Viêm Mũi Dị Ứng Mạn Tính: Biến Chứng Nguy Hiểm Chớ Chủ Quan

11:30 AM , 31/03/2024

Viêm mũi dị ứng mạn tính là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm trên 12 tuần, với nhiều triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Vậy nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính là gì và cách chữa trị dứt điểm bệnh ra sao, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng mạn tính là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng mạn tính là tình trạng mũi bị viêm do việc phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trước những dị nguyên gây bệnh như: lông động vật, khói bụi, hóa chất, vi khuẩn…từ đó khiến cơ thể giải phóng histamin gây ra hiện tượng hắt hơi, sổ mũi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính

Viêm mũi dị ứng mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể tới như:

  • Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng như: mề đay mạn tính, tổ đỉa, hen suyễn, viêm da dị ứng…sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người không có cơ địa dị ứng.
  • Do nhiễm vi khuẩn: Thường gặp nhất như tụ cầu, liên cầu, phế cầu (S. pneumoniae), Hib (H. influenzae)…
  • Ký sinh trùng, vi nấm: Bào tử nấm mốc, mạt gà, bọ chét, mò…
  • Lông động vật, bụi vải, bụi, phấn hoa, mùi hóa chất…
  • Khói từ nhà máy, khói bếp, khói thuốc lá…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, ốc, sò, mực ống, đậu phộng, sữa…
  • Dược phẩm dễ gây dị ứng như: Kháng sinh nhóm beta lactam, aspirin
  • Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, giao mùa, ẩm ướt.
Hắt hơi quá mạnh dẫn đến tình trạng viêm xoang chảy máu mũi

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mạn tính giống với viêm mũi dị ứng cấp tính, tuy nhiên nó kéo dài hơn, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.

Các triệu chứng có thể bao gồm: 

  • Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục (thời gian bị nhiều nhất là vào buổi sáng).
  • Ngứa mắt, tai, mũi, họng.Nhiều trường hợp còn bị ù tai, nghe kém.
  • Buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, ăn kém, đầu óc không tỉnh táo, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày.
  • Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, phù nề.
  • Mũi bị nghẹt gây mất mũi, giảm khứu giác.
  • Ho, kèm rát họng do dịch từ mũi chảy xuống cổ họng gây viêm họng và ho.

Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính

Bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới lâu dài tới sức khỏe người bệnh như: 

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng mũi bị ngạt khi ngủ có thể làm thiếu oxy cung cấp cho cơ thể gây hội chứng ngưng thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, Tình trạng này có thể dẫn tới cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu não, thậm chí tử vong. Phụ nữ mang thai bị ngưng thở khi ngủ có thể khiến thai nhi thiếu oxy, làm chậm quá trình phát triển của đứa bé, tăng nguy cơ dọa sảy, tiền sản giật.
  • Viêm họng mạn tính: Khi dịch nhầy ở mũi bị ứ đọng lại ở họng sẽ tạo điều trị kiệm cho vi khuẩn phát triển, gây viêm tại thành họng.
  • Viêm xoang cấp và mạn tính: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bị viêm mũi dị ứng mạn tính. Do giữa xoang và mũi có cấu trúc liên quan mật thiết với nhau. Lúc này nếu dịch mũi ứ đọng tại các hốc xoang sẽ hình thành ổ viêm, làm tắc lỗ thông xoang, gây đau đầu, đỏ mắt, ù tai…
  • Hen suyễn: Những yếu tố gây ra viêm mũi dị ứng mạn tính có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen, đặc biệt dễ xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
  • Polyp mũi: Do niêm mạc của mũi bị viêm sưng, phù nề kéo dài.
  • Trầm cảm: Đây biến chứng thường xảy ra ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mạn tính bị mất ngủ kéo dài.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như sau:

1. Điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính theo Tây y

Sử dụng thuốc kháng sinh hisatamin điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Một số các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính có thể kể đến như: 

  • Thuốc kháng histamin: Người bệnh có thể dùng thuốc này với dạng xịt hoặc viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc corticosteroid: Đây là nhóm thuốc kháng viêm, có tác dụng điều trị triệu chứng viêm, hoặc điều trị các vấn đề dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn.

Lưu ý: Người bệnh không nên sử dụng thuốc kéo dài vì có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc như nào cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng.

2. Điều trị bằng phương pháp đơn giản tại nhà

  • Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch khoang mũi, các chất dịch nhầy gây viêm nhiễm mũi.
  • Bổ sung vitamin thông qua ăn uống: Đặc biệt là vitamin C có trong các loại rau xanh, củ quả tươi như cà chua, súp lơ, ớt chuông, cam, quýt…
  • Xông mũi bằng nước ấm: Phương pháp này giúp làm ẩm niêm mạc mũi, loãng dịch đờm, giảm triệu chứng khó chịu ở mũi. Người bệnh có thể áp dụng xông cùng các loại tinh dầu như: bạc hà, dầu hương thảo, dầu tràm…
  • Thay đổi lối sống: Vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa… Có thể sử dụng máy lọc không khí, máy hút ẩm để làm sạch không khí và cân bằng độ ẩm trong nhà.

Lưu ý: Các biện pháp tại nhà tuy đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải là phương pháp điều trị chính, không trị khỏi dứt điểm được bệnh.

3. Chữa viêm mũi dị ứng mạn tính bằng thuốc Đông y

Khác với thuốc Tây y gây nhiều tác dụng phụ, Đông y được cho là giải pháp an toàn, phù hợp với nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mạn tính. 

Theo Đông y, viêm mũi dị ứng mạn tính là dạng tổn thương phế khí, trong đó mũi là cửa ngõ của phế. Khi phế bị tổn thương, chính khí, vệ khí suy yếu, các tác nhân bên ngoài như ngoại tà, phong hàn, nhiệt độc thường dễ dàng tấn công mũi và phế, gây ra các triệu chứng bên ngoài.

Ngoài ra, khi tỳ, thận bị tổn thương, các chức năng vận khí, thanh nhiệt, giáng trọc sinh tân dịch bị rối loạn cũng dẫn đến các triệu chứng bệnh kéo dài.

Bởi vậy, điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính bằng thuốc Đông y thường trú trọng cố vệ, bổ chính, khu tà, tán hàn, bổ phế khí, bổ tỳ thận, phục hồi các chức năng vận khí, hành huyết của tạng phủ. Như vậy mới loại bỏ tận gốc bệnh, từ đó giảm các triệu chứng bên ngoài.

Ưu điểm: 

  • Thuốc tập trung điều trị, loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh
  • Hiệu quả kéo dài, ngăn bệnh tái phát.
  • Sử dụng thảo dược tự nhiên, lành tính, đảm bảo tính an toàn khi điều trị kéo dài.
  • Không gây tác dụng phụ, phù hợp mới mọi đối tượng.

Hạn chế: Thuốc Đông y thương tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Phòng bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính thế nào?

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng mạn tính, người bệnh cần chủ động thực hiện một số các biện pháp như: 

  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, đệm sạch sẽ hàng tuần.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách thường xuyên súc miệng, rửi mũi họng bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm chỉ tập luyện đều đặn để nâng cao sức đề kháng.

Viêm mũi dị ứng mạn tính có thể chữa trị triệt để nếu người bệnh điều trị kịp thời, đúng phương pháp, đồng thời cách ly hoàn toàn được dị nguyên chính gây ra bệnh. Bởi nếu các dị nguyên gây bệnh vẫn còn tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể sẽ khiến histamin vẫn tiết ra nhiều hơn bình thường, làm các triệu chứng bệnh lý vẫn tồn tại.

Viêm mũi dị ứng mạn tính là bệnh lý ít gây nguy hiểm tới tính mạng vì nó phát sinh từ phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cơ thể chứ không phải do tác động viêm nhiễm hay tổn thương từ bên ngoài như các bệnh lý đường hô hấp khác (viêm tai giữa, viêm xoang…). Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì khả năng biến chứng sẽ lớn hơn nên cần theo dõi điều trị triệt để.

Thực tế viêm mũi dị ứng mạn tính chính là sự kéo dài của thể cấp tính. Vì vậy các triệu chứng của mạn tính thường không tác động mạnh tới cơ thể, nhưng nếu kéo dài sẽ gây phiền toái hơn so với cấp tính. Bởi vậy nếu bệnh đang ở thể cấp tính, người bệnh cần điều trị triệt để, tránh để kéo dài thành mạn tính.

Cập nhật 2:53 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Cha mẹ cần nắm vững kiến thức về công dụng, cách dùng…để điều trị...

Viêm Mũi Xuất Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nước mũi chảy ròng ròng, hắt hơi liên tục, cổ họng khó chịu, mũi ngứa ngáy… là những khó chịu người bệnh thường gặp phải khi bị viêm mũi xuất...

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em: Biện Pháp Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm thất thường khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng, tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột...

5 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất

Yoga là phương thuốc thần kỳ không chỉ rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi...

Viêm Mũi Dị Ứng Máy Lạnh: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh lý thường gặp vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điều hòa, máy lạnh tăng cao. Vậy làm thế nào để...

Top 7 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Tốt Nhất Hiện Nay

Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng của Nhật là xu hướng của không ít người dùng bởi chất lượng đáng tin cậy, hiệu quả cao và giá thành...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *