Trinh nữ hoàng cung, một loại thảo dược từ lâu đã được rộng rãi ứng dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị u xơ tử cung, u cơ tuyến tiền liệt, u vú và nhiều bệnh khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về hiệu quả của loại thảo dược này, cách sử dụng trong các bài thuốc và những lưu ý quan trọng.
Trinh nữ hoàng cung là gì?
Trinh nữ hoàng cung, còn được gọi là cây náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, vạn châu lan, thập thập bát học sĩ và tên khoa học là Crinum latifolium L., có nguồn gốc từ Ấn Độ và sau đó lan truyền sang các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, trinh nữ hoàng cung được trồng và phát triển rộng rãi ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Trong số đó, các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế là nơi trồng nhiều loài cây này nhất.
Đặc điểm nhận dạng
Trinh nữ hoàng cung là loại cây cỏ lớn, phát triển tốt trong khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Dưới đây là cách nhận biết loại cây thuốc quý này:
- Thân trinh nữ hoàng cung có vẻ ngoài giống củ hành tây, đường kính khoảng 10-20cm và có nhiều cây con mọc ra từ thân hành có thể tách để trồng thành cây mới.
- Lá trinh nữ hoàng cung có bản rộng, chiều dài từ 60-90 cm, rộng khoảng 5cm, ở mép có hình gợn sóng. Bản lá có gân chạy song song, mặt dưới có sống lá nổi rõ tạo thành một cái rãnh ở mặt trên, những lá sát đất có màu đỏ tím.
- Hoa trinh nữ hoàng cung màu trắng mọc thành từng tán, mỗi tán chứa khoảng 6-20 hoa mọc chung trên một cái cán dài khoảng 30-60cm. Hoa của loài cây này thường trổ vào tháng 3 và tháng 4, cánh hoa dài nở xòe ra hai bên, tạo nên vẻ đẹp mắt.
- Vào khoảng tháng 8 và tháng 9, thảo dược này sẽ kết quả thành những quả hình cầu.
Trinh nữ hoàng cung từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian với nhiều tên gọi khác nhau nhưng có một điểm chung là đều coi trọng công dụng điều trị và hỗ trợ sức khỏe của nó. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả và cách sử dụng trong các bài thuốc, mời bạn cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.
Cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây khác
Trinh nữ hoàng cung từ lâu được dân gian lưu truyền với những công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh nguy hiểm như: u xơ cổ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến, u vú,…
Tuy nhiên một thực tế đáng báo động là việc sử dụng thảo dược này chủ yếu mang tính chất tự phát, truyền miệng. Do đó không ít người đã sử dụng “nhầm” cây thuốc gây ra những hậu quả khôn lường. Vì vậy để đảm bảo an toàn người bệnh nên tự trang bị cho mình một số kiến thức phân biệt trinh nữ hoàng cung với các loại cây khác.
Phân biệt trinh nữ hoàng cung với náng hoa trắng
- Lá tươi: Ở dạng lá tươi mọi người có thể dễ dàng phân biệt trinh nữ hoàng cung với náng hoa trắng. Bởi lá trinh nữ hoàng cung thường mỏng và có màu xanh nhạt. Trong khi đó nắng hoa trắng có lá dày và màu xanh đậm.
- Lá khô: Khác với dạng lá tươi ở dạng khô người dùng sẽ khó có thể phân biệt được 2 loại cây này nếu không tinh ý và có kiến thức sâu. Trên thực tế mùi của lá trinh nữ khô sẽ có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Còn nếu thấy mùi ngai ngái, không thơm thì đó chắc chắn là náng hoa trắng.
- Củ: Củ náng hoa trắng thường có màu đỏ nhạt, hình bầu dục. Còn củ của cây trinh nữ sẽ có màu trắng và hình tròn nên rất dễ phân biệt.
- Hoa: Hoa cây trinh nữ có màu hồng nhạt còn hoa náng lại có màu trắng.
Phân biệt trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ
Một số đặc điểm cơ bản giúp người bệnh có thể nhanh chóng phân biệt được 2 loại cây này:
- Lá tươi: Như đã nói ở trên lá của cây trinh nữ thường có bản to, rộng nhưng càng về cuối lại càng thon. Trong khi đó lá cây lan huệ lại nhỏ và dài đều từ đầu đến cuối.
- Lá khô: Lá lan huệ sau khi phơi khô sẽ không có mùi thơm như lá cây trinh nữ.
- Hoa: Đây là điểm khác biệt rõ nét nhất của 2 loài cây này. Nếu như cây lan huệ có màu hoa đỏ đậm hoặc trắng tinh kèm mùi thơm hắc. Thì hoa của cây trinh nữ hoàng cung lại màu hồng nhạt, hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng.
- Củ: Củ lan huệ thường bé hơn rất nhiều so với củ của cây trinh nữ hoàng cung.
Bộ phận thu hái, chế biến
- Bộ phận thu hái: Thông thường người ta thường thu hoạch lá bánh tẻ của cây trinh nữ hoàng cung để làm dược liệu.
- Thời gian thu hoạch: Cây trinh nữ hoàng cung được thu hái vào tháng 6-7 khi dược tính trong lá của thảo dược này đã đạt độ tốt nhất.
- Sơ chế: Sau khi thu hoạch xong, lá trinh nữ đi rửa sạch, loại bỏ tạp chất và các vi khuẩn trú ngụ trên đây. Sau đó thái nhỏ rồi dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng để dùng dần.
- Bảo quản: Đối với cây trinh nữ tươi, tốt nhất là người bệnh nên dùng ngay, còn trong trường hợp không dùng hết thì có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để đảm bảo độ tươi, dưỡng chất. Đối với trinh nữ khô thì nên cho vào trong túi hoặc hộp kín khí, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Thành phần hóa học của cây trinh nữ hoàng cung
Theo các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố thì trinh nữ hoàng cung gồm 32 loại alkaloid, được chia thành 2 nhóm rõ rệt là dị vòng và không dị vòng. Ngoài ra thảo dược này còn có 11 loại axit amin cùng nhiều axit hữu cơ, các hoạt chất có lợi khác.
Các hoạt chất cần phải kể đến của trinh nữ hoàng cung bao gồm:
- Crinafolin
- Crinafolidin
- Lycorin
- β -epoxyambellin
- Hamann
- Hợp chất bay hơi
- Aldehyd
- Acid hữu cơ
- Tecpen v
- Glucan A
- Glucan B
- Các glucoalcaloid
- Latisodin
- Promotion
- Prazosin
- 2-epi lycorin
- 2-epipen crassidens
- Methanol
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
Với hàm lượng hoạt chất dồi dào trinh nữ hoàng cung là một trong những thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số công dụng của cây trinh nữ hoàng cung.
Điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng hiệu quả
Theo các nghiên cứu khoa học hoạt chất alkaloid trong trinh nữ hoàng cung có khả năng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau và chống ung thư khá hiệu quả. Do đó loại thảo dược này thường được dùng để phòng ngừa và điều trị các bệnh về u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung hay u xơ tiền liệt tuyết.
Tác dụng chống oxy hóa
Chỉ số chống oxy hóa của cây trinh nữ cao hơn rất nhiều lần so với các dược liệu thông thường khác (ORAC khoảng 1610± 150 μmol TE/g). Nhờ đó thảo dược này được coi là “tiên dược” giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, ngăn chặn sự hình và phát triển của các khối u, các tế bào ung thư rất tốt. Chính tác dụng tuyệt vời này nên trinh nữ hoàng cung được ứng dụng thường xuyên trong bài thuốc điều trị ung thư cổ tử cung
Nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các hoạt chất trong trinh nữ hoàng cung có khả năng kích thích cơ thể sản sinh tế bào miễn dịch Lympho T, ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch với những mầm bệnh nguy hiểm.
Tác dụng như một loại kháng sinh
Như đã đề cập ở trên với lượng alkaloid dồi dào gồm 32 loại trinh nữ hoàng cung là một trong những thảo dược có tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Chẳng vì thế mà loại thảo dược này thường xuất hiện trong những bài thuốc trị ho, viêm phế quản, viêm khớp, nhiễm trùng, mụn nhọt,…
Cây trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?
Với những công dụng tuyệt vời như trên trinh nữ hoàng cung từ lâu đã được các thầy thuốc tận dụng trong việc chữa bệnh.
- Ở Việt Nam: Thảo dược này thường được dùng để chữa ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Thậm chí có nhiều người còn dùng nó để điều trị ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan,… Ở một số tỉnh miền Nam nước ta người dân thường dùng trinh nữ hoàng cung để trị bệnh đường tiết niệu và dùng lá hoặc thân để chữa chứng tê thấp, đau nhức khớp.
- Tại Ấn Độ: Người dân thường dùng thân của cây trinh nữ để xoa nóng, giã nát rồi đắp lên da để trị khớp, mụn hoặc áp xe; dùng dịch chiết từ lá để chữa đau tai…
- Tại Campuchia: Cây trinh nữ được ứng dụng trong điều trị bệnh phụ khoa.
Cách sử dụng trinh nữ hoàng cung và liều dùng?
Người bệnh có thể sử dụng cây trinh nữ hoàng cung theo các cách sau để trị bệnh:
- Dạng thuốc sắc: Cách làm này khá phổ biến và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên chúng lại tốn thời gian và mất công sức đặc biệt không tiện cho những người có công việc bận rộn. Lưu ý khi sắc bạn nên dùng ấm đất hoặc sứ để đảm bảo không bị mất chất của trinh nữ hoàng cung.
- Dạng nhai sống: Cách làm này khá đơn giản, tiện lợi, đặc biệt thích hợp cho những người không có thời gian. Tuy nhiên mùi vị của cây trinh nữ không phải ai cũng có thể dùng được và cách nhai trực tiếp này chỉ thích hợp khi điều trị một số bệnh.
- Dạng giã đắp vào tổn thương: Cách làm này thường áp dụng để điều trị các bệnh xương khớp, mụn nhọt, hoặc tê thấp,…
Dù là sử dụng theo cách nào thì người bệnh cũng không nên quá lạm dụng thảo dược này mà cần tuân thủ theo liều mà lượng bác sĩ khuyến cáo. Tốt nhất là dùng theo từng đợt để cơ thể hấp thụ tốt nhất các dược chất.
Dùng cây trinh nữ có nguy hiểm hay có tác dụng phụ không?
Theo các chuyên gia hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác dụng phụ và độc tính của cây trinh nữ. Vì vậy mọi người có thể an tâm sử dụng thảo dược này để điều trị các bệnh liên quan.
Tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh cần nên hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn. Vì cây trinh nữ hoàng cung có thể gây tương tác với một số loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung mà mọi người đang sử dụng để điều trị những bệnh lý khác.
Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn và sử dụng đúng cây trinh nữ chứ không phải là các thảo dược khác để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Các bài thuốc chữa bệnh từ trinh nữ hoàng cung
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ cây trinh nữ hoàng cung. Bạn có thể tham khảo phòng trường hợp cần thiết.
Chữa đau khớp hoặc chấn thương tụ máu
- Cách 1: Lấy lá cây trinh nữ đem xao nóng rồi đắp trực tiếp nên vùng bị đau.
- Cách 2: Lấy 20g củ trinh nữ hoàng cung, 20g dây đau xương, 20g huyết giác, 20g lá Cối xay cùng 6g cam thảo dây đem sắc rồi uống trong ngày.
- Cách 3: Lấy củ cây trinh nữ nướng cho nóng rồi đập dập sau đó băng đắp nơi sưng đau.
Chữa ho, viêm phế quản:
- Cách 1: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g tang bạch bì, 10g xạ can cùng 6g cam thảo dây đem sắc thành thuốc rồi chia làm 2-3 phần uống hết trong ngày.
- Cách 2: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá bồng bồng, 12g lá táo chua, 6g cam thảo dây sắc rồi uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng
Chữa u xơ tuyến tiền liệt
- Cách 1: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung sắc thành thuốc rồi chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Cách 2: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g hạt mã đề, 6g cam thảo dây sắc thành thuốc rồi uống hết trong ngày.
- Cách 3: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g huyết giác, 12g rễ cỏ xước, 10g ba kích sao muối và 6g cam thảo dây sắc cùng 100ml nước rồi uống làm 2-3 lần trong ngày.
Chữa u xơ tử cung
- Cách 1: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, rễ cỏ xước 12g, hạ khô thảo 20g, hoàng cầm 8g, cam thảo dây 6g. Mỗi ngày sắc lấy 1 thang, uống làm 2-3 lần
- Cách 2: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, ích mẫu 12g, ngải cứu tươi 20g, huyết giác 20g, lá sen tươi 20g, cam thảo dây 6g sắc thành thuốc rồi chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Cách 3: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, cam thảo dây 6g, lá trắc bách sao đen 12g sắc rồi uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa mụn nhọt:
- Cách 1: Lấy lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung với một lượng vừa đủ đem giã nát hoặc nướng nóng rồi đắp lên mụn nhọt.
- Cách 2: Lấy lá trinh nữ hoàng cung 20g, bèo cái 20-30g, cam thảo dây 6g sắc rồi chia làm 2-3 phần bằng nhau dùng trong một ngày.
- Cách 3: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, cam thảo dây 6g cùng kim ngân hoa 20g sắc thành một thang thuốc rồi uống hết trong ngày.
Chữa dị ứng mẩn ngứa
- Chuẩn bị 20g trinh nữ hoàng cung, 20g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 6g cam thảo dây đem sắc rồi uống làm 2-3 lần trong ngày.
Những lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung
Là thảo dược chữa bệnh rất tốt tuy nhiên người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi dùng cây trinh nữ hoàng cung để đảm bảo hiệu quả của các bài thuốc và sự an toàn của bản thân.
- Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung tuyệt đối không ăn rau muống.
- Không tự ý kết hợp việc dùng cây trinh nữ với các bài thuốc trị bệnh khác nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Vì có thể dẫn đến tương tác thuốc, khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
- Không sử dụng trinh nữ hoàng cung cho phụ nữ có thai vì có thể dẫn đến xảy thai
- Những bệnh nhân bị suy gan, suy thận cũng bị cấm sử dụng cây trinh nữ để trị bệnh.
- Trong trường hợp dùng cây trinh nữ trị bệnh nhưng không có hiệu quả người bệnh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị chuyên sâu, tránh để càng lâu càng khó chữa.
Trinh nữ hoàng cung có giá bao nhiêu, nên mua ở đâu?
Nếu đang có ý định mua và sử dụng loại thảo dược này bạn nên trang bị một số kiến thức về giá cả và địa chỉ nên mua dưới đây để tránh “tiền mất tật mang”.
Giá bán trinh nữ hoàng cung
Tùy vào từng loại chế phẩm lựa chọn mà trinh nữ hoàng cung sẽ có giá bán giao động khác nhau. Cụ thể:
- Trinh nữ hoàng cung tươi: Dạng này ít bán trên thị trường, hoặc bán với số lượng ít nên hiện chưa cập nhật được giá bán.
- Trinh nữ hoàng cung khô: Mức giá bán thường dao động từ: 150.000-250.000đ/1kg
- Trinh nữ hoàng cung ở dạng trà: Thường được bán với giá 50.000 -100.000đ/ hộp 30 túi khoảng 150g.
- Trinh nữ hoàng cung dạng cao: Có giá là 125.000đ/ 100g trở lên tùy vào lượng dưỡng chất còn lại của thảo dược này.
- Còn đối với loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được bào chế từ cây trinh nữ: Bộ sản phẩm có giá bán sẽ đa dạng tùy vào các thành phần kết hợp, cơ sở sản xuất, địa chỉ phân phối…
Địa chỉ mua uy tín
Cách tốt nhất để mua được trinh nữ hoàng cung chất lượng là tìm đến các cơ sở y học cổ truyền, nhà thuốc đông y uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ gợi ý dưới đây:
- Vietfarm có địa chỉ tại số 48, thuộc đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn có địa chỉ tại 1061, đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Viện y dược học Dân Tộc TP. HCM có địa chỉ tại 273-275 đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương có địa chỉ tại số 22-29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trinh nữ hoàng cung được biết đến là thảo quý đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược này người bệnh nên hỏi qua ý kiến của các chuyên gia đông y.
Cập nhật 7:56 AM , 24/07/2023