Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

11:00 AM , 31/03/2024

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Cha mẹ cần nắm vững kiến thức về công dụng, cách dùng…để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh, tránh gặp những tác dụng phụ không đáng có. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ. Bạn đọc hãy dành vài phút để theo dõi nhé.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Hiện nay, có nhiều loại thuốc sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ bao gồm:

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dùng tại chỗ

Nước muối sinh lý 0,9%: 

  • Tác dụng: Giúp làm sạch khoang mũi họng, loại bỏ bụi bẩn, loãng dịch mũi, giúp đẩy nhanh dịch ra ngoài.
  • Cách dùng: Dùng để nhỏ mũi, rửa mũi và súc họng hàng ngày. Phụ huynh có thể dùng nước muối dạng phun xịt để làm sạch và thông mũi tốt hơn.
  • Lưu ý: Chỉ sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi trong trường hợp mũi bị viêm, có dịch. Không được khuyến cáo sử dụng hàng ngày nếu mũi của trẻ bình thường.

Thuốc xịt mũi chứa Glucocorticoid: 

  • Tác dụng: Giúp giảm tình trạng viêm của niêm mạc mũi, giảm triệu chứng ngứa, chảy nước mũi, đặc biệt là nghẹt mũi.
  • Cách dùng: Dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý: Cha mẹ không nên cho con dùng loại thuốc này kéo dài bởi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và suy tuyến thượng thận.

Nhóm thuốc nhỏ mũi gây co mạch:

  • Tác dụng: Tác dụng gây co mạch tại chỗ, giảm hiện tượng sưng nề, đẩy dịch đọng trong khoang mũi, giúp bệnh nhân giảm nghẹt nhanh chóng.
  • Cách dùng: Thuốc có thể được dùng dưới dạng xịt mũi, nhỏ mũi hoặc dạng uống.
  • Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc trong vòng 7 ngày, dùng kéo dài có thể bị nhờn thuốc, khiến tình trạng viêm mũi có thể quay trở lại thậm chí nặng hơn thành viêm mũi mạn tính.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ đường uống

Nhóm thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin H1 được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng ở mũi như: Hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi… Cha mẹ cần lựa chọn loại thuốc và dạng bào chế an toàn cho từng độ tuổi của trẻ như: 

Thuốc Loratadine

  • Tác dụng: Cải thiện các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi… 
  • Liều lượng: Bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh.
  • Lưu ý: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tim đập nhanh…  Tuyệt đối không được sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc Cetirizin

  • Tác dụng: Giúp kìm hãm các triệu chứng dị ứng khó chịu như: Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…
  • Liều lượng: Trẻ trên 6 tuổi, mỗi ngày sử dụng 1 viên 10mg hoặc chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 5mg.
  • Lưu ý: Không sử dụng Cetirizin cho trẻ dưới 6 tuổi, vì thuốc có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Thuốc Claritin

  • Tác dụng: Giúp kiềm chế, kiểm soát hoạt động của histamin trong cơ thể và giảm triệu chứng dị ứng khó chịu.
  • Liều lượng: Trẻ trên 30kg: 10ml/ngày (khoảng 2 thìa cafe). Trẻ dưới 30kg: 5ml/ngày (khoảng 1 thìa cafe).
  • Lưu ý:  Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,… Khi dùng nếu thấy dấu hiệu bất thường nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Nhóm thuốc Kháng sinh: 

  • Nhóm thuốc Penicillin và kháng sinh chứa sulfur như Sulfamethoxazole, Trimethoprim,… : Sử dụng chủ yếu để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ.
  • Nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin: Sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bị bội nhiễm tái phát nhiều lần, hay vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc. 
  • Nhóm kháng sinh kháng nấm Amphotericin B hoặc Voriconazole: Sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm do nấm.

Lưu ý: Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm vi khuẩn. Cần có bác sĩ chỉ định, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con dùng để tránh bất thường xảy ra. 

Nhóm thuốc Glucocorticoid đường uống:

Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp trẻ bị viêm mũi, viêm xoang nặng, mạn tính và không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

  • Tác dụng: Giúp giảm tiết chất dịch ở xoang mũi, kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
  • Liều lượng: Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý: Thuốc có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ như: Rối loạn giấc ngủ, nôn ói, suy tuyến thượng thận…

3. Thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thuốc nam được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ vì tính an toàn cao, hiệu quả toàn diện, lâu dài. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn phòng Chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường cho biết: “Thuốc Đông y tác động vào sâu căn nguyên gây bệnh, điều trị bệnh tận gốc, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như: hắt hơi nhiều, ngứa mũi, mũi chảy dịch, tắc nghẹt mũi…Thuốc nam tương thích với cơ địa người Việt, lại lành tính, bào chế từ các thảo dược tự nhiên nên an toàn với mọi đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ”.

Những bài thuốc Đông y được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên an toàn lành tính
Những bài thuốc Đông y được bào chế từ nguyên liệu tự nhiên an toàn lành tính

Ưu điểm: 

  • Trị vào tận gốc bệnh.
  • Hỗ trợ bồi bổ sử dụng, tăng cường đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa tái phát.
  • Thảo dược sạch, lành tính
  • Không gây tác dụng phụ, không lo phụ thuộc thuốc.
  • An toàn với mọi đối tượng

Nhược điểm: Thuốc Đông y tác dụng chậm vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài theo hướng dẫn của thầy thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.

Một số bài thuốc cụ thể: 

1. Bài thuốc Ngọc bình phong tán

Thành phần: Phòng phong, hoàng kỳ, bạch truật liều bằng nhau tán bột.
Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần pha cùng nước gừng ấm.
Tác dụng: Bài thuốc giúp bồi bổ chính khí cơ thể, ngăn ngừa bệnh lý hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng.

2. Bài thuốc Thương nhĩ tán

Thành phần: Thương nhĩ tử (hạt ké đầu ngựa) 7g, tân di hoa 15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g.
Cách dùng: Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
Tác dụng: Làm thông mũi, chống đau đầu, thường để trị các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính.

3. Bài thuốc kinh nghiệm trị viêm mũi dị ứng

Thành phần: Gai bồ kết 15g, hoa cứt lợn 30g, thăng ma 8g, tỳ giải 12g, tân di 10g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa 15g, bạch chỉ 10g, bạch đồng nam 15g, cỏ mần trầu 20g, cam thảo đất 15g, trần bì 15g, sa sâm 15g, cát căn 12g, cam thảo 5g, tô tử 15g.
Cách dùng: Đun thuốc cùng 1lit nước đến khi còn lại 300ml, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống sáng và chiều. Uống khi còn ấm.
Tác dụng: Điều trị viêm xoang dị ứng lâu ngày gây đau đầu, kèm hắt hơi sổ mũi và sáng sớm hoặc thay đổi thời tiết.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không tự ý bốc thuốc điều trị, khi chưa được bác sĩ thăm khám, đồng ý.
  • Không sử dụng thuốc khi thấy có dấu hiệu mốc, hết hạn…
  • Nên thăm khám bốc thuốc tại các cơ sở uy tín
  • Không uống kết hợp giữa Đông và Tây y.
  • Quá trình dùng thuốc nếu có vấn đề bất thường nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.
  • Kết hợp rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tránh xa dị nguyên gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa…
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ dậy.
  • Tăng đề kháng bằng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhằm cung cấp vitamin, đặc biệt là vitamin C.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh, giao mùa.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ được sử dụng rộng rãi trên thị trường mà cha mẹ có thể tham khảo. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Việc sử dụng thuốc ở trẻ có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, hoặc dị ứng. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào loại thuốc và cơ địa của từng trẻ. Sự giám sát và chỉ định của bác sĩ rất quan trọng để đối phó với tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bệnh chỉ được chữa khỏi hoàn toàn nếu trẻ không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Vì vậy chỉ có thể điều trị làm giảm các triệu chứng dị ứng mở mũi khi bệnh khởi phát. Cha mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng việc xịt rửa mũi mỗi ngày, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

Đây không phải là bệnh lây nhiễm vì nó là bệnh tự phát, do cơ thể quá nhạy cảm với một yếu tố gây dị ứng nào đó.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ và người lớn hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên vì trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa ý thức được độ nghiêm trọng của bệnh và chưa biết cách bảo vệ bản thân vì vậy khi mắc bệnh sẽ mệt mỏi hơn, kèm quấy khóc. Ngoài ra, vì trẻ thường vui chơi cùng bạn bè nên dễ tiếp xúc với các mầm bệnh, khiến bệnh tiến triển nặng hơn hoặc kéo dài hơn.

Trẻ nên đi khám bác sĩ nếu triệu chứng viêm mũi dị ứng gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, kéo dài hoặc không giảm sau khi thực hiện các biện pháp tự chăm sóc, hoặc nếu có dấu hiệu biến chứng như nổi mẩn, khó thở, hoặc các triệu chứng nặng hơn.

Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm mũi dị ứng

Thực phẩm nên ăn:

  • Rau củ quả chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng, củng cố hệ miễn dịch.
  • Món ăn giàu Omega-3 (cá hồi, cá mòi, cá nục…): Tác dụng giảm sưng tấy đường hô hấp.
  • Thực phẩm tính ấm (hành, gừng, tỏi…) giúp tăng hương vị cho món ăn, kích thích vị giác, giảm triệu chứng viêm mũi.
  • Thực phẩm nhiều kẽm: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm rất tốt.

Thực phẩm nên kiêng: 

  • Đồ cay nóng.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa vì sẽ làm tăng tiết nhầy, ẩm ướt tại điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Chất phụ gia: Có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm mũi ở trẻ.

Cập nhật 9:01 AM , 04/04/2024

Tin liên quan

Viêm Mũi Xuất Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nước mũi chảy ròng ròng, hắt hơi liên tục, cổ họng khó chịu, mũi ngứa ngáy… là những khó chịu người bệnh thường gặp phải khi bị viêm mũi xuất...

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em: Biện Pháp Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng giảm thất thường khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng, tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột...

TOP 5 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Tỏi Tốt Nhất Hiện Nay

Những năm trở lại đây, tỏi được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra. Nhưng ít ai biết rằng, nhiều cách...

Viêm Mũi Dị Ứng Mạn Tính: Biến Chứng Nguy Hiểm Chớ Chủ Quan

Viêm mũi dị ứng mạn tính là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm trên 12 tuần, với nhiều triệu chứng khó chịu như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…...

5 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Tốt Nhất

Yoga là phương thuốc thần kỳ không chỉ rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi...

Viêm Mũi Dị Ứng Máy Lạnh: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là bệnh lý thường gặp vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điều hòa, máy lạnh tăng cao. Vậy làm thế nào để...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *