng, súc họng với nước muối để loại bỏ vi khuẩn.

  • Uống thêm nhiều nước ấm để làm dịu niêm mạc họng và làm loãng đờm.

  • Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, đồ ăn dễ nuốt, giảm cọ xát với niêm mạc họng.

  • Hạn chế nói to, nói nhiều trong thời gian dài.

Cách dự phòng viêm họng hạt

  • Tiêm phòng các bệnh về đường hô hấp để giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe.

  • Bỏ thuốc lá, tránh rượu bia, chất kích thích.

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nơi đông người.

  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, hóa chất. Sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm.

  • Giữ ấm cổ và cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh.

Những cách chữa viêm họng hạt hiệu quả kể trên thường được áp dụng. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, người bệnh nên chọn phương án điều trị sao cho phù hợp, để dứt điểm và ngăn viêm họng hạt tái phát.

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng hạt dễ tái phát do:

  • Niêm mạc họng mỏng, yếu, dễ bị tổn thương.
  • Họng là vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, các chất độc hại, vi khuẩn dễ tấn công.
  • Thói quen dùng thuốc kháng sinh sai cách, khi đã thấy đỡ thì tự ý ngưng sử dụng thuốc. 
  • Người bệnh chủ quan, khi bệnh nhẹ không điều trị, đến khi bệnh nặng rồi thì thời gian điều trị kéo dài.
  • Sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn, virus,... tấn công trở lại
  • Không chữa dứt điểm các bệnh lý gây ra viêm họng hạt như: trào ngược dạ dày, viêm xoang mũi,...

Bạn nên tới gặp bác sĩ khi:

  • Sốt cao đột ngột.
  • Phát ban.
  • Thấy đau nhói ở họng khi nuốt hoặc thở.
  • Sau khi dùng thuốc kháng sinh 48 giờ nhưng tình trạng bệnh không có tiến triển.

Viêm họng hạt không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới những biến chứng cho người mắc như:

  • Sưng tấy, áp xe ở vùng họng, sưng amidan
  • Viêm nhiễm lan tỏa, gây viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng,...
  • Tình trạng ho nhiều, ho ra máu, nguy hiểm và mệt mỏi cho người bệnh.
  • Nguy cơ viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim,...
  • Nguy cơ ung thư vòm họng.

Tùy vào nguyên nhân mà viêm họng hạt có thể lây hoặc không.

  • Trường hợp viêm họng hạt do trào ngược dạ dày, bệnh không lây từ người sang người.
  • Trường hợp viêm họng hạt do vi khuẩn, virus,... tấn công, viêm họng có thể lâu qua dịch tiết như nước bọt, đồ vật ô nhiễm,...

Viêm họng hạt thường không thể tự khỏi. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh cần điều trị kịp thời, đúng cách để dứt điểm bệnh, tránh gây tái phát và ảnh hưởng tới cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 1:11 AM , 02/04/2024

Tin liên quan

Trẻ Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Đúng Cha Mẹ Cần Biết

Trẻ bị viêm họng là điều khiến cha mẹ đau đầu không biết xử trí thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ tất cả...

Alpha Choay Viêm Họng: Ai Nên Sử Dụng? Hiệu Quả Là Gì? Có Tác Dụng Phụ Không?

Alpha choay viêm họng là loại thuốc được nhiều người sử dụng khi bị viêm họng. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về loại thuốc này? Thuốc có tác...

[BẬT MÍ] Cách Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Nhanh Nhất, An Toàn Nhất

Viêm họng khi mang thai là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Để cải thiện tình trạng, an toàn...

Viêm Họng Cấp Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh

Viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông, thời tiết giao mùa. Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài có...

Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính nhưng hiệu quả lại phụ thuộc vào cơ địa từng người

Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng: Có Nên Dùng? Hiệu Quả Thật Không?

Thuốc đông y trị viêm họng ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả và tính an toàn. Vậy phương pháp này có thật sự hiệu quả không?...

Viêm Họng Nên Ăn Gì? Những Điều Người Bệnh Cần Lưu Ý Khi Ăn Uống

Viêm họng thường đi kèm với những triệu chứng như nóng rát, khó nuốt, trực nôn,... Vậy người bệnh khi bị viêm họng nên ăn gì? Cần tránh những thực...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *