Cách trị sâu răng cho bà bầu là thông tin nhiều chị em tìm kiếm vì đây là vấn đề thường gặp trong thai kỳ. Vậy làm thế nào để giải quyết sâu răng đúng cách mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi, cùng tham khảo ngay 5 cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây sâu răng ở bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ có nguy cơ mắc sâu răng và các bệnh về răng miệng cao hơn bình thường do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Tiêu biểu nhất là những lý do sau:
Thiếu hụt canxi trong thai kỳ
Canxi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cũng như việc hình thành nên xương, răng của thai nhi. Nhu cầu canxi của mẹ bầu cần cung cấp sẽ luôn tăng trong suốt giai đoạn mang thai. Vì thế, để cân bằng, cơ thể tự điều chỉnh bằng cách rút một lượng canxi có trong răng và xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Chính vì thế khi mang bầu không đủ canxi sẽ gây ra ảnh hưởng trước hết là răng yếu đi, dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Chế độ ăn uống nhiều bữa, ăn nhiều đồ ngọt hoặc chua
Mẹ bầu trong thai kỳ sẽ thường gặp cảm giác đầy chướng bụng, ăn nhanh no và cũng dễ đói do sự thu hẹp dạ dày nhường diện tích cho thai nhi. Khi đó hầu hết mẹ bầu đều có thói quen chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, hoặc chọn lựa việc ăn vặt để không bị đói.
Cộng với việc khẩu vị giai đoạn này cũng thay đổi, các loại thực phẩm được ưu tiên là đồ ngọt hoặc đồ chua giàu axit, đây chính là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sâu răng khi mang bầu.
Thay đổi hormone
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc tăng tích tụ của các loại vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng thường gặp gây ra các bệnh răng miệng trong đó có sâu răng có liên quan trực tiếp tới sự thay đổi hormone estrogen và progesterone khi phụ nữ mang thai.
Ốm nghén
Sự thay đổi hormone trong giai đoạn mang bầu còn gây ra ốm nghén khiến thức ăn trong dạ dày dễ trào ngược lên khoang miệng, cảm giác buồn nôn, nôn làm tăng acid và vi khuẩn gây sâu răng.
Vệ sinh răng không đúng cách khi mang bầu
Song song với việc mẹ bầu ăn nhiều bữa trong ngày, ăn vặt nhiều cộng với cảm giác mệt mỏi làm mẹ bầu lười hoặc sợ đánh răng thường xuyên. Thêm vào đó, trong thai kỳ khá nhiều mẹ bầu mắc chứng chảy máu chân răng, càng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên nhạy cảm hơn đẩy nguy cơ sâu răng lên đến đỉnh điểm.
5 cách trị sâu răng cho bà bầu hiệu quả
Các cách trị sâu răng cho bà bầu phải đáp ứng đầy đủ hai vấn đề chính đó là chữa bệnh hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Chính vì vậy, các phương pháp có nguồn gốc thiên nhiên được nhiều người quan tâm lựa chọn cho vấn đề răng miệng của mình trong giai đoạn thai nghén. Dưới đây là 5 cách trị sâu răng cho bà bầu tiêu biểu nhất.
Cách trị sâu răng cho bà bầu với đinh hương
Đinh hương không chỉ là một loại gia vị làm cho món ăn trở nên hấp dẫn mà còn là một loại thảo dược dùng nhiều trong y học. Trong đinh hương giàu chất eugenol là một dạng chất gây tê tự nhiên rất mạnh có tác dụng hỗ trợ giảm đau, sát trùng vết thương hoặc tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Đinh hương được áp dụng nhiều trong trị liệu sâu răng theo Đông y. Bên cạnh đó, đinh hương là dòng thảo dược từ thiên nhiên lành tính, không gây kích ứng, tác dụng phụ và an toàn với thai nhi trong bụng nên mẹ bầu có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng cách trị sâu răng tại nhà này.
Cách thực hiện:
- Mẹ bầu có thể dùng đinh hương tươi, lấy hai nhánh nghiến chặt cho ra nước ép, giữ phần nước đinh hương đó ở răng đau ít nhất 1 giờ.
- Nếu không có đinh hương tươi, các mẹ có thể dùng bông tăm thấm dầu đinh hương đặt lên phần răng bị đau nhức trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Khi dầu thấm vào chân răng, cơn đau sẽ giảm và vi khuẩn tấn công răng cũng bị vô hiệu hóa tương đối.
Cách trị sâu răng cho bà bầu bằng gừng tỏi
Sử dụng tỏi và gừng để chữa đau răng tại nhà là mẹo dân gian được nhiều người sử dụng cho hiệu quả tốt và lành tính.
Tỏi là một loại gia vị giàu chất kháng sinh tự nhiên như allicin, glycogen, fitonxit… có tác dụng diệt khuẩn hay sát trùng vô cùng công hiệu.
Còn về gừng, đây cũng là một trong các nguyên liệu trị đau răng có tác dụng nhanh và rẻ. Trong gừng tươi chứa các chất tecpen, oleoresin, và men zingibain có chức năng giảm đau, sát khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và giã nát từ 2-3 tép tỏi, 1 nhánh gừng tươi cùng một chút muối trắng
- Đắp hỗn hợp lên vùng răng bị sâu trong khoảng 10 – 15 phút.
- Mẹ bầu dùng đều đặn hàng ngày sẽ cảm nhận tần suất của các cơn đau buốt răng giảm dần và nhẹ hơn.
- Lưu ý với những người bị nghén và sợ mùi tỏi hoặc gừng có thể dùng độc lập 1 trong 2 loại trên.
Xem thêm: 3 cách chữa sâu răng bằng lá trầu không đơn giản không phải ai cũng biết!
Trị sâu răng bằng rượu hạt cau
Cau là loại quả có vị chát đắng và cay, tính ôn hoà. Thành phần của loại quả này gồm 70% là tanin (khi quả xanh), myristicin, laurin, olein, galactan, muối vô cơ, sacaroza, nanman, … là những hoạt chất có tác dụng sát khuẩn tốt, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Trị sâu răng bằng cau được đánh giá là bài thuốc dân gian mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho mẹ bầu.
Cách thực hiện:
- Mẹ bầu tách cau lấy hạt, phơi khô từ 8-12 giờ nắng, sau đó cho lên bếp sao nóng khoảng 5 phút.
- Cho hạt cau sao khô ngâm với rượu trắng theo tỉ lệ 1 cau – 8 rượu.
- Ngâm hỗn hợp trên trong khoảng 30 ngày.
- Sau khi rượu cau có thể sử dụng. Mẹ bầu có thể chữa sâu răng, đau nhức răng bằng cách súc miệng dung dịch rượu cau.
- Với phương pháp này, mẹ bầu nhạy cảm cần lưu ý vì vị khá cay nóng. Tuyệt đối không nên nuốt rượu cau trong quá trình súc miệng.
Cách trị sâu răng cho bà bầu tại nhà bằng lá trà xanh
Ưu điểm của trà xanh trong việc trị sâu răng đó chính là bổ sung axit tannic, florua, catechin, các chất này giúp men răng chắc khỏe hơn, hơi thở thơm mát, loại bỏ một số vi khuẩn trong khoang miệng. Đặc biệt là trong quá trình mang thai, nội tiết tố cơ thể tăng cao, làm men răng suy giảm nghiêm trọng đỉnh điểm.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 100gr lá trà xanh tươi ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại.
- Nấu trà với khoảng 2 lít nước đun trong 20 phút cho trà phôi tối đa
- Sau khi hỗn hợp trà xanh nguội, mẹ bầu có thể dùng để súc miệng một ngày 3-5 lần.
Đến phòng khám nha khoa
Nhiều bà bầu trì hoãn khám răng và tác động tới răng trong thời gian mang thai vì những ảnh hưởng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé.
Đây là giai đoạn tương đối nhạy cảm, các bộ phận và cơ quan trong cơ thể của thai nhi đang hình thành phát triển nên bất kỳ một tác động nào tới xương, răng cũng có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Tuy nhiên trên thực tế, mẹ bầu có thể đi hàn răng sâu vào thời kỳ mang thai từ 14 – 27 tuần. Các phương pháp dân gian tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm và hỗ trợ vô hiệu hóa tạm thời sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Vì thế, nếu mẹ bầu đang bị sâu răng nặng và có cơn đau nhức kéo dài không nên trì hoãn khám chữa răng sâu. Ở giai đoạn từ 14 tuần thai, thai nhi phát triển đi vào ổn định hơn nên không bị ảnh hưởng khi hàn răng. Thêm vào đó, khi tới cơ sở nha khoa uy tín, người bệnh có thể được tư vấn phương pháp chữa hoặc làm giảm cơn đau an toàn nhất từ các bác sỹ chuyên môn.
Hiện nay, công nghệ trám răng Laser Tech là thế hệ laser nha khoa 4.0 được áp dụng cho người bệnh với chất lượng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo độ bền chắc tối đa cho vết trám và tương đối an toàn khi thực hiện với bà bầu.
Công nghệ này có tác dụng kích thích chất trám tạo ra những chân bám tại các vị trí cố định mà không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh. Khi thực hiện trám răng laser các triệu chứng đau nhức sẽ hoàn toàn biến mất và phục hồi khả năng ăn nhai ở người bệnh.
Ưu điểm của phương pháp trám răng này là hạn chế được tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như trong phương pháp bọc răng sứ, đồng thời không làm răng bị thay đổi về cấu trúc. Vì thế xương hàm cũng không bị bất cứ tác động nào, không gây ra những cảm giác ê buốt và tác dụng phụ khác cho bà bầu.
Có thể thấy rằng khi ở trong giai đoạn mang thai bị sâu răng, mẹ bầu cần đánh giá đúng tình trạng của mình để lựa chọn phương pháp hợp lý nhất. Các biện pháp tự nhiên chỉ nên áp dụng để cầm chừng vi khuẩn sâu răng. Cách chữa trị sâu răng cho bà bầu dứt điểm nhất vẫn là tới bệnh viện nha khoa để khám và điều trị. Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết, mẹ bầu sẽ chọn cho bản thân cách tốt nhất để khắc phục vấn đề bản thân gặp phải.
Có thể bạn quan tâm: