Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh lý thường gặp vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điều hòa, máy lạnh tăng cao. Vậy làm thế nào để khắc phục và phòng tránh? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết nhất.
Viêm mũi dị ứng máy lạnh là gì?
Viêm mũi dị ứng máy lạnh là tình trạng mũi xoang phản ứng với luồng không khí lạnh phát ra từ điều hòa, máy làm lạnh, khiến người bệnh bị sổ mũi, hắt hơi liên tục, đau nhức và cảm thấy khó chịu.
Bệnh lý này hay gặp ở người phải làm việc nhiều trong phòng điều hòa như: Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng trong các siêu thị, nhân viên làm việc trong các phòng lạnh…
Viêm mũi dị ứng máy lạnh và những biểu hiện thường gặp
Khi bị viêm mũi dị ứng máy lạnh, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Chảy nước mũi, sổ mũi, đau nhức mũi: Dịch mũi chảy ra thường trong hoặc có màu vàng đục. Dịch nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
- Hắt hơi: Tình trạng tăng lên khi đi từ môi trường nóng sang lạnh.
- Đau họng, ho: Niêm mạc họng bị tác động từ luồng không khí lạnh có thể bị kích ứng gây viêm, làm cho bệnh nhân ho và đau họng.
- Nghẹt mũi: Do dịch mũi tích tụ trong khoang. Tình trạng có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên mũi.
- Mí mắt sưng, chóp mũi đỏ: Phản ứng thường gặp ở người bị viêm mũi khi tiếp xúc với luồng không khí lạnh.
Nguyên nhân bị viêm mũi dị ứng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng máy lạnh xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Tiếp xúc với môi trường máy lạnh ở nhiệt độ thấp và khô trong thời gian dài.
- Chênh lệch nhiều độ giữa môi trường bên ngoài và trong phòng máy lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi.
- Do sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm.
- Từng mắc các bệnh lý về hô hấp (viêm mũi, viêm xoang…)
- Vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ trong máy lạnh, điều hòa do ít được vệ sinh.
Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng máy lạnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm xoang, viêm phế quản.
- Tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nền (hen suyễn, hen phế quản, viêm kết mạc… ).
- Dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
- Tăng nguy cơ bị cảm cúm.
- Ảnh hưởng đến chất lượng sống và hiệu quả công việc.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng máy lạnh
1. Chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh bằng Tây y
Một số loại Tây được sử dụng điều trị Viêm mũi dị ứng máy lạnh như: Thuốc kháng histamin, thuốc dạng xịt, thuốc kháng sinh…
Điều trị bằng thuốc Tây y tuy có tác dụng nhanh nhưng khi dùng thuốc Tây nếu cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như: Gây buồn ngủ, khô miệng, đau đầu, chóng mặt…. Ngoài ra thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng.
2. Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh hiệu quả
- Xông mũi với bạc hà: Chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt vào nước sôi và xông mũi trong khoảng 10 -15 phút để thải dịch và giảm ngạt mũi.
- Nhỏ dung dịch cây ngũ sắc: Đây là cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn, đào thải dịch viêm, chống dị ứng rất tốt. Người bệnh có thể sơ chế sạch cây ngũ sắc, bỏ phần rễ, đem thân, lá, hoa xay nát. Dùng phần nước cốt thoa vào mũi, khi xuất tiết dịch thì xì mũi để đào thải dịch viêm.
- Dùng tỏi: Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy một tép tỏi đã bóc sạch vỏ, giã nhuyễn rồi đắp vào huyệt dũng tuyền. Làm đều đặn mỗi tối cho đến khi tình trạng thuyên giảm.
Sử dụng mẹo dân gian tuy dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời, tỷ lệ tái phát cao.
3. Cách chữa viêm mũi dị ứng máy lạnh đơn giản tại nhà
- Sử dụng nước muối sinh lý: Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng đờm nhầy và loại bỏ virus, vi khuẩn.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế sử dụng máy lạnh hoặc điều chỉnh ở mức độ vừa phải.
4. Bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng máy lạnh
Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh.
Ưu điểm:
- An toàn trong điều trị dù dùng lâu dài, không lo tác dụng phụ, không sợ phụ thuộc vào thuốc.
- Bài thuốc điều chế từ những thảo dược tự nhiên. lành tính, dùng được cho mọi đối tượng.
- Tập trung điều trị từ sâu căn nguyên của bệnh, trị bệnh tận gốc.
- Giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hạn chế: Thuốc Đông y có tác dụng chậm nên yêu cầu người bệnh phải kiên trì sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng máy lạnh
Viêm mũi dị ứng máy lạnh sẽ nhanh khỏi nếu người bệnh biết cách phòng ngừa: Có thể áp dụng một số cách như:
- Nên để chế độ lưu thông thông gió khi sử dụng điều hòa.
- Bật điều hòa ở mức vừa phải (26 – 28 độ C), không nên để quá lạnh. Nên giữ nhiệt độ không chênh lệch quá 5 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bàn chân, cổ, tai.
- Không để điều hòa thổi trực tiếp vào mặt, vùng đầu.
- xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe.
- Vệ sinh định kỳ máy lạnh điều hòa, ngăn chặn virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Viêm mũi dị ứng máy lạnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng người bệnh nên có cách điều trị cải thiện ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.