Sâu răng có mủ là một trong những biểu hiện nguy hiểm của bệnh viêm lợi với nhiều biến chứng khó lường như áp xe răng, viêm nha chu, chết tủy răng, mất răng… Để chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả bạn cần tìm hiểu đầy đủ những thông tin chi tiết về căn bệnh này với nội dung ngay sau đây.
Sâu răng có mủ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Răng sâu có mủ bắt đầu từ bệnh sâu răng thường mắc phải, làm chân răng hoặc nướu bị vi khuẩn tấn công hay vôi răng hình thành trên răng. Vi khuẩn lan xuống khiến lợi bị sưng, nhiễm trùng tạo thành túi mủ.
Sâu răng sưng lợi có mủ thường biểu hiện ở 3 dạng chính bao gồm: viêm nướu, viêm quanh răng và viêm quanh chóp răng. Các cơn đau của sâu răng có mủ thông thường lan từ răng tủy ra hàm, cổ và tai với nhiều mức độ khác nhau gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Vậy sâu răng sưng lợi nguy hiểm như thế nào?
Khi bị sâu răng có mủ, người bệnh phải đối mặt với việc răng, lợi, các mô xung quanh răng, cement răng, xương ổ răng và dây chằng bị tiêu biến dần khi sưng viêm kéo dài sẽ. Hệ quả chắc chắn sẽ gặp phải là lung lay răng, thậm chí mất răng.
Nguy hiểm hơn khi mật độ vi khuẩn cao trong miệng có thể thông qua các điểm chảy máu tại răng xâm nhập trực tiếp vào hệ tuần hoàn gây hại cho các cơ quan quan trọng của cơ thể như: hệ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn,… thậm chí có thể là nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện điều trị.
Triệu chứng nhận biết sâu răng có mủ
Để phân biệt bệnh sâu răng sưng lợi có mủ với các bệnh về răng miệng thường gặp khác, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng sau:
- Đau răng: Khi cảm nhận răng đau nhức âm ỉ, đau buốt khi ăn uống hoặc đau khi cắn với cường độ và tần suất tăng dần thì rất có thể, bạn đang gặp những biểu hiện đầu tiên và điển hình nhất của tình trăng sâu răng có mủ.
- Sưng nướu kèm sốt: Nướu sưng viêm tại chỗ kèm theo sốt là chính là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể khi có tác nhân gây nhiễm trùng. Đây hoàn toàn có thể là triệu chứng của đau răng có mủ. Cơn sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao đến trên 38 độ.
- Cảm giác đắng miệng: Khi bị bệnh sâu răng có mủ, người bệnh thường cảm giác có vị đắng trong miệng khiến ăn không ngon, mệt mỏi, chán ăn. Nguyên nhân chủ yếu chính là do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn gây bệnh trong răng miệng.
- Hơi thở có mùi: Hơi thở của người bị sâu răng có mủ thường có mùi hôi rất khó chịu. Mùi hôi hình thành do nướu bị viêm nhiễm, khoang miệng có dịch nhiễm trùng. Đây là một triệu chứng thường gặp khiến người bệnh có cảm giác tự ti, giao tiếp bất tiện.
Nguyên nhân răng sâu có mủ
Hiểu được nguyên nhân chính xác gây bệnh để phòng tránh và điều trị bệnh tận gốc chính là điều quan trọng giúp người bị sâu răng mưng mủ giải quyết được vấn đề gặp phải. Các nguyên nhân gây bệnh sâu răng mưng mủ có thể là:
- Quá trình vệ sinh răng sau cách: Vệ sinh răng miệng không kỹ, kem đánh răng không phù hợp, tác động lực mạnh khi đánh răng gây chảy máu, sưng viêm, bàn chải đánh răng không phù hợp,…
- Các mảng bám cứng, lâu ngày mang nhiều vi khuẩn hình thành từ thức ăn không được làm sạch trên răng kích thích vào nướu gây chảy máu, viêm nhiễm.
- Tác động nhiệt từ đồ ăn: quá nóng, quá lạnh, quá cay gây nhiệt và lở loét miệng sinh ra vi khuẩn.
- Sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm tiết nước bọt làm hạn chế việc rửa trôi các tế bào chết và các mảng bám trong răng miệng. Điều này gây ra việc tích tụ vi khuẩn trong miệng phát sinh điều kiện gây bệnh viêm lợi sưng mủ.
- Răng miệng bị tác động gây tổn thương trong thời kỳ nhạy cảm ở phụ nữ như dậy thì, mang thai, kinh nguyệt hoặc thay đổi hormone.
- Do tình trạng sâu răng kéo dài, lâu ngày không được điều trị.
- Do răng khôn mọc lệch, hoặc nhổ không đảm bảo gây tổn thương và nhiễm trùng.
- Hút thuốc lá hay hít khói thuốc thụ động cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng trong miệng sinh sôi gây viêm lợi.
Cách điều trị răng sâu có mủ
Trước khi tiến hành điều trị sâu răng có mủ, bệnh nhân thường được thăm khám và chụp X – quang để xác định mức độ tổn thương, biến chứng và biện pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp thường được tiến hành áp dụng là:
Trám răng
Trám răng là biện pháp được bác sĩ chỉ định khi bệnh sâu răng sưng lợi có mủ mới chỉ gây tổn thương phần mô lợi và ngà răng. Thủ thuật được tiến hành bằng việc nạo bỏ ổ sâu rồi dùng nhựa composite trám kín lỗ hổng. Khi đó, răng sẽ được bảo vệ và khôi phục tính thẩm mỹ. Với trường hợp răng đã có mủ sẽ được chiếu tia laser để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Rút tủy răng
Phương pháp rút tủy răng được chỉ định khi sâu răng ăn sâu vào phần tủy gây viêm nhiễm và bắt đầu hoại tử. Rút tủy răng được tiến hành bằng việc tạo lỗ khoan trên răng, dùng khí cụ nha khoa rút hết dịch tủy nhiễm khuẩn. Sau đó sử dụng vật liệu nhân tạo trám kín khoang tủy.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, sau khi rút tủy, răng có thể trở nên giòn, yếu, dễ gãy, vỡ và suy yếu do thiếu phần tủy nuôi dưỡng chân răng.
Nhổ bỏ răng
Trường hợp xấu nhất khi chân răng bị hư hại trầm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ bỏ răng để tránh lây lan, nhiễm khuẩn sang mô nướu và răng lân cận. Lời khuyên trồng răng giả sẽ được gợi ý cho người bệnh để đảm bảo sinh hoạt và tránh tối đa các ảnh hưởng khác do thiếu răng.
Trích rạch mủ
Để giảm nguy cơ ổ mủ vỡ, trích rạch mủ được đưa ra thực hiện khi sâu răng sưng nướu gây ra ổ mủ lớn. Tác dụng của biện pháp này giúp dẫn lưu mủ và làm sạch ổ nhiễm trùng. Ổ mủ tự vỡ có nguy cơ cao gây nhiễm trùng nướu, nha chu thậm chí là nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra các biện pháp khác như bọc răng, sử dụng kháng sinh hoặc thuốc đánh răng chứa fluoride cũng được đưa ra thực hiện với nhiều trường hợp mắc bệnh.
Xem thêm: Top 6 thuốc trị sâu răng hiệu quả tốt nhất thị trường
Biện pháp chăm sóc răng sâu có mủ
Để phòng và hạn chế sự phát triển nguy hiểm của bệnh sâu răng mưng mủ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng và duy trì thói quen sau:
- Vệ sinh răng, đánh răng 2 lần/ ngày, kết hợp với sử dụng nước súc miệng loại bỏ vi khuẩn và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám kẽ răng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát số lượng hại khuẩn.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas và thực phẩm giàu đường trong thời gian điều trị bệnh.
- Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, rau xanh, trái cây,… để cải thiện hệ vi sinh trong khoang miệng và hỗ trợ làm sạch các mảng bám trên răng.
- Lấy cao răng và khám răng định kỳ khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
Sâu răng có mủ gây ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn sức khỏe toàn cơ thể khiến người bệnh khó chịu và ám ảnh tâm lý. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu các kiến thức về bệnh, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh chi tiết và đầy đủ nhất. Hãy tìm đến cơ sở thăm khám răng uy tín để kiểm tra ngay trước khi gặp những vấn đề nghiêm trọng khác.
Dành cho bạn: