Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Mỹ Tốt Nhất Hiện Nay

10:30 AM , 28/03/2024

Thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ được đánh giá cao trong điều trị bệnh, giúp giảm nhanh tình trạng tắc nghẽn mũi, giảm phù nề và giúp hô hấp dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu ngay top thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ đang được sử dụng hiện nay!

Khi nào viêm mũi dị ứng cần sử dụng thuốc?

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn giao mùa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao hơn. Bệnh thường xuất hiện với những triệu chứng như:

  • Ngứa mũi, hắt xì: Hắt xì liên tục có thể gây có thắt cơ hay đau đầu.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Niêm mạc mũi bị phù nề, tiết nhiều dịch gây nghẹt mũi, khó thở. Ban đầu nước mũi trong suốt sau đó đặc dần, nếu có kèm nhiễm khuẩn, dịch mũi sẽ đục lại và ngả vàng hoặc xanh.
  • Khô họng, ho nhiều do nghẹt mũi, khó thở và phải thở bằng miệng.
  • Mệt mỏi: Cảm giác đau nhức cơ thể kèm mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống.

Những triệu chứng xuất hiện khiến người mắc cảm thấy khó chịu, khi đó người bệnh có xu hướng tìm tới các thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Top 9 thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ tốt nhất hiện nay

Những thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến ở Mỹ đó là:

Zyrtec

Loại thuốc: Thuốc kháng histamin

Thành phần chính: Cetirizin

Công dụng: Sử dụng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên để

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ trên 6 tuổi: liều khởi đầu 5mg/lần/ngày, duy trì nếu kiểm soát được bệnh. Liều thường dùng: 10mg/lần/ngày
  • Người già: Không cần giảm liều ở người có chức năng thận bình thường
  • Người suy thận vừa đến nặng: Hiệu chỉnh liều tùy theo chức năng thận.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, với hydroxyzine hoặc bất cứ dẫn xuất nào của piperazine
  • Người bị suy thận nặng có độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút.

Tác dụng phụ: buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu

Claritin

Loại thuốc: Kháng histamin thế hệ 2

Thành phần chính: Loratadine

Công dụng: Giảm nhanh các triệu chứng như sổ mũi, ngứa mắt, hắt xì, chảy nước mũi, ngứa mũi, đau rát họng.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 1 viên/ngày (không sử dụng thêm trong vòng 24h).
  • Trẻ dưới 6 tuổi, người mắc bệnh gan, thận: Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với loratadin hoặc desloratadine

Tác dụng phụ: nhịp tim nhanh, không đều, đau đầu dữ dội, cảm giác choáng váng như sắp ngất,…

Allegra

Loại thuốc: Thuốc kháng histamin

Thành phần chính: Fexofenadine

Công dụng: Giảm các triệu chứng xuất hiện trong viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng đường hô hấp khác như: sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi hoặc cổ họng.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em 12 tuổi: 1 viên 180mg với nước 1 lần/ngày, không dùng quá 1 viên trong 24h
  • Người từ 65 tuổi trở lên, người mắc bệnh thận: tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người mẫn cảm với fexofenadine hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ: Ho, buồn nôn, kèm sốt, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, tim đập nhanh, đánh trống ngực, phát ban trên bề mặt da kèm ngứa ngáy, sưng đỏ,…

Flonase

Loại thuốc: Thuốc xịt mũi Corticoid

Thành phần chính: fluticasone

Công dụng: Điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt,…

Liều lượng:

  • Người lớn: Tuần 1: 2 lần mỗi bên mũi/ngày; Tuần 2-6: 1-2 lần mỗi bên mũi nếu cần; Sau 6 tuần: tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trẻ em (4-11 tuổi): Xịt 1 lần bên mũi hàng ngày

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Khô mũi, kích ứng mũi, buồn nôn, nôn, đau mắt, đau mặt, tổn thương mũi (đau, chảy máu cam,…), các mảng trắng ở mũi, cổ họng, đau khi nuốt, đau họng liên tục.
  • Nghiêm trọng: Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, khó thở, sưng miệng, môi, mặt, lưỡi,…). Mệt mỏi bất thường, sút cân, gặp vấn đề về thị giác,…

Lưu ý: Một số trẻ có thể bị chậm phát triển khi dùng sản phẩm, tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc lâu hơn 2 tháng.

Nasonex

Loại thuốc: Thuốc xịt mũi Corticoid

Thành phần chính: Mometasone furoate

Công dụng:

  • Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, dự phòng viêm mũi dị ứng theo mùa
  • Điều trị polyp mũi và các triệu chứng liên quan như sung huyết, mất mùi ở người lớn trên 18 tuổi.
  • Điều trị viêm mũi xoang ở bệnh nhân trên 12 tuổi (không có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng)

Liều lượng:

  • Người lớn, thanh thiếu niên: 2 lần xịt mỗi bên mũi mỗi ngày. Khi đã giảm triệu chứng giảm xuống còn 1 lần xịt cho mỗi bên mũi/ngày. Trường hợp không kiểm soát tốt, tăng lên liều tối đa 4 lần xịt mỗi bên mũi/ngày.
  • Trẻ 2-11 tuổi: 1 nhát xịt mỗi bên mũi/ngày

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Có nhiễm khuẩn khu trú tại niêm mạc mũi
  • Không dùng cho bệnh nhân phẫu thuật mũi hoặc chấn thương cho đến khi lành vết thương.

Tác dụng phụ: đau đầu, chảy máu cam, viêm hầu họng, nóng rát mũi, kích thích mũi, loét mũi,…

Rhinocort

Loại thuốc: Thuốc xịt mũi Corticoid

Thành phần chính: Budesonide

Công dụng:

  • Ðiều trị viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi vận mạch.
  • Dự phòng tái phát polyp mũi sau phẫu thuật cắt polyp.
  • Điều trị triệu chứng bệnh polyp mũi.

Liều lượng: Điều chỉnh phù hợp với từng người

Người lớn và trẻ trên 6 tuổi: 2 lần xịt mỗi bên mũi vào buổi sáng hoặc 1 lần xịt mỗi bên mũi vào buổi sáng, tối. Sau khi đã có hiệu quả, giảm xuống liều thấp nhất mà vẫn thấy hiệu quả.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ: Rối loạn hô hấp, kích ứng tại chỗ, xuất huyết đường mũi nhẹ, chảy máu cam, phù mạch, nổi mề đay, viêm da, nổi mẩn, ngứa,…

Nasalcrom

Loại thuốc: Thuốc chống dị ứng

Thành phần chính: Cromolyn Sodium

Công dụng:

  • Thuốc bổ trợ trong điều trị hen phế quản dai dẳng nhẹ
  • Phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức hay do lạnh, dị nguyên, chất gây ô nhiễm môi trường
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Bệnh thâm nhiễm dưỡng bào

Liều lượng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Liều thông thường: Xịt mỗi bên mũi 1 liều 5,2mg, ngày 3-4 lần, có thể kéo dài 12 tuần.
  • Liều duy trì: Xịt 5,2mg vào mỗi bên mũi cách 8-12 giờ/lần. có thể tăng tới 6 lần/ngày.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với cromolyn hay với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người thở khò khè cấp
  • Người bị bệnh mạch vành hoặc loạn nhịp tim (dạng thuốc khí dung có định liều)

Tác dụng phụ: nhức đầu, buồn ngủ, kích ứng miệng, buồn nôn, đau dạ dày, ruột, đau rát ở mắt, co thắt phế quản nhẹ, kích ứng họng, viêm da,…

Sudafed

Loại thuốc: Thuốc thông mũi

Thành phần chính: Phenylephrine

Công dụng:

  • Giảm tắc nghẽn và giảm áp lực xoang tạm thời
  • Giảm triệu chứng nghẹt mũi do cảm lạnh, sốt dị ứng hay dị ứng khác ở đường hô hấp trên.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/4h, tối đa 6 viên/24h
  • Trẻ dưới 12 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Mắc bệnh tim nặng, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim
  • Người bị block nhĩ thất, tăng huyết áp nặng, nhịp nhanh thất hoặc xơ cứng động mạch nghiêm trọng.
  • Bệnh Glaucoma góc đóng hoặc cường giáp
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế IMAO hoặc dừng thuốc chưa quá 14 ngày
  • Phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ: Chán ăn, ngứa da, nổi mẩn đỏ, cảm giác bồn chồn hoặc phấn khích, mất ngủ,…

Afrin

Loại thuốc: Thuốc thông mũi dạng xịt

Thành phần chính: Oxymetazoline

Công dụng: Giảm triệu chứng nghẹt mũi khi bị cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng cách gây co mạch ở mũi, giảm sưng tấy tại chỗ.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: xịt 2-3 nhát mỗi bên cánh mũi, xịt 1-2 lần/ngày. Không xịt trên 2 lần/ngày
  • Trẻ dưới 6 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Dùng hơn 3 ngày.
  • Cẩn trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt

Tác dụng phụ: Cảm giác bỏng rát, châm chích, khô mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,…

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ

  • Thăm khám trực tiếp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, liều lượng và cách dùng ghi trên nhãn hoặc chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng thuốc khi có phản ứng bất thường và thông báo ngay với bác sĩ của bạn để lắng nghe tư vấn.
  • Khi kết hợp sử dụng thêm một loại thuốc điều trị nào đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sau thời gian dự kiến không có hiệu quả rõ rệt, liên hệ với bác sĩ để thay đổi liệu pháp điều trị.

Hiện nay, có khá nhiều thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam. Do đó, bạn cần sáng suốt để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp, hiệu quả đẩy lùi viêm mũi dị ứng mà vẫn đảm bảo an toàn với sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Các thuốc trị viêm mũi dị ứng của Mỹ kể trên đều được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả, chất lượng trước khi được lưu hành ra thị trường. Những thuốc này đem lại hiệu quả làm giảm viêm mũi dị ứng khá tốt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh cũng như thể trạng riêng mà hiệu quả điều trị ở mỗi người một khác.

Với các thuốc trị viêm mũi dị ứng thuộc nhóm kháng histamin, người bệnh có thể mua ở các hiệu thuốc. Còn với các nhóm thuốc khác, người mắc cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc sao cho phù hợp.

Hơn nữa, không phải loại thuốc nào của Mỹ cũng được đăng ký lưu hành tại thị trường Việt Nam. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ hơn xem liệu tại thời điểm hiện tại, sản phẩm thuốc đó có đang được lưu hành không trước khi quyết định tìm mua.

  • Triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài, đã sử dụng thuốc điều trị nhưng không có cải thiện
  • Xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng: Sưng nặng, đau đớn, ho nhiều và sốt...
  • Có dấu hiệu dị ứng nặng đến mức phù nề, khó thở,..
  • Xuất hiện những phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

Cập nhật 2:17 PM , 01/04/2024

Tin liên quan

Viêm Mũi Dị Ứng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là thời điểm mà viêm mũi dị ứng xuất hiện phổ biến. Vậy viêm mũi dị ứng nguyên nhân vì đâu? Bài...

16 Loại Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó lại gây ra...

Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Nào Tốt Nhất? Top 12 Loại Khuyên Dùng

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng được sử dụng với mục đích cải thiện nhanh tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở… Tuy nhiên, để có...

Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Là Như Thế Nào? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi từ ngày này qua tháng khác khiến người mắc viêm mũi dị ứng quanh năm khó chịu và mệt mỏi. Làm thế...

Viêm Mũi Xuất Tiết Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là bệnh Tai Mũi Họng thường gặp. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh thường khiến trẻ quấy khóc...

Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Hắt hơi liên tục, nước mũi chảy giàn giụa, ngạt mũi,... là những triệu chứng xuất hiện gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tham khảo ngay...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *