Viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông, thời tiết giao mùa. Bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Chính vì vậy mọi người nên nhận biết sớm triệu chứng và điều trị cho dứt điểm.
Tổng quan bệnh viêm họng cấp
Viêm họng cấp là tình trạng niêm mạc họng và tổ chức dưới niêm mạc vùng họng bị viêm. Triệu chứng điển hình là sưng, đau, ngứa, rát, khó chịu vùng họng. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong 1 tuần rồi tự hết.
Phân loại viêm họng cấp được chia thành 2 mức độ là viêm họng cấp đơn thuốc (không biến chứng) và viêm họng cấp nặng (có biến chứng).
Triệu chứng viêm họng cấp
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp
- Đau họng, ngứa rát khó chịu
- Họng sưng đỏ, tấy lên có thể quan sát bằng mắt thường
- Khó khăn, vướng khi nuốt nước bọt, uống nước hoặc khi ăn
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, người mệt mỏi
- Ho, khan tiếng, thở khò khè
- Sưng hạch ở cổ
- Sưng đỏ thậm chí có mủ tại amidan
Dấu hiệu viêm họng cấp do virus
- Virus Adenovirus: Viêm họng, ho khan, ho có đờm, nổi hạch, phì đại amidan. Bệnh ủ khoảng 2-4 ngày và kéo dài đến 7 ngày. Trẻ có thể bị tái lại nhiều lần.
- Virus Herpangina: Tổn thương dạng mụn nước, đau nhiều ở phía sau hầu họng, người bệnh có thể sốt cao trên 39 độ kèm đau đầu, mất nước. Các triệu chứng thường kéo dài dưới 7 ngày.
- Virus sởi: Thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện hầu họng sưng, xung huyết và lan tỏa, ho, sổ mũi, viêm kết mạc, sốt cao. Khám lâm sàng thấy màu trắng, hoặc trắng xanh trên niêm mạc lợi gần răng.
Dấu hiệu viêm do vi khuẩn
- Liên cầu khuẩn nhóm A: Đau họng, sốt, đau đầu, tổn thương và loét niêm mạc họng rải rác.
- Nhiễm khuẩn Fusobacterium Necrophorum: Là vi khuẩn gram âm kỵ khí gây viêm họng cấp ở người trưởng thành với biểu hiện sốt, sưng đau cổ dữ dội, viêm họng xuất tiết…
- Nhiễm vi khuẩn Haemophilus influenzae type b: Gây đau họng, viêm sưng cấp tính, sốt sau đó tiến triển nhanh gây tổn thương đường thở.
Nguyên nhân gây viêm họng cấp
Nguyên nhân chính gây viêm họng cấp được xác định là do virus và vi khuẩn gây ra. Cụ thể:
- Virus chiếm 60-80% với nhiều chủng khác nhau như virus cúm, virus sởi, virus Epstein-Barr, virus herpes simplex,…
- Vi khuẩn chiếm 20-40% gồm các loại Liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A, vi khuẩn bạch hầu, lậu cầu, vi khuẩn Arcanobacterium,…
Ngoài ra còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện để virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh
- Do cơ địa dị ứng với phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm… khiến cơ thể kích hoạt tiết ra chất dẫn đến hắt hơi, viêm họng cấp
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, hoá chất
- Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp, khô hanh…
- Yếu tố khác như bị bệnh trào ngược dạ dày, viêm amidan, viêm xoang…
Đối tượng bị viêm họng cấp
Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị bệnh nhưng trẻ nhỏ chiếm tỉ lệ cao hơn bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi
- Người mắc các bệnh lý về đường hô hấp
- Người bị trào ngược dạ dày
- Người có cơ địa dị ứng
- Người có hệ miễn dịch kém
- Người sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm
Ảnh hưởng của viêm họng cấp
Viêm họng cấp nếu kéo dài, không được điều trị có thể gây bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:
- Viêm sưng amidan, quanh amidan. Trẻ nhỏ có thể bị apxe thành sau họng.
- Gây biến chứng sang vùng lân cận như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang mũi…
- Các biến chứng khác như viêm khớp, viêm thận, viêm tim. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết (hiếm xảy ra).
Chẩn đoán
Viêm họng cấp có thể xác định qua các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Để chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng khác.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu để xác định do nhiễm khuẩn, bội nhiễm không
- Nuôi cấy vi khuẩn ở dịch hầu họng nhằm xác định thủ phạm
- Kiểm tra kháng nguyên xem có sự xuất hiện của liên cầu khuẩn strep không.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Viêm họng cấp không quá nghiêm trọng, triệu chứng như cảm thông thường. Tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các biểu hiện dưới đây:
- Tình trạng viêm sưng tại họng kéo dài trên 1 tuần và ngày càng nặng hơn xuất hiện mủ, hạt trong họng
- Họng đau rát khó chịu, khó nuốt, chán ăn
- Sốt cao trong nhiều giờ, tái diễn trong suốt 2 ngày không đỡ
- Khó thở, thở gấp
Điều trị viêm họng cấp bằng cách nào?
Tuỳ tình trạng, độ tuổi chỉ định của bác sĩ mà mọi người có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Điều trị tại nhà
Cách chữa áp dụng được với mọi độ tuổi, cải thiện các triệu chứng ở một mức độ nhất định.
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý vào buổi sáng ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ.
- Sử dụng trà thảo dược, các loại trà có tính kháng viêm, giảm sưng như trà hoa cúc, trà gừng, trà quế, bạc hà,…
- Mẹo dân gian như uống mật ong, tỏi, lá hẹ, cam thảo…
- Xông hơi tinh dầu khuynh diệp, sả, bạc hà…
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chữa viêm họng và các triệu chứng liên quan có thể là thuốc được kê đơn hoặc không cần kê đơn. Tuy nhiên liều lượng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ để đạt kết quả tốt, không gặp rủi ro khi sử dụng. Đặc biệt là với các đối tượng như trẻ nhỏ, bà bầu.
Thuốc được dùng gồm:
- Thuốc kháng viêm giảm đau: paracetamol, aspirin…
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, cephalexin, erythromycin…
- Thuốc giảm ho dạng kẹo ngậm, siro
- Thuốc hạ sốt
Phòng ngừa viêm họng cấp
Viêm họng cấp có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Thêm nữa bệnh có khả năng lây lan nên càng phải phòng ngừa bệnh.
- Bảo vệ vùng tai mũi họng, đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài đặc biệt là khi đến nơi đông người, có người mắc bệnh về đường hô hấp.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng thường xuyên ngay cả khi không bị viêm họng
- Giữ ấm cơ thể khi trời giao mùa, mùa đông. Nên tắm nước ấm và lau khô người rồi mặc quần áo.
- Rửa tay bằng xà bông sạch sẽ khi ra ngoài, tiếp xúc với người bệnh.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người khác để tránh nhiễm bệnh
- Tránh thực phẩm gây tổn thương niêm mạc như mù tạt, sa tế, ớt, tiêu,… không uống đồ lạnh liên tục, thường xuyên
- Không phả thẳng quạt vào mặt hay để nhiệt độ điều hoà trong phòng quá thấp so với bên ngoài.
- Uống nhiều nước, ăn đủ chất, đặc biệt là vitamin C để tăng cường đề kháng. Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá
Câu hỏi thường gặp
Món ăn tốt cho họng khi bị viêm:
- Món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố
- Đồ ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả
- Ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh
- Đồ ăn giàu kẽm như ngao, sò
- Uống trà thảo mộc: trà mật ong, trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà...
Những thực phẩm nên kiêng:
- Đồ ăn khô, cứng như bánh quy, khoai chiên, bánh mì giòn
- Đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ, đồ nướng, xào
- Đồ ăn, đồ uống lạnh như kem, nước đá, trà sữa...
- Rượu bia cà phê, nước có gas
Hiện tượng viêm họng thường bệnh sẽ diễn ra trong khoảng 3-5 ngày. Trường hợp sức đề kháng tốt triệu chứng bệnh sẽ giảm dần và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên ở những người sức đề kháng kém bệnh sẽ dai dẳng, diễn biến phức tạp hơn.
Khi bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần sẽ chuyển sang viêm họng mãn tính, khó chữa.
Nguyên nhân chính gây viêm họng cấp là do vi khuẩn, virus chính vì vậy đây là căn bệnh dễ lây nhiễm qua các con đường như:
- Tiếp xúc gần với người bệnh, lây qua dịch tiết nước bọt, vi khuẩn phát tán trong không khí
- Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh
Viêm họng cấp là bệnh hô hấp phổ biên nhưng mọi người không được chủ quan. Nếu tình trạng viêm sưng kéo dài và ngày càng chuyển biến nặng hơn hãy tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ điều trị, sớm khỏi bệnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM