Đau dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm loét hay xuất huyết dạ dày… Để điều trị bệnh, chế độ ăn là một trong những yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng. Khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh, đau dạ dày có nên ăn khoai lang không là một trong những thắc mắc phổ biến hàng đầu.
Những người mắc đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Khoai lang là thực phẩm dân dã, quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Theo Y học cổ truyền, loại củ này mang vị ngọt, tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ cho khả năng lợi mật, tiêu viêm và bồi dưỡng cơ thể hiệu quả.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, khoai lang có chứa tới 70% tinh bột và hàm lượng cao các chất như canxi, chất xơ, vitamin, protein, potassium. Từ đây, ăn khoai lang thường xuyên sẽ góp phần điều hòa huyết áp, ổn định tim mạch, chữa nhuận tràng, táo bón…
Với bệnh nhân mắc đau dạ dày, sử dụng khoai lang có thể mang đến nhiều lợi ích như:
- Trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp điều hòa sự tiết dịch vị, cân bằng độ PH trong dạ dày cũng như cải thiện các triệu chứng đau bụng, nặng bụng, táo bón…
- Hàm lượng tinh bột cao trong khoai lang sẽ tạo nên lớp nhầy vững chắc để bảo vệ thành niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của các tác nhân gây hại cho dạ dày.
- Hoạt chất Beta-carotene có trong khoai lang giúp chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy sự phục hồi của lớp niêm mạc và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước sự gây hại của các gốc tự do.
- Các loại vitamin trong khoai lang hình thành lớp màng bảo vệ, kiểm soát tình trạng viêm loét, tổn thương dạ dày.
Như vậy, với thắc mắc đau dạ dày có nên ăn khoai lang không, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng món ăn này để chữa bệnh mà không lo đến những tác dụng phụ hay ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Gợi ý một số món ăn từ khoai lang cho người đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng khoai lang để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ngoài khoai lang luộc hay khoai lang nướng thông thường, bạn có thể tham khảo một số món ăn đơn giản, dễ làm tại nhà sau đây:
Súp khoai lang
Đây là món ăn mềm, lỏng nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là với những người mắc đau dạ dày.
- Chuẩn bị: 100g khoai lang, 1 thìa cà phê bột mì, 1 thìa cà phê bơ nhạt, 1 thìa cà phê dầu oliu, 1 thìa cà phê sữa, 1 thìa cà phê nước gừng, 1 thìa cà phê đường.
- Cách thực hiện: Cho bơ và bột mì vào chảo, đảo đều cho đến khi chuyển sang màu cánh gián. Bạn cho thêm 1 bát nước lọc, khoai lang và nước gừng đun đến khi khoai chín. Tiếp đến, hãy cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây. Cuối cùng hãy cho hỗn hợp trên lên bếp, thêm sữa và đun nóng rồi cho ra bát ăn khi còn nóng.
Chè khoai lang
Chè khoai lang là món ăn ngon ngọt, thường được sử dụng như một món tráng miệng sau bữa ăn hàng ngày và cũng được đánh giá là thực phẩm tốt cho dạ dày. Để tạo nên món chè này, các bạn có thể tham khảo công thức sau đây:
- Chuẩn bị: 1 củ khoai lang to, 100g bột báng, 1 hộp nước cốt dừa, đường cát, vani.
- Cách thực hiện: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi mang đi hấp chín và nghiền nhuyễn. Bạn tiếp tục cho khoai vào nồi, thêm nước cốt dừa và đường cát khuấy cho đều tay. Khi hỗn hợp hòa quyện với nhau, bạn thêm bột báng và nấu cho đến khi nở đều. Cuối cùng, bạn tắt bếp, múc chè ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Canh khoai lang hầm xương
Với món ăn này, bạn có thể kết hợp chung với một số nguyên liệu như cà rốt, khoai tây, củ dền, bí đao,… và sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày.
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 200g xương heo, 1 củ cà rốt, 1 củ dền, 1 củ khoai tây.
- Cách thực hiện: Rửa sạch xương đã chuẩn bị, thêm nước và hầm cho nhừ. Các nguyên liệu còn lại làm sạch, gọt bỏ lớp vỏ rồi cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn. Khi xương heo nhừ, bạn cho tiếp phần rau củ vào và nấu cho đến chín đều. Cuối cùng, hãy nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm chút hành ngò và tắt bếp. Món ăn này có thể sử dụng riêng hoặc kèm với một chén cơm trắng nóng.
Một số lưu ý sử dụng khoai lang khi bị đau dạ dày
Khi tìm hiểu đau dạ dày có nên ăn khoai lang không, có thể thấy rằng đây là loại thực phẩm an toàn và lành tính với người mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để sử dụng khoai lang đúng cách như:
- Chỉ ăn tối đa 200g khoai lang mỗi ngày và chia thành nhiều bữa nhỏ. Việc ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến cho bụng bị đầy hơi, khó tiêu.
- Nên ăn khoai lang sau bữa trưa, không nên ăn khoai lang khi bụng đói bởi có thể sẽ khiến cho vùng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương.
- Chọn khoai lang còn nguyên vỏ, không có dấu hiệu hư hỏng. Đặc biệt không sử dụng khoai lang có xuất hiện đốm đen vì có thể gây tổn thương đến chức năng gan.
- Nên kết hợp việc dùng khoai lang với chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học để đạt được hiệu quả cải thiện bệnh tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc đau dạ dày có nên ăn khoai lang không. Đây là loại thực phẩm hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách, đồng thời chú ý thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Cập nhật 1:40 PM , 17/08/2023