Mất ngủ ở người cao tuổi là một tình trạng phổ biến có thể gây mệt mỏi, mất phương hướng và tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính khác. Tình trạng này cần được cải thiện phù hợp để tránh gây mất ngủ mãn tính và các rủi ro không mong muốn khác. Cùng tìm hiểu chi tiết căn bệnh của người già ở bài viết dưới đây.
Triệu chứng mất ngủ ở người cao tuổi
Triệu chứng của bệnh mất ngủ ở người cao tuổi thường là khó đi vào giấc ngủ. Họ thường thức dậy nhiều lần mỗi đêm hoặc thức dậy quá sớm. Giấc ngủ chất lượng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Mất ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, chưa kể đến chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Mất rất nhiều thời gian thì mới có thể ngủ được. Chất lượng giấc ngủ kém, thường hay thức giấc lúc đêm và không ngủ lại được.
- Trằn trọc, lo lắng.
- Giấc ngủ bị gián đoạn.
- Khó tập trung hoặc ghi nhớ mọi thứ.
- Cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người.
- Nhức đầu.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ kinh niên là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi
Các nhà nghiên cứu ước tính 40-70% người cao tuổi gặp vấn đề về giấc ngủ, một nửa trong số họ không được chẩn đoán. Điều này khiến việc xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ rất quan trọng để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già. Dưới đây là những yếu tố tác động đến giấc ngủ ở người lớn tuổi:
- Thói quen và không gian ngủ: Biểu đồ sinh học của người lớn tuổi thay đổi, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sự không ổn định sớm có thể dẫn đến mất ngủ mạn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
- Tác động của bệnh lý: Các bệnh như tiểu đường, viêm khớp, hen suyễn, bệnh Alzheimer có thể gây ra khó khăn trong khi ngủ.
- Giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ: Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm thường gây gián đoạn giấc ngủ trong giai đoạn này.
- Sử dụng thuốc: Người lớn tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc hơn để điều trị bệnh. Có thể tác dụng phụ của một số loại thuốc góp phần gây ra triệu chứng mất ngủ. Tương tác giữa các loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Ít vận động: Lối sống ít vận động có thể gây ra cảm giác không buồn ngủ. Điều này khiến việc tập thể dục đều đặn càng trở nên quan trọng để cải thiện giấc ngủ.
- Áp lực và căng thẳng: Các thay đổi trong cuộc sống như mất người thân, thay đổi môi trường sống hay nghỉ hưu có thể tạo ra căng thẳng và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thiếu tham gia vào hoạt động xã hội: Việc tham gia các hoạt động xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ. Ngược lại, việc ít tham gia xã hội có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ.
- Rối loạn giấc ngủ: Hội chứng Chân không nghỉ (RLS) và rối loạn nhịp thở khi ngủ (ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ) thường xuyên xảy ra ở người lớn tuổi, gây gián đoạn giấc ngủ.
- Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ, triệu chứng và cách điều trị
Mẹo chữa mất ngủ ở người cao tuổi
Xây dựng thói quen thư giãn trước khi ngủ
Nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách… là những cách giúp tinh thần thư giãn trước khi ngủ. Nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính… gần giờ đi ngủ, tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc vào giấc ngủ.
Ăn uống hợp lý
Cần kết thúc bữa ăn tối cách xa giờ trước khi đi ngủ, nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, thì nên ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như: táo, sữa chua, ngũ cốc, sữa hoặc bánh mì nướng và mứt.
Tập thể dục và tham gia hoạt động ngoài trời
Vận động thường xuyên vừa giúp trị mất ngủ ở người già, vừa hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, từ đó gián tiếp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu. Ngoài ra, khi tham gia các cuộc dã ngoại, họp nhóm của người cao tuổi giúp tinh thần người mất ngủ thoải mái, thư giãn hơn. Điều này cũng phần nào cải thiện các triệu chứng do mất ngủ gây ra.
Tìm hiểu thêm: 15 cách trị mất ngủ tại nhà đơn giản mà cực hiệu quả
Ngủ trưa ngắn
Dành 30 phút cho giấc ngủ trưa giúp cơ thể giảm tải áp lực rất hiệu quả, tuy nhiên không nên ngủ quá nhiều vào thời điểm này, nếu không muốn mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm.
Tìm hiểu thêm: Thuốc ngủ: các loại mạnh, nhẹ và thông tin cần biết
Không nên xem đồng hồ
Cảm giác “dõi theo” từng nhịp đồng hồ trôi qua khiến người lớn tuổi càng khó đi vào giấc ngủ. Thay vào đó hãy hạn chế xem đồng hồ trong lúc chờ cơn buồn ngủ kéo đến.
Định tâm An thần thang - Bài thuốc thảo dược điều trị thành công bệnh mất ngủ cho HÀNG TRIỆU người
Mới đây, chương trình chương trình Vì sức khỏe người Việt trên VTV2 đã giới thiệu một giải pháp điều trị thành công cho hơn 1 triệu bệnh nhân mất ngủ. Đó là bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Chia sẻ về bài thuốc, TTƯT Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết Định tâm An thần thang có nhiều điểm đột phá cả về nguồn gốc, thành phần, công dụng.
Nguồn gốc:
Kế thừa tinh hoa nhiều bài thuốc cổ phương quý:
- Bài Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông.
- Bài thuốc trị mất ngủ của người dân tộc Tày - Bắc Kạn.
- Bài Toan táo nhân thang, Dưỡng tâm thang, Thiên vương bổ tâm đan,...
Thành phần:
- Bảng thành phần vàng với hơn 30 vị: Phục thần, dây gắm, lạc tiên, cây xuyên tim, long nhãn, viễn trí, dạ giao đằng, dây na rừng, củ bình vôi, liên nhục,…
- Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, do Thuốc dân tộc trực tiếp nuôi trồng.
- Cam kết không tác dụng phụ.
Công dụng:
- Đặc trị bệnh mất ngủ từ gốc theo cơ chế Phù chính - Khu tà và công thức thuốc “3 trong 1” gồm 3 nhóm thuốc nhỏ, tạo thế “kiềng 3 chân” vững chắc.
- Dưỡng tâm an thần, loại bỏ tà khí, ổn định hệ thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu một mạch tới sáng.
- Bồi bổ thần kinh và thân thể, giúp tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn.
- Điều trị dứt điểm, ngừa tái phát mọi thể mất ngủ: Cấp tính, mãn tính, mất ngủ do rối loạn tiền đình, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh,...
[Video VTV2 giới thiệu bài thuốc]
Chi tiết vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P.Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận
- Hotline: 0979.509.155
- Zalo: https://zalo.me/0979509155
- Website: thuocdantoc.org
- Facebook: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
TÌM HIỂU THÊM: Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Định Tâm An Thần Thang Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?
Câu hỏi thường gặp
Người cao tuổi ngủ bao lâu thì đủ?
Người cao tuổi cần giấc ngủ kéo dài liên tục từ 7-8 tiếng mỗi đêm. Mặc dù ở độ tuổi này, nhiều người có thể ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Khi nào cần sử dụng thuốc ngủ?
Thuốc ngủ thường chỉ nên được sử dụng khi các phương pháp tự nhiên hoặc thay thế đã được thử và không hiệu quả. Đây nên là phương án cuối cùng sau khi đã thảo luận và có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Khi nào mất ngủ cần đi khám bác sĩ?
Nếu mất ngủ kéo dài trong thời gian dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hoặc nếu đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng cả về tinh thần và thể chất, thì nên thăm bác sĩ.
Cập nhật 5:19 PM , 22/12/2023