Viêm Họng Nên Ăn Gì? Những Điều Người Bệnh Cần Lưu Ý Khi Ăn Uống

1:45 AM , 30/03/2024

Viêm họng thường đi kèm với những triệu chứng như nóng rát, khó nuốt, trực nôn,… Vậy người bệnh khi bị viêm họng nên ăn gì? Cần tránh những thực phẩm gì? Hãy xem hết bài viết để được giải đáp chi tiết.

Viêm họng nên ăn gì?

Điều tiên quyết cần biết rằng khi viêm họng, người bệnh nên chọn những thực phẩm dễ nuốt, bên cạnh đó nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.

Thực phẩm trơn, mát

Khi viêm họng thường có những triệu chứng như nóng rát, đỏ họng,… Việc ăn những món canh trơn mát sẽ giúp dịu đi cơn đau, cung cấp chất xơ đầy đủ cho cơ thể.

Bên cạnh đó, canh dễ ăn, dễ trôi vào cổ họng mà không cần nhai hay nuốt nhiều. Điều này giúp họng cảm thấy nhẹ hơn và bớt sự kích ứng với thức ăn.

Món canh trơn, mát có thể là: canh mồng tơi, rau lang, bầu, bí, rau đay,…

Súp, cháo loãng

Đây là thực phẩm dễ nuốt và đầy đủ chất dinh dưỡng, khi kết hợp được nhiều nguyên liệu trong cùng một món ăn. 

Một số món súp, cháo nên ăn như: súp nấm gà, cháo tía tô, súp bí đỏ đậu xanh, cháo thịt bằm,…

Sinh tố, nước ép trái cây, sữa

Những thực phẩm chưa qua chế biến như sinh tố, nước ép hoa quả hoặc sữa sẽ giúp làm dịu cổ họng, cung cấp kịp thời vitamin và khoáng chất. Hầu như các loại quả khi ép ra đều sử dụng được với người bị ho. Ví dụ như: Dưa hấu, xoài, đu đủ, bơ,… 

Việc uống sữa được các bác sĩ khuyên nên áp dụng khi bị bệnh bởi trong sữa nhiều chất dinh dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, làm lành những vết thương trong cổ họng do vi khuẩn gây ra.

Lưu ý không uống sinh tố, sữa, nước ép khi bị lạnh.

Trà xanh ấm

Thay vì một cốc trà đá lạnh, bạn có thể uống một cốc chè xanh ấm. Trong trà xanh có nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp đào thải độc tố trong cơ thể.

Thức uống này không chỉ giảm cảm giác ngứa rát họng, còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Khi sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh hơn, sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương vùng họng, giảm bớt khó chịu.

Trà cam thảo, hoa cúc

Trong cam thảo chứa chất acid glycyrrhizic giúp ức chế sự sản sinh vi khuẩn, bảo vệ cơ quan hô hấp trước những tác động xấu. Đồng thời cam thảo có chất chống oxy hóa, thanh nhiệt, giảm sưng viêm và nổi hạch.

Trà hoa cúc cũng chứa nhiều chất oxy hóa không kém cam thảo, cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân bị viêm họng do trào ngược dạ dày.

Mật ong

Mỗi ngày 1 thìa mật ong với nước ấm được coi như bài thuốc rẻ tiền có thể áp dụng tại nhà. Mật ong có chứa nhiều đặc tính chữa bệnh và chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus, đồng thời chứa chất chống oxy hóa.

Người bệnh cũng có thể kết hợp nước mật ong ấm với chanh, hoặc mật ong hấp quất non, tác dụng giảm ho rất thần kỳ.

Pha gừng kết hợp với chanh và mật ong điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Viêm họng không nên ăn gì?

Những thực phẩm có thể gây kích thích niêm mạc họng, khiến cơn ho dai dẳng như:

Các món lạnh

Họng là ngã ba giữa đường ăn và đường thở, cửa ngõ dẫn khí vào phổi để hô hấp. Vì thế họng cũng là nơi thuận lợi để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Nếu ăn đồ lạnh trong thời gian dài, nhiệt độ họng giảm xuống, niêm mạc kích ứng, xuất hiện nhiều dịch nhầy, kích thích ho.

Vì thế nếu bị viêm họng, người bệnh đặc biệt tránh đồ lạnh như: Kem, đá lạnh, đồ ăn lạnh,…

Nên tránh các đồ uống lạnh

Đồ chiên rán dầu mỡ

Người bị viêm họng nên tránh xa những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán như gà rán, khoai tây, bánh rán,… Vì những thực phẩm này dễ gây kích thích niêm mạc họng, khiến tình trạng ho rát họng trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, đồ chiên rán vừa làm tăng về lượng chất nhờn vừa tăng độ quánh nhớt của chúng do viêm họng, ứ đọng nhiều đờm đặc trong cổ họng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu

Thực phẩm cay, nóng, chua, khô, cứng

Những thực phẩm này đều dễ gây kích ứng niêm mạc họng. Khi nuốt xuống, vô tình gây xước vòm họng gây phù nề, sưng tấy.

Vì thế, hãy hạn chế những thực phẩm như: Bánh mì giòn, quất, me, đồ muối chua, ớt, tiêu,…

Chất kích thích, đồ có cồn

Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác là những điều người bị viêm họng đặc biệt cần tránh xa. Nếu người bệnh vẫn sử dụng có thể khiến cơn ho dai dẳng, nhiều đờm, ngứa rát họng và đặc biệt hại với phổi, gan

Những lưu ý khác khi bị viêm họng

Bên cạnh việc quan tâm viêm họng nên ăn gì, người bệnh cần thực hiện những điều sau để nhanh hết viêm họng:

  • Súc miệng thường xuyên với nước ấm 3 – 5 lần. Đặc biệt vào sáng, tối và sau khi từ ngoài về nhà.
  • Che chắn kĩ vùng cổ, ngực, bàn chân khi ra ngoài
  • Tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn 
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch
  • Uống nước đủ mỗi ngày theo khuyến cáo
  • Thường xuyên mở cửa phòng để không khí được lưu thông, khô thoáng
  • Nếu xuất hiện những triệu chứng viêm họng nhẹ, hãy điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và tập luyện. Khi ho dai dẳng nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết viêm họng nên ăn gì, không nên ăn gì. Hi vọng bạn đọc thấy hữu ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng nếu không được điều trị dứt điểm, để dai dẳng và chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể phải đối diện với những nguy hiểm như:

  • Gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng…
  • Hoại tử vùng cổ: Hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở trẻ 1-2 tuổi
  • Áp xe quanh amidan và sau thành họng
  • Viêm xoang cấp tính
  • Nhiễm độc liên cầu

Thông thường với người bình thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng đối với những người bị viêm họng mãn tính lâu ngày, thể trạng kém thì bệnh có thể không hết hoàn toàn, mà chỉ tạm thời dịu đi. Sau đó một thời gian tái phát, dai dẳng nhiều lần.

Người bệnh cần đến những cơ sở y tế để được thăm khám nếu có những triệu chứng sau:

  • Sưng tấy lưỡi hoặc cổ
  • Đau họng kèm phát ban
  • Đau họng kèm sốt trên 38 độ kéo dài
  • Cứng cổ
  • Đau họng kèm chảy nước dãi
  • Khạc đờm hoặc nhổ bọt có máu
  • Đau họng dữ dội kéo dài cả tuần, khó nuốt, ăn uống buồn nôn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 12:03 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính nhưng hiệu quả lại phụ thuộc vào cơ địa từng người

Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng: Có Nên Dùng? Hiệu Quả Thật Không?

Thuốc đông y trị viêm họng ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả và tính an toàn. Vậy phương pháp này có thật sự hiệu quả không?...

Viêm Họng Cấp Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh

Viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông, thời tiết giao mùa. Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài có...

Những cách chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất

Viêm họng hạt là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Nhưng cách chữa viêm họng hạt như thế nào, làm gì để ngăn bệnh tái phát...

Thuốc Augmentin: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Điều Bạn Cần Phải Biết

Thuốc augmentin là loại thuốc được kê đơn nhiều cho những bệnh do vi khuẩn gây ra như xoang, viêm tai giữa, viêm họng,... Vậy bạn đã hiểu hết về...

7 Cách Điều Trị Viêm Họng Tại Nhà Giải Quyết Nhanh Cơn Ho Đau Rát

Viêm họng thường kèm theo các triệu chứng như ho, đau rát vùng họng, gây khó chịu vô cùng cho người bệnh. Vậy bạn đã biết những cách điều trị...

Top Những Cách Trị Viêm Họng Hiệu Quả Được Khuyến Cáo Trong Y Khoa

Làm thế nào để trị viêm họng hiệu quả, an toàn và dứt điểm là điều rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *