Viêm Mũi Xuất Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1:45 PM , 30/03/2024

Nước mũi chảy ròng ròng, hắt hơi liên tục, cổ họng khó chịu, mũi ngứa ngáy… là những khó chịu người bệnh thường gặp phải khi bị viêm mũi xuất tiết. Vậy viêm mũi xuất tiết là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào? Mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Viêm mũi xuất tiết là gì?

Viêm mũi xuất tiết là tình trạng mũi chảy ra nhiều chất dịch nhầy, thường xuất hiện trong trường hợp viêm mũi cấp, cảm cúm.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết

Viêm mũi xuất tiết có thể xuất hiện ở mọi đối tượng như: người lớn, người già, trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xuất tiết thường gặp như: 

  • Do vi khuẩn, virus tấn công.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể không kịp thích nghi.
  • Do thay đổi nội tiết trong thai kỳ.
  • Lạm dụng thuốc xịt mũi.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn đồ nhiều dầu mỡ, hoặc dễ gây dị ứng.
  • Hệ miễn dịch yếu (đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi, người đang bị các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch)
  • Mắc các bệnh lý: Viêm xoang, viêm mũi họng cấp, viêm mũi dị ứng, cảm cúm…
  • Độ ẩm cao, ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, khói thuốc.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Phấn hoa, lông động vật…

Các triệu chứng viêm mũi xuất tiết

Giai đoạn đầu, bệnh có triệu chứng giống với cảm cúm như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ thể…

Khi chuyển nặng, các biểu hiện của viêm mũi xuất tiết thường bao gồm: 

  • Sung huyết, đỏ niêm mạc vùng mũi.
  • Đau rát và khô họng, bệnh nhân cảm thấy khát  nước liên tục.
  • Ho khan, khàn tiếng, khó nuốt.
  • Nhức đầu kèm cảm giác đau nhức vùng mặt.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Khó thở, nghẹt mũi.
  • Sổ mũi, hắt hơi nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, ăn ngủ kém, kèm sốt.

Viêm mũi xuất tiết và những biến chứng khó lường

Viêm mũi xuất tiết không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.

  • Biến chứng lên mắt: Gây áp xe mí mắt, viêm túi lệ, thị lực giảm.
  • Các bệnh Tai – Mũi – Họng: Vi sinh vật gây bệnh từ ổ viêm ở mũi có thể đi tới các cơ quan lân cận gây ra tình trạng: Viêm xoang mũi xuất tiết, viêm họng, viêm tai giữa, hen suyễn, viêm phế quản…
  • Biến chứng về não: Gồm áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm màng não.
  • Biến chứng bội nhiễm: Viêm xoang xuất tiết bội nhiễm, viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm.

Viêm mũi xuất tiết điều trị bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bao gồm:

1. Chữa trị bằng mẹo dân gian và các biện pháp đơn giản tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như:

Tỏi kết hợp mật ong: 

  • Cách làm: Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt. Hòa tan nước cốt này với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Nhỏ dung dịch vào hốc mũi hoặc dùng tăm bông thấm dung dịch để bôi vào. Rửa lại bằng nước sạch sau 5 phút.
  • Thực hiện: Làm đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

Xông hơi: Giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi, kích thích lưu thông máu, giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi. Có thể xông mũi với gừng/xả khoảng 10 -15 phút/lần, làm từ 2-4 lần/ngày.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để rửa trôi bụi bẩn và vi khuẩn, đồng thời làm loãng dịch nhầy.

Lưu ý: Những cách trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, cải thiện triệu chứng, không có tác dụng điều trị triệt để trong trường hợp bệnh nặng.

2. Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc giúp làm giảm khả năng xuất tiết: Một số loại thuốc kháng histamin H1 sẽ có tác dụng giúp ức chế sự phóng thích cũng như hoạt động của histamin, từ đó ngăn chặn dị ứng xảy ra ở người bị viêm mũi xuất tiết.
  • Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết: Những loại thuốc có thành phần chính là corticoid và được điều chế dạng xịt.
  • Thuốc giúp làm se khô bề mặt niêm mạc: Giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý sử dụng hoặc lạm dung thuốc vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như: teo niêm mạc mũi, tăng huyết áp, mạch nhanh, buồn nôn, nôn, đau thắt ngực…

3. Chữa viêm mũi xuất tiết bằng Đông y

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn phòng Chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường cho biết: “Theo Đông y, viêm mũi xuất tiết là bệnh hình thành do  hư hỏa, phong nhiệt, hàn tà xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương phế khí, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, thận tỳ hư, can hỏa cũng là nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh trầm trọng, khó điều trị hơn”.

Nguyên tắc điều trị viêm mũi xuất tiết theo Đông y là: 

  • Khu phong, thanh nhiệt, tán hàn, giải độc. 
  • Cân bằng âm dương, phục hồi và nâng cao chức năng tạng phủ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
  • Phục hồi chức năng niêm mạc, tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ tạng phủ, tăng đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y tuy hiệu quả cao nhưng tác dụng điều trị chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

Cách phòng tránh viêm mũi xuất tiết hiệu quả

Viêm mũi xuất tiết có thể được phòng tránh bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt:

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thời tiết thay đổi.
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, trong lành.
  • Ăn uống đầy đủ, luyện tập thể thao để tăng cường đề kháng.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước súc họng, nước muối sinh lý, tránh sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh khói bụi bẩn.
  • Tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm mũi xuất tiết. Hy vọng với bài viết này,  bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách điều trị phù hợp.

Để lại triệu chứng bạn đang gặp

Chuyên gia thăm khám miễn phí

Cập nhật 1:41 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em: Biện Pháp Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm thất thường khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng, tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột...

TOP 5 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Tốt Nhất Hiện Nay

Những năm trở lại đây, tỏi được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra. Nhưng ít ai biết rằng, nhiều cách...

Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hắt hơi liên tục, nước mũi chảy giàn giụa, ngạt mũi,... là những triệu chứng xuất hiện gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tham khảo ngay...

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Cha mẹ cần nắm vững kiến thức về công dụng, cách dùng…để điều trị...

Viêm Mũi Dị Ứng Mạn Tính: Biến Chứng Nguy Hiểm Chớ Chủ Quan

Viêm mũi dị ứng mạn tính là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm trên 12 tuần, với nhiều triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…...

5 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất

Yoga là phương thuốc thần kỳ không chỉ rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *