Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là bệnh Tai Mũi Họng thường gặp. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh thường khiến trẻ quấy khóc nhiều, khó chịu, ăn kém, nguy cơ đối diện nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản…
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em là gì?
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ là tình trạng mũi bị viêm và chảy dịch nhầy xanh kèm hắt hơi, nghẹt mũi. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, chủ yếu hình thành khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là thời điểm giao mùa, môi trường sống có độ ẩm quá cao hoặc ô nhiễm không khí.
Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ là:
- Do tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…): Khi trẻ bị vi khuẩn, virus tấn công, chúng có thể xâm nhập vào các xoang mũi gây viêm nhiễm và kích thích niêm mạc mũi.
- Do tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng: Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với các vật liệu như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật…có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn tới viêm mũi xuất tiết.
- Sức đề kháng yếu: Khác với người lớn, hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu, phản ứng của cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ môi trường chưa hoàn thiện như người lớn, vì vậy khi gặp các tác nhân xấu trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Do thời tiết, môi trường: Thời tiết thay đổi đột ngột khi cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ dẫn tới nguy cơ bị viêm mũi xuất tiết cao hơn. Ngoài ra, trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
- Một số bệnh lý khác: Trẻ nếu mắc các bệnh lý như: polyp mũi xoang, viêm miệng, cảm lạnh kéo dài…cũng có nguy cơ cao bị viêm mũi xuất tiết.
- Thói quen sinh hoạt: Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa chất kích thích cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng xuất tiết ở trẻ.
Triệu chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Ban đầu viêm mũi xuất tiết thường khó nhận biết bởi các triệu chứng thường nhẹ (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi…), giống như cảm cúm. Bệnh nhân chỉ nhận ra khi tình trạng đã trở nặng, với các triệu chứng như:
- Sung huyết và đỏ niêm mạc mũi.
- Mũi khô rát.
- Dịch mũi chảy ra có màu trắng hoặc xanh đặc.
- Nghẹt mũi một hoặc cả hai bên.
- Sổ mũi và hắt hơi liên tục.
- Không ngửi và nếm được mùi vị.
- Khó thở, ù tai.
- Hơi thở có mùi hôi. do ổ viêm lan xuống họng.
- Người mệt mỏi, khó chịu.
Biến chứng viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng lâu không điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng có hại tới sức khỏe như:
- Viêm họng viêm phế quản.
- Viêm thanh quản.Nhức đầu và viêm xoang.
- Ho, ho kéo dài.
- Thị lực kém.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ điều trị thế nào?
Việc điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ thường chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây viêm. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
1. Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ khi có nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ngoài ra một số loại thuốc kháng histamin H1 cũng được chỉ định trong điều trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ, với tác dụng giúp ức chế sự phóng thích cũng như hoạt động của histamin, ngăn chặn dị ứng xảy ra.
Lưu ý: Thuốc tây giúp giảm các triệu chứng viêm mũi tiết dịch nhanh chóng nhưng người bệnh có nguy cơ gặp các tác dụng phụ do thuốc gây ra như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt… Sử dụng quá nhiều thuốc Tây còn khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, kháng kháng sinh…
2. Dùng thuốc xịt mũi
Sử dụng thuốc xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc có thể bao gồm: thuốc giảm viêm, steroid mũi hoặc thuốc giúp giảm tiết chảy mũi…
Lưu ý: Bố mẹ chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về xịt, tránh những tác dụng phụ đáng tiếc như: đau đầu, chóng mặt, khô rát mũi, mất khứu giác, co cứng niêm mạc mũi…
3. Trị viêm mũi xuất tiết tại nhà bằng phương pháp dân gian
Sử dụng nước muối sinh lý: Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con để loại bỏ vi khuẩn và dịch viêm, giúp làm dịu, giảm sưng viêm ở cổ họng.
- Xông mũi bằng tinh dầu: Phương pháp này có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong xoang, thông mũi, giảm nghẹt mũi cho trẻ. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả, tinh dầu tràm… Bố mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy xông hoặc chậu nước nóng để xông cho trẻ.
- Xông mũi bằng các loại thảo dược quen thuộc có sẵn trong vườn nhà như: Gừng tươi, tía tô, lá trầu không… Tất cả nguyên liệu đều cần làm sạch, đun sôi với nước sau đó cho trẻ xông trong khoảng 15 – 20 phút, ngày 2 lần.
Lưu ý: Biện pháp này chỉ áp dụng được với những trường hợp trẻ bị viêm mũi nhẹ; trường hợp bệnh nặng, kéo dài sử dụng các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra việc xông hơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bỏng cho trẻ, với những trẻ quá nhỏ, bố mẹ không nên áp dụng phương pháp này.
4. Chữa viêm mũi xuất tiết bằng thuốc Đông y
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Viêm mũi xuất tiết là chứng tỵ cừu, tỵ tắc. Nguyên nhân xuất phát từ tạng phế, tỵ bị suy giảm khiến cho vệ khí không bền chặt, tà khí xâm nhập phế kinh làm cho phế khí mất tuyên giáng gây ra chảy nước mũi, sổ mũi xanh, hắt hơi hoặc nghẹt mũi…
Điều trị viêm mũi xuất tiết bằng Đông y sẽ tập chung vào bồi bổ chính khí, tăng cường lưu thông khí huyết tạng phủ, cân bằng âm dương, nâng cao chính khí, bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Các vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc Đông y có tác dụng khu phong, tán hàn, thẩm thấp, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đặc biệt, thuốc Đông y thường lành tính, an toàn với mọi đối tượng, trẻ nhỏ sử dụng lâu dài không lo phụ thuộc thuốc hay gặp tác dụng phụ từ thuốc.
Lưu ý: Hạn chế duy nhất của thuốc Đông y là tác dụng chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài mới cho hiệu toàn diện.
Cách phòng ngừa viêm mũi xuất tiết ở trẻ
Vì trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị viêm mũi xuất tiết do sức đề kháng yếu, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc quá nhạy cảm với yếu tố thời. Do vậy, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
- Ăn uống khoa học, tăng cường ăn rau xanh, quả giàu vitamin và chất chống viêm như: dâu, nho, cà chua… Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo, thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Cho trẻ vận động thường xuyên tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe.
- Rửa tay thường xuyên, giữ môi trường sống sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tránh tiếp xúc với người bị viêm mũi, cảm lạnh…
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và sử dụng thuốc theo chỉ định.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm mũi xuất tiết ở trẻ em. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này, đồng thời biết cách điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ. Quá trình chăm sóc trẻ nếu có biểu hiện bất thường , cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi xuất tiết là một bệnh viêm nhiễm phổ biến ở trẻ em, và nó có thể lây nhiễm cho người khác. Bệnh này thường được truyền qua vi khuẩn và virus, thông qua tiếp xúc với dịch mũi hoặc hạt mủ từ người bị mắc bệnh.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ có thể có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhiễm trùng đến dị ứng và yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền có thể tăng nguy cơ nhưng không phải lúc nào cũng là nguyên nhân duy nhất.
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai, mũi, họng.
Trẻ nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng viêm mũi xuất tiết kéo dài hơn một tuần, có dấu hiệu khó chịu nghiêm trọng như khó thở, đau tai, sốt cao, hoặc nếu triệu chứng nguyên nhân ra máu.