Ê buốt răng khi mang thai là bệnh gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị

2:12 AM , 02/08/2023

Ê buốt răng khi mang thai là hiện tượng diễn ra thường xuyên khiến mẹ bầu lo lắng không biết có phải là bệnh lý nào của cơ thể không và làm sao để giải quyết được tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho thai phụ thông tin cần thiết về vấn đề này.

Ê buốt răng khi mang thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ gặp khá nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần, răng nướu cũng là một vấn đề không ngoại lệ. Sự tăng cường của các hormone trong khi mang bầu làm cho những dấu hiệu nướu sưng, chảy máu, răng ê buốt xuất hiện thường xuyên hơn.

Ê buốt răng khi mang thai là biểu hiện thường gặp của bệnh nha chu. Đây là một loại bệnh lý không thể xem thường vì có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Cụ thể, mẹ bầu mắc phải bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi bị thiếu cân hoặc thậm chí là sinh non.

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có nguy hiểm không?
Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có nguy hiểm không?

Theo một thống kê y tế gần đây, có tới hơn 60% phụ nữ có thai gặp phải hiện tượng răng ê buốt chân răng, đau lợi. Trong đó những người chủ quan coi nhẹ bệnh, không chữa trị thì có tới 70% là sinh non; 20% trẻ sơ sinh phát triển không được khỏe mạnh như bình thường, đề kháng kém, dễ mắc bệnh như ho, cảm cúm, biếng ăn… Duy chỉ có 3% trong đó bé và mẹ khỏe mạnh, phần trăm còn lại bị sảy thai. Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên coi thường chứng ê buốt chân răng khi có thai.

Nguyên nhân của chứng ê buốt răng khi mang thai

Khi quá trình mang thai diễn ra, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi ứng với sự phát triển của bé. Sự thay đổi nội tiết tố nữ sẽ gây nên rất nhiều hiện tượng cho toàn cơ thể trong đó có ê buốt răng.

Trong cơ thể phụ nữ có thai, tuần hoàn máu sẽ được vận chuyển tới nướu nhiều hơn so với mức bình thường. Điều này dẫn tới việc răng sẽ nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài như nóng, lạnh, chua, cay thậm chí là đau nhức khó chịu. 

Thêm vào đó, khi có bầu nhiều người bị ốm nghén, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi khiến việc lười vệ sinh răng miệng trong khi các bữa ăn tăng lên, lượng ăn vặt cũng tăng đột biến. Với các yếu tố trên, vi khuẩn thuận lợi phát triển gây ra bệnh sâu răng. Ê buốt răng có thể là một dấu hiệu của bệnh sâu răng ở bà bầu.

Cách trị ê buốt răng ở bà bầu

Điều trị ê buốt răng cho bà bầu là vấn đề được hầu hết các mẹ quan tâm và cần đáp ứng. Giải pháp luôn phải đầy đủ hai yếu tố chính là hiệu quả tốt và an toàn cho thai nhi trong bụng. Dưới đây là cách trị ê buốt răng tại nhà với mẹo dân gian mẹ bầu có thể tham khảo:

Dùng tỏi tươi

Tỏi tươi được khoa học chứng minh là có khả năng kháng viêm, sát khuẩn có tác dụng làm dịu ê buốt hiệu quả. Sử dụng tỏi tươi khi đau ê ẩm răng, răng nhức buốt là phương pháp đơn giản nhất ai cũng thực hiện được. 

Mẹ bầu cắn giữ miếng tỏi tại vị trí răng đau khoảng 20 phút cảm giác ê buốt sẽ nhanh chóng kết thúc. Để phát huy tốt nhất, mẹ bầu nên nướng vàng nhánh tỏi trên lửa sau đó lấy miếng tỏi đó cắn ngậm luôn khi còn ấm nóng sẽ có tác dụng nhanh chóng hơn.

Nha Khoa ViDental là đơn vị ĐẦU TIÊN tại Việt Nam áp dụng đầy đủ 45 tiêu chuẩn quốc tế AIFC. Sự ra đời của ViDental đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nha khoa và được đông đảo cộng đồng đặt niềm tin...
Tỏi tươi có tác dụng làm giảm ê buốt chân răng khi mang thai.
Tỏi tươi có tác dụng làm giảm ê buốt chân răng khi mang thai.

Gừng tươi

Gừng là loại gia vị không chỉ mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà việc sử dụng gừng tươi còn có khả năng chữa ho, giải cảm, giảm ê buốt răng, sâu răng,…

Mẹ bầu chỉ cần làm sạch gừng, đập hoặc giã nhỏ đắp vào vị trí răng ê buốt khoảng 15 phút sẽ thấy công hiệu tức thì. Với những người nghén không thể chịu được mùi tỏi, gừng chính là giải pháp thay thế tốt, chống buồn nôn tức thời.

Xem thêm: Nguyên nhân gây ê răng sau khi cạo vôi là gì? Cách xử lý hiệu quả
Ngậm gừng tươi giúp làm giảm nhanh cảm giác ê buốt răng
Ngậm gừng tươi giúp làm giảm nhanh cảm giác ê buốt răng

Lá lốt

Lá lốt là một loại lá phổ biến tại khí hậu nhiệt đới Việt Nam, vừa rất dễ tìm kiếm lại mang hương vị đặc trưng trong ẩm thực. Khi bị ê buốt răng, mẹ hãy rửa sạch lá lốt và nhai sống, hoặc giã nát lấy bã đắp lên vị trí răng đang bị buốt nhức cho đến khi dịu dần.

Công dụng chống viêm của lá lốt có tác dụng tốt đối với răng miệng
Công dụng chống viêm của lá lốt có tác dụng tốt đối với răng miệng

Trà xanh

Trong lá trà xanh có rất nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, làm hơi thở thơm mát. Mẹ bầu có thể uống nước trà xanh (không nên uống quá nhiều hàng ngày) hoặc sử dụng nước trà ấm để súc miệng giúp giảm và phòng chống bệnh ê buốt răng miệng hiệu quả.

Sử dụng trà xanh giúp thanh nhiệt, giảm hôi miệng và ê buốt răng.
Sử dụng trà xanh giúp thanh nhiệt, giảm hôi miệng và ê buốt răng.

Lô hội

Lô hội hay nha đam có tác dụng rất tốt đối với việc giảm chứng ê buốt, giảm độ nhạy cảm cho răng. Mẹ bầu cần một bẹ lô hội tươi đã trưởng thành rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ, lấy phần thịt.

Thực hiện đắp những miếng nhỏ này lên vị trí răng bị ê buốt trong khoảng từ  5 phút – 10 phút rồi  súc miệng bằng nước bình thường, cơn đau nhức sẽ giảm đáng kể.

Lô hội lành tính và an toàn để mẹ bầu sử dụng cho phần răng ê buốt.
Lô hội lành tính và an toàn để mẹ bầu sử dụng cho phần răng ê buốt.

Bạc hà

Công dụng của bạc hà trong việc chữa ê buốt răng chủ yếu đến từ khả năng chống viêm, kháng khuẩn và đẩy lùi quá trình oxy hóa. Đồng thời, nó còn có tác dụng gây tê tại chỗ. 

Vì vậy, tình trạng ê buốt răng của mẹ bầu có thể cải thiện được gần như ngay lập tức. Để thực hiện chữa ê răng với bạc hà, mẹ bầu có thể dùng một vài lá tươi rồi hãm với nước sôi để ngậm và súc miệng hàng ngày.

Bạc hà kháng viêm, trị ê buốt răng nhanh chóng.
Bạc hà kháng viêm, trị ê buốt răng nhanh chóng.

Biện pháp phòng ngừa và giảm ê buốt răng trong khi mang thai

Để bảo vệ răng miệng và cơ thể mẹ và bé trong quá trình mang thai, người bệnh nên lưu ý vấn đề vệ sinh và thực đơn ăn uống để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

  • Trong giai đoạn mang thai, việc vệ sinh răng là vô cùng cần thiết để bảo vệ toàn khoang miệng. Nên chải răng sau mỗi bữa ăn và sau khi ăn đồ ăn ngọt, súc miệng khi ăn vặt là cách để ngăn ngừa và hạn chế tối đa sự xuất hiện của vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, răng ê buốt, viêm nha chu. Mẹ bầu cũng không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể gây chảy máu, tổn thương răng và nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn, kể cả ăn vặt.
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường và thức ăn dai dễ mắc vào răng. Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn các loại hạt ngũ cốc, sữa và pho mát.
  • Tăng hấp thụ hàm lượng vitamin C và canxi trong chế độ ăn uống.
  • Hạn chế tối đa việc nạp vào các loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, cay, chua.
  • Trong trường hợp không thể đánh răng sau mỗi bữa ăn, các bà bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường có tác dụng làm giảm độ pH trong khoang miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng ê buốt và bàn chải mềm phù hợp khi xuất hiện triệu chứng ê buốt răng.
  • Đến cơ sở nha khoa để khám và điều trị khi gặp các vấn đề về răng nướu sớm nhất có thể

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu khi gặp phải các vấn đề như ê buốt răng khi mang thai. Để giảm bớt lo lắng và phát hiện sớm tình trạng bệnh lý răng miệng không mong muốn, mẹ bầu nên lựa chọn bệnh viện răng hàm mặt uy tín để được xử lý nhanh chóng và an toàn nhất, tránh chủ quan gây ra những nguy hiểm cho thai nhi và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Được đề xuất: 

Cập nhật 12:00 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh...

Thuốc Paracetamol Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc phổ biến trong đời sống hiện nay, được sử dụng với tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Đây là một loại...

12 cách chữa đau răng cực hay được nha sĩ khuyên dùng mà bạn không nên bỏ qua

Cách chữa đau răng hiệu quả là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Tình trạng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *