Hắt hơi liên tục, nước mũi chảy giàn giụa, ngạt mũi,… là những triệu chứng xuất hiện gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tham khảo ngay những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả đang được ứng dụng hiện nay để mau chóng tạm biệt những triệu chứng gây khó chịu cho bạn!
Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Có chữa được không?
Khi người bệnh hít phải bụi, khói, lông, phấn hoa… phần niêm mạc mũi sẽ bị kích thích và sưng tấy, đây chính là tình trạng viêm mũi dị ứng.
Tuy viêm mũi dị ứng không quá nghiêm trọng nhưng lại khó có thể điều trị dứt điểm. Chúng rất dễ tái phát và phát triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Cách chữa viêm mũi dị ứng
Điều trị bằng thuốc
Thuốc kháng histamin
- Tác dụng: Ức chế chất trung gian histamin gắn vào thụ thể, từ đó, giảm bớt các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Các thuốc thường sử dụng: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Levocetirizin, Bilastin,…
- Dạng dùng: Viên uống, dạng xịt tại chỗ, siro uống,…
- Tác dụng phụ: Thuốc kháng histamin gây buồn ngủ, thiếu tập trung, ảnh hưởng tới khả năng lái xe, vận hành máy móc.
Thuốc xịt mũi chứa Corticoid
- Tác dụng: Chứa corticoid giúp tiêu viêm và giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
- Các thuốc thường sử dụng: Meseca, Flixonase, Rhinocort, Nasonex,…
- Tác dụng phụ: Khô mũi, ho, chảy máu mũi,…
Thuốc đối kháng Leucotrien
- Tác dụng: Ngăn chặn hoạt động của leukotriene – chất trung gian miễn dịch gây các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
- Thuốc thường sử dụng: Montelukast (Singulair)
- Tác dụng phụ: Đau đầu, phát ban, thay đổi tính tình, ảo giác,…
Thuốc thông mũi
- Tác dụng: Gây co mạch trong mũi, giảm cảm giác nghẹt mũi.
- Thuốc thường sử dụng: Oxymetazoline, Xylometazoline, Phenylepherine,..
- Tác dụng phụ: Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Thận trọng sử dụng thuốc ở người bị loạn nhịp tim, tăng huyết áp, phụ nữ mang thai, người bị rối loạn lo âu, có vấn đề về bàng quang,…
Lưu ý chung:
|
Liệu pháp miễn dịch
Áp dụng khi dùng thuốc điều trị không còn đáp ứng hay gây ra nhiều tác dụng phụ.
Cách thực hiện: Tiêm định kỳ một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể (hoặc đặt thuốc chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng ở dưới lưỡi) trong vòng 3-5 năm để cơ thể quen dần với các chất gây dị ứng.
Phương pháp đạt hiệu quả với những người bị nổi mề đay do dị ứng (lông mèo, mạt bụi, phấn hoa,…)
Tác dụng phụ: Nếu không được thực hiện nghiêm ngặt có thể gây ra phản ứng dị ứng toàn thân.
Phương pháp phẫu thuật
Áp dụng khi viêm mũi dị ứng xuất hiện do bất thường về giải phẫu: lệch vách ngăn, gai vách ngăn,… hoặc trong quá trình thăm khám phát hiện ra polyp.
Bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng
Bài thuốc 1: Ngọc Bình Phong tán
- Thành phần: Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch truật
- Cách dùng: Các vị thuốc dùng với liều bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 10g pha với nước gừng ấm. Ngày dùng 2 lần.
- Tác dụng: Bồi bổ chính khí, chữa các bệnh ở đường hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng.
Bài thuốc 2:
- Thành phần: Tân di 10g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa 15g, bạch chỉ 10g, gai bồ kết 15g, xuyến chi 30g, thăng ma 8g, tỳ giải 12g, bạch đồng nam 15g, cỏ mần trầu 20g, cam thảo đất 15g, trần bì 15g, sa sâm 15g, cát căn 12g, cam thảo 5g, tô tử 15g.
- Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc với 1 lít nước, đun cạn còn khoảng 300ml, chia làm 2 lần dùng sáng, chiều. Uống khi còn ấm.
- Tác dụng: Điều trị viêm mũi dị ứng lâu ngày, giảm bớt tình trạng đau đầu kèm hắt hơi, sổ mũi.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi: Nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ bớt dịch nhầy (nguyên nhân gây viêm ở mũi)
- Sử dụng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ chứa curcumin giúp tăng cường miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Từ đó, giảm bớt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, giảm cảm giác khô miệng, hắt hơi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Tăng cường đề kháng với vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin C từ các loại rau, củ quả như: cà chua, kiwi, ớt chuông, cam, bưởi, việt quất, dâu tây,…
- Sử dụng men vi sinh: Các lợi khuẩn giúp chống lại những vi khuẩn gây viêm mũi và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Có thể sử dụng các sản phẩm nhỏ mũi họng lợi khuẩn hoặc thức uống chứa men vi sinh.
- Phương pháp xông mặt: Giúp làm cấp ẩm cho niêm mạc mũi, co nhỏ mao mạch, làm loãng các dịch đờm, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và dễ dàng rửa trôi vi khuẩn ra khỏi các hốc xoang mũi.
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả
- Cách ly với chất gây dị ứng
+ Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh nhà cửa hay đi ra ngoài.
+ Hạn chế ra ngoài vào những ngày lộng gió hoặc mùa dị ứng
+ Cách ly thú cưng tại không gian riêng.
+ Vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên.
+ Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm trong nhà.
+ Sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí để hạn chế bụi mịn phân tán trong không khí
- Giữ nhà cửa sạch sẽ
- Bỏ hút thuốc lá
- Giữ ấm cơ thể khi giao mùa
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh rất dễ tái phát trở lại khi có các yếu tố kích thích từ môi trường ngoài. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng một trong số những biện pháp kể trên để mau chóng thoát khỏi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nhé!