Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là thời điểm mà viêm mũi dị ứng xuất hiện phổ biến. Vậy viêm mũi dị ứng nguyên nhân vì đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về căn bệnh này, đặc biệt là những triệu chứng nhận biết và cách chữa thường được áp dụng.
Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng là dạng bệnh dị ứng đặc trưng bởi các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, viêm mũi,…
Trước đây, viêm mũi dị ứng được coi là một bệnh đường hô hấp tại mũi. Nhưng hiện tại, viêm mũi dị ứng được xếp là một phần của phản ứng dị ứng toàn thân (bao gồm hen suyễn, viêm da dị ứng,…).
Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng được chẩn đoán chiếm 15%, nhưng ước tính có tới 30% người có triệu chứng ở mũi mắc phải căn bệnh này.
Có khoảng 14,6% trẻ em 13-14 tuổi và 8,5% trẻ em 6-7 tuổi mắc phải căn bệnh viêm mũi dị ứng
Các dạng viêm mũi dị ứng phổ biến
Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 dạng chính:
-
Viêm mũi dị ứng theo mùa (không liên tục): chiếm 20%, chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ
-
Viêm mũi dị ứng mãn tính (lâu năm): chiếm 40%, xuất hiện nhiều ở người lớn.
Còn khoảng 40% số bệnh nhân còn lại mang đặc điểm của cả hai.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Tùy thuộc vào dạng viêm mũi dị ứng đang mắc phải mà các triệu chứng điển hình cũng có sự khác biệt
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
-
Hắt hơi.
-
Chảy nước mũi
-
Chảy nước mắt
Viêm mũi dị ứng mãn tính:
-
Chảy nước mũi sau
-
Nghẹt mũi mãn tính
-
Tắc mũi
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng và mỗi dạng bệnh lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau
Viêm mũi dị ứng theo mùa
-
Gió lạnh, thời tiết thay đổi
-
Phấn hoa hay cỏ mọc theo mùa
Viêm mũi dị ứng mãn tính
-
Tiếp xúc với các chất độc hại
-
Tiếp xúc với tác nhân kích thích: lông động vật, khói thuốc, ký sinh trùng, nước hoa, mỹ phẩm.
-
Tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh, thuốc nhỏ mũi
-
Mắc viêm xoang, viêm amidan, viêm họng.
-
Làm việc trong môi trường nhiều bụi
Ai có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng
-
Tiền sử gia đình bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn
-
Nam giới
-
Trẻ ăn dặm sớm, sử dụng sữa công thức hay tiếp xúc nhiều với thuốc lá trong những năm đầu đời.
-
Người có sức đề kháng yếu
Viêm mũi dị ứng được chẩn đoán ra sao?
Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng, các bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng:
Khám lâm sàng
-
Thở bằng miệng, thường xuyên sụt sịt, hắng giọng
-
Soi mũi trước thấy niêm mạc mũi sưng tấy, có dịch tiết mỏng, cuống mũi có màu xanh.
-
Chạm vào xoang có thể gây đau ở bệnh nhân mãn tính
Khám cận lâm sàng
-
Xét nghiệm huyết thanh tìm IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng.
-
Xét nghiệm dị ứng da: xác định chất gây dị ứng cụ thể để điều trị. Xét nghiệm này chống chỉ định với:
+ Bệnh nhân hen suyễn nặng, khó kiểm soát
+ Người mắc tim mạch không ổn định
+ Phụ nữ mang thai
+ Người đang điều trị bằng thuốc beta.
Cách chữa viêm mũi dị ứng hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khác nhau, người mắc có thể áp dụng những cách điều trị sau:
Biện pháp không dùng thuốc
-
Tránh xa tác nhân gây bệnh, đặc biệt ở người bị viêm mũi dị ứng theo mùa
-
Đưa thú cưng ra khỏi nhà hoặc cách ly vào một phòng riêng
-
Thay đổi vỏ chăn, ga, gối thường xuyên, giặt chúng với nước nóng để diệt mạt, bụi trên bề mặt.
-
Sử dụng máy hút bụi có hiệu suất cao để giảm lượng bụi mịn trong không khí.
Biện pháp sử dụng thuốc
Khi bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc một số thuốc dưới đây:
1. Thuốc kháng histamin
-
Tác dụng: Kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
-
Tác dụng phụ: Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần, gây khô miệng, bí tiểu, táo bón và tim đập nhanh.
-
Dạng dùng: Thuốc dạng xịt qua mũi có hiệu quả hơn là thuốc dùng đường uống.
2. Corticoid dạng xịt mũi
-
Dạng dùng: Có thể điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp với thuốc kháng histamin.
-
Tác dụng: Giảm viêm mũi và bảo vệ niêm mạc hiệu quả hơn so với thuốc kháng histamin.
-
Tác dụng phụ: kích ứng mũi, chảy máu cam, gây giảm miễn dịch và nhiều tác dụng phụ toàn thân (nếu sử dụng thường xuyên).
3. Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA)
-
Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng không hiệu quả bằng sử dụng corticoid dạng xịt.
-
Dạng dùng: Thường dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng nặng, dai dẳng.
4. Liệu pháp miễn dịch
-
Tác dụng: Giúp cơ thể quen với dị nguyên gây ra hiện tượng dị ứng, không kích hoạt phản ứng mẫn cảm, người bệnh dần sẽ không còn bị viêm mũi dị ứng do nguyên nhân này.
-
Dạng dùng: Liệu pháp miễn dịch dưới da hoặc dưới lưỡi dưới da hoặc ngậm dưới lưỡi.
5. Thuốc thông mũi
-
Tác dụng: Gây co mạch, giảm tiết dịch, giải quyết tình trạng nghẹt mũi, giảm hắt hơi, chảy nước mũi.
-
Tác dụng phụ: Thường mang đến nhiều tác dụng phụ, có thể gây viêm mũi tái phát do thuốc nếu sử dụng kéo dài.
-
Dạng dùng: Thuốc thông mũi đường uống hoặc dạng xịt.
Ngoài ra, sử dụng nước muối đẳng trương để rửa mũi cho người lớn, dung dịch nước muối ưu trương cho trẻ em cũng giúp giảm bớt các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Lưu ý:
-
Viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
-
Không dùng lại đơn thuốc cũ, tự ý mua thuốc để điều trị
-
Với thuốc xịt mũi, cần xem kỹ đó là thuốc dùng 3-7 ngày hay có thể dùng lâu dài.
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng
-
Vệ sinh thường xuyên để nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển
-
Đeo khẩu trang khi đi đường hoặc ở nơi có nhiều khói bụi
-
Đảm bảo vệ sinh ăn uống, không ăn thực phẩm gây kích ứng
-
Hạn chế tiếp xúc với lông động vật vì đây là tác nhân hàng đầu gây dị ứng
-
Ghi nhớ những tác nhân gây kích ứng để tránh tiếp xúc.
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, khi gặp phải những triệu chứng viêm mũi dị ứng, người mắc cần được điều trị kịp thời, đúng cách, sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Những câu hỏi thường gặp
Một số trường hợp sức đề kháng tốt, tình trạng viêm mũi dị ứng có thể tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên, nếu quá 3 ngày mà bệnh không thuyên giả, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị để tránh các biến chứng trầm trọng có thể xuất hiện.
Một số biến chứng có thể xuất hiện khi mắc viêm mũi dị ứng:
- Viêm xoang mũi mãn tính: Xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài hơn 3 tháng, hình thành polyp mũi (thường lành tính và xuất hiện ở cả 2 bên mũi).
- Rối loạn chức năng ống Eustachian: Biểu hiện nghe kém, đau tai, ù tai, cảm giác đau và nghẹt trong tai.
- Hen suyễn: dễ xuất hiện ở người mắc viêm mũi dị ứng khi còn nhỏ.
- Viêm tai giữa có tràn dịch.
- Ho dai dẳng
- Viêm thực quản bạch cầu ái toan.
- Sốc phản vệ
Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lây nhiễm, đây là căn bệnh xuất hiện khi cơ thể nhạy cảm với một yếu tố gây dị ứng nào đó.
Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn:
- Rau củ quả giàu vitamin C: ớt chuông, cà rốt, khế, bưởi, ổi,....
- Thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá nục, cá mòi,...
- Thực phẩm, gia vị có tính ấm: tỏi, gừng, hành
- Thực phẩm có tác dụng bổ phế: đường đỏ, táo tàu, gạo nếp,...
Người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng:
- Thức ăn gây ra hiện tượng dị ứng.
- Đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt
- Thực phẩm có tính hàn: tôm, cua, mực, ốc,...
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm gây kích thích cổ họng: các loại hạt (dưa, bí, lạc,,,,), thịt bò, nấm, đào, cần tây,...
- Các chất phụ gia thực phẩm: chất tạo màu, hương liệu, chất thực phẩm,...