Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ, thường do trẻ chưa thích nghi được với điều kiện môi trường bên ngoài sau khi sinh. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ băn khoăn không biết bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ có một số thông tin giải đáp những thắc mắc này của các bậc phụ huynh. Mời bạn đọc tham khảo.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn hoặc viêm da dầu, là thuật ngữ để mô tả tình trạng da của bé khi xuất hiện những vảy vàng, mảng da khô bong tróc, vùng da đỏ rát. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh điển hình là da đầu, tuy nhiên cũng có thể phát sinh ở những vùng khác như tai, mũi, lông mày, bẹn.
Hầu hết các bé bị viêm da tiết bã thường là từ 2 đến 10 tuần tuổi, vì khoảng thời gian này các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Đồng thời, bé mới sinh chưa thích nghi được với môi trường nên dễ bị viêm da. Đây là một bệnh da liễu lành tính, ít gây ngứa cũng như khó chịu.
Ở một số trẻ sơ sinh có sức đề kháng tốt, bệnh viêm da tiết bã có thể tự hết khi trẻ được 8 – 12 tháng tuổi và việc điều trị cũng đơn giản hơn. Một vài trường hợp bệnh tái lại khi đến tuổi dậy thì và buộc phải can thiệp điều trị y tế.
Tại sao viêm da tiết bã phổ biến ở trẻ sơ sinh?
Viêm da tiết bã phổ biến ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Do da dầu thừa vấn đề này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Malassezia tăng phát, gây viêm.
- Dầu da của trẻ sơ sinh thường chứa nhiều lưu huỳnh và axit béo, giúp tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Malassezia phát triển.
- Da sơ sinh nhạy cảm vì thế làm cho da dễ bị viêm và kích ứng hơn.
- Do sự tăng hormone của trẻ sơ sinh thường việc này tác động bởi các hormone từ mẹ thông qua thai kỳ và sau sinh.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể và thường tự giải quyết sau một thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây viêm da ở trẻ sơ sinh cho đến nay chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo một số nghiên cứu, một loại hormone truyền từ mẹ sang con trước khi sinh có thể làm tăng khả năng sản xuất bã nhờn trong tuyến dầu và nang lông.
Một nguyên nhân gây viêm da tiết bã thường gặp là nấm men Malassezia – một loại nấm phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Yếu tố này được xác định do có vài trường hợp khi sử dụng thuốc chống nấm có hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, có thể kể tới một vài yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này:
- Tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh bị rối loạn, khiến cho dầu bị tiết ra quá nhiều.
- Trẻ có người thân trong gia đình mắc những bệnh lý da liễu có nguy cơ mắc viêm da tiết bã nhờn khi còn nhỏ cao hơn những trẻ khác.
- Trẻ bị bất dung nạp sữa, dị ứng thời tiết hoặc trẻ bị kích ứng với tác nhân bên ngoài cũng dễ bị viêm da tiết bã hơn.
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương
- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú
- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm da dầu
Triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần đến 12 tháng tuổi. Cụ thể:
- Vùng da có mảng bong, màu đỏ hơn bình thường, da khô có vảy, da xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp, chủ yếu ở vùng sau vành tai và cổ.
- Có những mảng bong tróc hoặc vảy dày trên da đầu, da đầu khô, nhờn
- Những mảng vảy vàng, trắng bong ra tương tự thấy ở vùng vành tai, lông mày, mũi hoặc bẹn.
Ngoài những biểu hiện kể trên, con bạn còn có thể gặp những triệu chứng khác không được đề cập đến. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh lý này, hãy đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bị viêm da tiết bã da đầu và phương pháp chữa trị
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thông thường không cần tới sự can thiệp của các biện pháp y tế. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi trong vài tháng, trong thời gian này các mẹ chỉ cần tắm gội, vệ sinh cho bé nhẹ nhàng để các vảy bong tróc từ từ. Nhưng nếu việc tắm gội thường xuyên không mang lại hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Tìm hiểu thêm: 5 cách điều trị viêm da tiết bã nhờn tận gốc khỏi dứt điểm
Điều trị chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp bạn hạn chế diễn biến của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.
- Làm sạch nhẹ da: Rửa da của trẻ bằng nước ấm và bông gòn mềm. Hạn chế việc sử dụng xà phòng hoặc sản phẩm chăm sóc da khác, vì chúng có thể làm khô da. Sau khi rửa, sử dụng khăn sạch và mềm để lau nhẹ, không nên cọ mạnh.
- Sử dụng kem chống viêm: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kem chống viêm da như kem chứa corticosteroid hoặc các loại kem làm dịu da. Hãy sử dụng chúng theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh sử dụng quá lâu.
- Giữ da khô ráo: Thấm khô da của trẻ sau khi tắm và thay tã đúng cách. Để da được thông thoáng và tránh tiếp xúc với dầu và độ ẩm còn lại.
- Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất gây kích ứng như màu nhuộm và hương liệu.
- Thay tã thường xuyên: Thay tã đầy đủ và thường xuyên để giữ cho da khô ráo và tránh việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Tránh gò bó quá nhiệt: Đảm bảo trẻ sơ sinh không bị gò bó quá nhiệt, vì sự ẩm ướt và nhiệt độ cao có thể làm tăng triệu chứng viêm da tiết bã.
- Tăng cường chất lượng không khí: Sử dụng máy lọc không khí hoặc cân nhắc việc tăng cường quạt và thông gió để giảm độ ẩm.
- Theo dõi tình trạng da: Theo dõi sự phát triển của tình trạng da của trẻ sơ sinh và báo cáo cho bác sĩ nếu tình trạng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da là cách hạn chế tình trạng bong tróc và khô da của bé. Vì làn da bé rất mỏng và nhạy cảm, nên bạn cần lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng và phù hợp.
Các mẹo dân gian điều trị tại nhà
Một số mẹo dân gian cải thiện tình trạng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh:
- Tắm bằng các loại lá như trà xanh, lá trầu không, cây sài đất, cây dền gai…rửa sạch đun nước tắm cho bé rất tốt.
- Sử dụng dầu dầu dừa, dầu ô liu mát xa nhẹ nhàng ngoài da giúp kháng khuẩn, dưỡng da, làm lành tổn thương.
Lưu ý: Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ kích ứng, vì thế việc tiến hành điều trị cần phải cân nhắc tới yếu tố bảo vệ da cũng như sức khỏe của bé.
Lời khuyên và cách phòng ngừa từ chuyên gia
Dưới đây là một số lời khuyên và cách phòng ngừa từ chuyên gia để giúp trẻ sơ sinh tránh viêm da tiết bã hoặc giảm triệu chứng nếu trẻ đã mắc bệnh:
- Làm sạch nhẹ da: Rửa da trẻ sơ sinh bằng nước ấm và bông gòn mềm mại thay vì xà phòng
- Tránh gò bó quá nhiệt: Tránh gò bó quá nhiệt với trẻ sơ sinh, vì sự nóng và độ ẩm có thể làm tăng triệu chứng viêm da tiết bã. Chọn quần áo thoải mái và thoáng mát cho trẻ.
- Kiểm soát ẩm ướt: Sử dụng tã vải thay vì tã giấy để kiểm soát ẩm ướt. Tã vải có thể giúp da thoáng hơn và không gò bó.
- Theo dõi tình trạng da: Theo dõi da của trẻ để nhanh chóng phát hiện và điều trị bất kỳ triệu chứng viêm da tiết bã sớm. Điều này có thể giúp tránh triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thăm khám da định kỳ: Hãy đưa trẻ sơ sinh đến chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ da liễu định kỳ để đảm bảo sức khỏe da được theo dõi và bảo vệ.
Nếu trẻ sơ sinh không cải thiện tình trạng hãy thảo luận với bác sĩ về cách điều trị và chăm sóc da cụ thể cho trường hợp da của bé
Tìm hiểu thêm: Viêm da tiết bã ở 2 cánh mũi gây khó chịu, tự ti – Làm sao chữa khỏi?
Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh bằng bài thuốc thảo dược Nhất Nam An Bì Thang
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ thì Nhất Nam An Bì Thang là lựa chọn hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua. Bởi:
- Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc được nghiên cứu bởi Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Bài thuốc là thành quả thuộc công trình “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh da liễu”.
- Bài thuốc đã được nghiên cứu và kiểm định nghiêm ngặt về nguyên tắc điều trị lẫn công thức thảo dược đảm bảo phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Thành phần thảo dược tự nhiên, tinh khiết, đạt chuẩn chất lượng GACP - WHO do chính Nhất Nam Y Viện đầu tư trồng và phát triển. Một số thảo dược nổi bật có thể kể đến như Hoàng bá nam, Sài đất, Đơn đỏ, Diệp hạ châu, Kinh giới, Bồ công anh, Tang bạch bì, Hoàng liên,...
- Liệu trình bài thuốc UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA tuân theo cơ chế Tiêu độc dưỡng bì - Ổn định miễn dịch. Nhờ đó, bài thuốc phát huy công dụng: Thanh lọc độc tố tích tụ trong cơ thể, phục hồi tăng cường chức năng giải độc của gan và thận; Thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động đúng cách ngăn ngừa bệnh tái phát; Kháng viêm kháng khuẩn, giảm viêm ngứa nhờ thành phần thảo dược có chứa kháng sinh tự nhiên.
- Phác đồ điều trị cá nhân hóa tương ứng với 3 giai đoạn: Điều trị triệu chứng - Điều trị gốc bệnh - Điều trị dự phòng. Nhờ đó bài thuốc có thể tinh chỉnh về thành phần liều lượng thảo dược đáp ứng với từng cơ địa thể trạng người bệnh hiện nay.
Nhất Nam An Bì Thang từ khi được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm đã giúp hơn 20.000 người thoát khỏi bệnh viêm da nói chung và viêm da tiết bã nói riêng. Nhiều bệnh nhân cũng gửi phản hồi hiệu quả điều trị tích cực chỉ sau 1 liệu trình sử dụng:
Nhắn tin ngay với Trung Tâm để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia:
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964.045.616 - 024.8585.1102
- Zalo: Trung Tâm Da Liễu Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm da tiết bã ở trẻ hiệu quả, không tác dụng phụ
Mới đây, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hiệu quả trong điều trị các chứng viêm da. Đây là bài thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm bài bản bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc. Chịu trách nhiệm chính đề tài nghiên cứu là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, kiêm Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung ương.
Bài thuốc kế thừa nền tảng phương thuốc chữa viêm da bí truyền của người dân tộc Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, kết hợp với kiến thức y học hiện đại phù hợp với thể bệnh viêm da tiết bã của người bệnh hiện nay.
Xem thêm video VTV2 đưa tin bài thuốc:
Bảng thành phần Vàng với hơn 30 vị thuốc Nam có công dụng SÁT KHUẨN – DƯỠNG DA đầu bảng. Có không ít vị thuốc là bí dược của người bản địa lần đầu được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Có thể kể đến một số chủ dược như: Thanh bì, tàn bạch bì, đơn đỏ, kim ngân hoa, bồ công anh, quế chi, đan sâm, thổ phục linh, bạch linh, sa sâm,…
100% dược liệu chất lượng cao, sạch chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới). Vì vậy, các mẹ có thể thoải mái cho bé sử dụng mà không lo lắng về tác dụng phụ.
Các vị thuốc được gia giảm, phối chế theo TỶ LỆ VÀNG tạo thành 3 chế phẩm UỐNG – NGÂM RỬA – BÔI NGOÀI giúp dứt điểm bệnh viêm da tiết bã từ trong ra ngoài với cơ chế “kép”: ĐIỀU TRỊ căn nguyên – ĐẨY LÙI triệu chứng – PHỤC HỒI làn da – PHÒNG NGỪA tái phát. Cụ thể:
- THUỐC UỐNG: Tiêu độc, khử viêm, thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, ổn định cơ địa, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, nâng cao vinh vệ, dự phòng tái phát.
- THUỐC NGÂM RỬA: Làm sạch và mềm da, loại bỏ vảy bong, sát khuẩn, khoanh vùng tổn thương.
- THUỐC BÔI: Phục hồi làn da tổn thương, kiểm soát dầu nhờn, làm dịu da, giảm ngứa rát.
LƯU Ý: Với trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc và liều lượng phù hợp với độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy phụ huynh có thể yên tâm sử dụng thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho con.
Theo kết quả khảo sát hơn 1000 bệnh nhân điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang: 95% bệnh nhân khỏi dứt điểm các triệu chứng sau 2-3 tháng sử dụng thuốc và không tái phát; 5% bệnh nhân còn lại cần nhiều thời gian điều trị hơn do chưa tuân thủ chỉ định của bác sĩ; 100% không gặp tác dụng phụ.
Đông đảo bệnh nhân khỏi bệnh đã gửi phản hồi tích cực về Trung tâm Thuốc dân tộc.
ĐỪNG BỎ LỠ: Bị viêm da dầu ở mặt chàng trai trẻ lấy lại tự tin chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Đặc biệt, Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn thuốc, cô đặc dưới dạng viên hoàn hoặc cao tinh chất. Cha mẹ có thể cho bé sử dụng luôn mà không mất thời gian đun sắc. Hiện bài thuốc chỉ được kê đơn bởi đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
|
[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ CHUYÊN GIA DA LIỄU
XEM THÊM: Thanh bì dưỡng can thang – Bài thuốc trị viêm da tiết bã tận gốc bởi 5 ưu điểm này!
Tóm lại, bệnh viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp khi trẻ mới chào đời. Bệnh lý ở mức độ nhẹ và khá lành tính, có thể đáp ứng tốt những biện pháp chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không xử lý kịp thời, viêm da tiết bã có thể trở nên nặng hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý tới các đặc điểm bất thường trên da của bé, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
LIÊN HỆ BÁC SĨ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những thực phẩm lành mạnh mà mẹ nên ăn để có chất lượng sữa tốt:
- Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa: như lựu, dâu tây, cà chua, quả anh đào, đậu nành, khoai lang... rất tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, thường xuyên ăn rau xanh sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất, đem đến nhiều lợi ích cho làn da và đặc biệt là bệnh viêm da tiết bã.
- Thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 là axit béo lành mạnh có nhiều trong cá hồi, dầu olive, bơ, trứng gà, hạt óc chó, hạnh nhân…
- Một số loại gia vị: Quế, hương thảo, gừng, thìa là, đinh hương, nghệ… không chỉ kích thích vị giác và cân bằng hương vị món ăn, mà còn hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dầu rất tốt.
- Uống đủ nước: Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, các mẹ cần nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bé sẽ hấp thu nước thông qua việc bú sữa mẹ, từ đó da bé sẽ luôn ẩm mịn, giảm thiểu tình trạng khô ráp, bong tróc.
Ngoài các thực phẩm nên bổ sung, các mẹ có con bị viêm da tiết bã cũng nên hạn chế những thực phẩm không lành mạnh dưới đây:
- Đường, muối và những gia vị cay nóng: Bổ sung thường xuyên các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối hoặc ăn cay nóng có thể làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn của trẻ.
-
Thực phẩm có khả năng dị ứng cao: Trong thời gian bé sơ sinh bị viêm da tiết bã, các mẹ cần tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại đậu nành, đậu phộng, rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích…
Việc điều trị viêm da cho trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng bởi làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện. Trường hợp trẻ nhỏ có cơ địa dị ứng, khi lớn lên bệnh vẫn có thể đeo bám dai dẳng khi gặp điều kiện thuận lợi. Lúc này chính là thời điểm tốt nhất để điều trị dứt điểm bệnh.