Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Là Như Thế Nào? Cách Điều Trị Hiệu Quả

2:45 PM , 28/03/2024

Thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi từ ngày này qua tháng khác khiến người mắc viêm mũi dị ứng quanh năm khó chịu và mệt mỏi. Làm thế nào để chữa được căn bệnh này? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây!

Viêm mũi dị ứng quanh năm là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích thích gây viêm bởi các yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, hóa chất, khói bụi, mạt nhà,…

Viêm mũi dị ứng quanh năm là một dạng của viêm mũi dị ứng, cũng là kết quả của phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước những dị nguyên từ bên ngoài, nhưng điểm đặc biệt đó là người bệnh thường mắc viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, có thể xuyên suốt cả năm thay vì chỉ một mùa cụ thể. Có nghĩa, bất cứ khi nào bạn gặp yếu tố kích ứng, tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn đều có thể xuất hiện.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm thường gặp

  • Chảy nước mũi: Nước mũi thường trong hoặc sung huyết do mũi bị nghẹt trong thời gian dài
  • Nghẹt mũi mãn tính: Mạch máu ở mũi bị sưng phù nghiêm trọng gây bít tắc đường thở và gây nghẹt mũi mãn tính
  • Ngứa và châm chích ở mũi: Lượng histamin tiết ra nhiều gây cảm giác ngứa, châm, hoặc kích ứng ở mũi, họng.
  • Hắt hơi liên tục: Hắt hơi nhiều, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Tình trạng nặng hơn, hắt hơi liên tục kèm dịch ứ đọng trong cổ họng khiến người mắc phải thường xuyên khạc nhổ.
  • Mắt đỏ và ngứa: Mắt có thể bị đỏ, ngứa và chảy nước do phản ứng dị ứng gây ra. Ngoài ra, vùng da dưới mắt có thể bị sưng, có màu xanh
  • Ho: Ho khan hoặc có đờm do dị ứng mũi. Chủ yếu là do nghẹt mũi, người bệnh có xu hướng thở bằng miệng gây khô miệng, họng, dễ bị kích ứng. Hơn nữa, dịch mũi chảy phía trong lan xuống họng cũng làm họng dễ bị viêm, dẫn tới ho khan, ho có đờm.
  • Mệt mỏi và khó chịu: Thường xuyên nghẹt mũi, khó thở, tắc mũi,… có thể khiến người bệnh đau đầu, khó chịu, mệt mỏi.
  • Mất mùi, vị giác: Viêm diễn ra thường xuyên, rầm rộ khiến các thụ thể về vị giác và khứu giác không còn hoạt động tích cực được như trước, kết quả làm mất mùi vị.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm

  • Tiếp xúc với các chất độc hại: Môi trường sống bị ô nhiễm khiến cơ thể thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi độc hại,… Từ đó, tăng nguy cơ mắc phải viêm mũi dị ứng quanh năm.
  • Tiếp xúc với tác nhân kích thích: lông động vật, khói thuốc, ký sinh trùng, nước hoa, mỹ phẩm thường xuyên
  • Tác dụng phụ do sử dụng thuốc nhỏ mũi: Lạm dụng thuốc nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi ngay lập tức khiến niêm mạch bị nhờn thuốc, giảm tác dụng.
  • Mắc viêm xoang, viêm amidan, viêm họng không được điều trị dứt điểm, khiến tình trạng viêm lan tỏa, lâu dần gây ra hiện tượng viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Làm việc trong môi trường nhiều bụi mịn: Những người thường xuyên tiếp xúc với bụi như giáo viên, công nhân trong nhà máy xi măng,…
  • Môi trường sống ẩm ướt, thông gió kém: Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Mạt bụi: Có nhiều trong ga, gối, chúng ăn các tế bào da chết của người rồi thải ra phân và nước bọt gây kích ứng và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Viêm mũi dị ứng quanh năm được chẩn đoán ra sao?

Chẩn đoán lâm sàng

  • Thở bằng miệng, thường xuyên sụt sịt, hắng giọng
  • Soi mũi trước thấy niêm mạc mũi sưng tấy, có dịch tiết mỏng, cuống mũi có màu xanh.
  • Chạm vào xoang có thể gây đau
  • Bác sĩ thăm hỏi về triệu chứng: Thời điểm mắc bệnh, các triệu chứng phổ biến, yếu tố tiếp xúc gây kích ứng,… để phân biệt với viêm mũi dị ứng theo mùa.

Khám cận lâm sàng

  • Xét nghiệm huyết thanh tìm IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng.
  • Xét nghiệm dị ứng da: xác định chất gây dị ứng cụ thể để điều trị. Xét nghiệm này chống chỉ định với:

+ Bệnh nhân hen suyễn nặng, khó kiểm soát

+ Người mắc tim mạch không ổn định

+ Phụ nữ mang thai

+ Người đang điều trị bằng thuốc beta.

Cách chữa viêm mũi dị ứng quanh năm

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc kháng histamin: Để làm giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, thuốc không kê đơn.
  • Thuốc thông mũi: Giảm bớt tình trạng nghẹt mũi nhờ khả năng làm co mạch máu. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn hại và tình trạng viêm mũi nặng hơn.
  • Thuốc Corticoid dạng xịt: Giảm nhanh tình trạng viêm và nghẹt mũi, cho hiệu quả cao nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như khô mũi, chảy máu mũi,…
  • Thuốc ức chế leukotriene: Ngăn hoạt động của leukotriene và giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Người bệnh cần thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng.

Liệu pháp miễn dịch

Tiêm định kỳ một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể (hoặc đặt thuốc chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng ở dưới lưỡi) trong vòng 3-5 năm để cơ thể quen dần với các chất gây dị ứng.

Được chỉ định trong các trường hợp tác nhân dùng thuốc không thể tránh khỏi (phấn hoa, bụi, lông động vật,…), thuốc điều trị không kiểm soát được triệu chứng, bệnh ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống hàng ngày.

Tác dụng phụ: Biện pháp nếu không được thực hiện cẩn trọng có thể gây ngứa miệng, kích thích vòm họng và tai hay nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Phẫu thuật

Được chỉ định khi viêm mũi dị ứng quanh năm có kèm bội nhiễm, phì đại cuống mũi, polyp mũi không đáp ứng điều trị bằng thuốc.

Đây là biện pháp điều trị cuối cùng sẽ được chỉ định, vì là biện pháp can thiệp ngoại khoa nên đều tiềm ẩn những nguy cơ nhất định

Sử dụng mẹo dân gian

  • Xông hơi với tinh dầu: Chuẩn bị nước sôi cho vào chậu nhỏ, thêm tinh dầu (tràm, bạch đàn, bạc hà,…) sau đó trùm khăn lên đầu và úp mặt vào chậu (cách bề mặt khoảng 20-30cm). Hít thở sâu trong vòng 5-10 phút.
  • Nghệ tươi: Củ nghệ đã rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào mũi 2-3 lần/ngày.
  • Lá ngải cứu: Dùng 30g lá khô và 50g lá tươi đem đun sôi 15 phút. Chờ nước nguội bớt đem ngâm chân khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/tuần.
  • Hạt gấc: Làm sạc 25 hạt gấc rồi đem nướng trên than đến khi cháy sém thì giã nát. Sau đó cho vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào, đậy nắp. Sau 2 ngày dùng tăm bông thấm rượu gấc bôi dọc 2 bên sống mũi, massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước.

Tránh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng

  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để giảm bụi bẩn và nấm mốc.
  • Sử dụng máy hút bụi, máy lọc không khí để giảm bớt lượng bụi mịn trong nhà
  • Cách ly thú cưng tại không gian riêng hoặc thường xuyên tắm rửa, chải lông sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh nhà cửa hay đi ra ngoài.
  • Vệ sinh chăn, ga, gối thường xuyên.
  • Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm trong nhà.

Thực hiện biện pháp lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn
  • Ăn uống cân đối
  • Áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại dị ứng.
  • Bỏ hút thuốc lá

Viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh khá thường gặp. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn tìm hướng điều trị phù hợp, sớm đẩy lùi được bệnh và trở lại cuộc sống bình thường, không còn bị viêm mũi dị ứng đeo bám.

Một số câu hỏi thường gặp

Viêm mũi dị ứng quanh năm không gây nguy hiểm cho người mắc nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm xoang: Do cấu trúc mũi và xoang nằm cạnh nhau, nên nghẹt mũi kéo dài có thể dẫn tới viêm lan tỏa sang các ổ xoang khác. Lâu dần hình thành viêm xoang mũi mãn tính với polyp mũi (thường lành tính và xuất hiện ở cả 2 bên mũi).
  • Biến chứng ở mắt: Ngứa mắt dẫn tới suy giảm thị lực, viêm kết mạc,...
  • Rối loạn giấc ngủ: Viêm mũi gây khó thở, nghẹt mũi có thể dẫn tới đau đầu, khiến người bệnh khó ngủ.
  • Rối loạn chức năng ống Eustachian: Biểu hiện nghe kém, đau tai, ù tai, cảm giác đau và nghẹt trong tai.
  • Hen suyễn: dễ xuất hiện ở người mắc viêm mũi dị ứng khi còn nhỏ.
  • Viêm tai giữa có tràn dịch.
  • Ho dai dẳng
  • Viêm thực quản bạch cầu ái toan.
  • Sốc phản vệ

Viêm mũi dị ứng về bản chất là kết quả của phản ứng miễn dịch trong cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng từ môi trường ngoài. Do vậy mà viêm mũi dị ứng quanh năm không lây nhiễm từ người sang người.

Người bị viêm mũi dị ứng quanh năm nên tới gặp bác sĩ khi:

  • Đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà nhưng không hiệu quả
  • Các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó thở, nghẹt mũi và ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm
  • Phát hiện ra những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

Cập nhật 2:03 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ được đánh giá cao trong điều trị bệnh, giúp giảm nhanh tình trạng tắc nghẽn mũi, giảm phù nề và giúp hô...

Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là thời điểm mà viêm mũi dị ứng xuất hiện phổ biến. Vậy viêm mũi dị ứng nguyên nhân vì đâu? Bài...

16 Loại Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó lại gây ra...

Viêm Mũi Xuất Tiết Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là bệnh Tai Mũi Họng thường gặp. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh thường khiến trẻ quấy khóc...

Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hắt hơi liên tục, nước mũi chảy giàn giụa, ngạt mũi,... là những triệu chứng xuất hiện gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tham khảo ngay...

TOP 5 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Tốt Nhất Hiện Nay

Những năm trở lại đây, tỏi được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra. Nhưng ít ai biết rằng, nhiều cách...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *