Bị viêm họng nên uống thuốc gì tốt chóng khỏi bệnh?

4:27 AM , 27/11/2023

Thị trường hiện nay có vô vàn loại thuốc điều trị viêm họng khác nhau nhưng không phải đâu cũng là thuốc tốt. Chính vì vậy, câu hỏi viêm họng uống thuốc gì vẫn luôn được người bệnh đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm với các triệu chứng đi kèm:

  • Họng đau và khô khó chịu.
  • Khàn giọng.
  • Cổ họng có màu đỏ, xung huyết và phù nề.
  • Sốt cao, ăn uống kém, đau nhức và cơ thể ớn lạnh.
  • Chảy nước mũi, ngạt mũi.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm họng là do:

  • Cảm lạnh, cúm.
  • Nhiễm các loại virus: adenovirus, virus cúm, virus coxsackie,…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: liên cầu tan huyết nhóm A, liên cầu tan huyết nhóm B, C, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis,..
  • Khói thuốc lá, hóa chất và các chất gây kích ứng khác như sản phẩm tẩy rửa,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày.
  • ….

Bệnh viêm họng nếu không chữa sớm có thể hình thành các biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm phế quản.
  • Viêm mũi, viêm tai.
  • Viêm xoang.
  • Viêm amidan cấp tính.
  • Viêm thanh quản mãn tính.
  • Suy nhược thần kinh.
  • Suy nhược cơ thể.

Khi nào cần uống thuốc trị viêm họng?

Khi bị viêm họng, sử dụng thuốc điều trị càng sớm càng nhanh khỏi và hạn chế để bệnh tiến triển xấu, các biến chứng xuất hiện. Các thuốc nên dùng là thuốc kháng viêm, giảm đau,…

Trong một số trường hợp sau, người bệnh có thể phải dùng thuốc kháng sinh:

    • Viêm họng kèm ho nhiều, dẫn đến ù tai.
    • Viêm họng do vi khuẩn.

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ DÙNG THUỐC TRỊ VIÊM HỌNG ĐÚNG – HIỆU QUẢ

Viêm họng uống thuốc gì?

Dùng thuốc kháng sinh

Dùng kháng sinh nếu viêm họng hình thành do vi khuẩn hoặc liên cầu khuẩn. Một số thuốc chính là: Amoxicillin, Erythromycin,…

Dùng thuốc giảm đau và hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt có tác dụng giảm đau rát họng ở mức nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc chính trong nhóm này có thể kể đến là: 

Thuốc chính được dùng giảm đau, hạ sốt cho người viêm họng là: Paracetamol, Aspirin.

Dùng  thuốc kháng viêm NSAID

Nhóm thuốc NSAID có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ ở họng. Đồng thời, giảm đau và giảm viêm hiệu quả.

Một số thuốc phổ biến trong nhóm này là: Diclofenac, Ibuprofen

Dùng nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid

Nếu bị viêm họng ở mức độ nặng, người bệnh có thể tham khảo một số thuốc thuộc nhóm kháng viêm corticosteroid như: Dexamthason, Betamethason, Prednisolone.

Men chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme

Trong khi kê đơn thuốc viêm họng, các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm phù nề nhóm enzym giúp chống viêm, làm tiêu tan các niêm mạc bị phù nề.

Một số loại men được dùng nhiều như Serratiopeptidase, Alphachysumotrypsin…

Điều trị bằng thuốc chữa bệnh dạ dày

Viêm họng trào ngược uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo một số thuốc như:

  • Thuốc chẹn H2: famotidine, cimetidine, ranitidine có tác dụng ức chế một phần sự sản sinh axit trong dịch vị dạ dày.
  • Thuốc kháng axit: mục tiêu của thuốc là giúp trung hòa axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, lansoprazole.

Thuốc xịt hoặc dung dịch súc miệng

Các loại thuốc này có chứa chất kháng viêm, gây tê cục bộ và kháng khuẩn. Khi sử dụng sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Đồng thời, loại bỏ vi khuẩn gây viêm họng.

Một số dung dịch phổ biến là:

  • Dung dịch Listerin.
  • Dung dịch Givalex.
  • Dung dịch T-B.

Thuốc long đờm

Một số loại thuốc long đờm dùng cho trường hợp người bệnh có đờm, chất nhầy ở cổ họng như Carbocystein Ambroxol, N- Acetylcystein, Bromhexin…

Thuốc có tác dụng thay đổi cấu trúc đờm, tan đờm và đẩy đờm ra bên ngoài. Từ đó, mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng.

Chi phí điều trị viêm họng bằng thuốc

Không có câu trả lời chính xác cho chi phí điều trị viêm họng ở mỗi người. Sở dĩ vậy bởi mỗi người bệnh có triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh khác nhau nên sẽ có một phác đồ dùng thuốc riêng.

Chi phí mỗi loại thuốc là khác nhau nên muốn biết chính xác, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Tham khảo 8 loại thuốc điều trị viêm họng

Amoxicillin

Dùng trong trường hợp viêm họng nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn. Liều lượng dùng:

  • Người trưởng thành: Dùng 250mg – 500mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 8 tiếng.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: 125 – 250mg/lần/ngày.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 20kg: 20 – 40mg/kg/ngày.

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, vàng da, tiêu chảy, dị ứng,..

Paracetamol

Dùng trong trường hợp bị sốt cao, đau đầu, sổ mũi, giảm đau họng. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như viên uống, viên sủi, thuốc tiêm,…

Liều lượng:

  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 2 viên 500mg để hạ sốt, 1 viên 500mg để giảm đau. Mỗi lần uống cách nhau it nhất 4 tiếng.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Da vàng, buồn nôn, đau dạ dày, phù nề mặt, phát ban,…

Erythromycin

Thuốc dùng cho trường hợp viêm họng nặng và cho hiệu quả cao nhất khi uống lúc bụng đói.

Liều lượng:

  • Trẻ em: 20 – 50mg/kg/ngày.
  • Người lớn: 250 – 800mg/ngày với người bệnh nhẹ. Có thể tăng lên 1 – 4g/ngày nếu có dấu hiệu chuyển nặng.

Thuốc gây tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy, phát ban,…

Thuốc ibuprofen

Ibuprofen nằm trong nhóm hạ sốt, có tác dụng tương đương với paracetamol. Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi: Dùng 5mg/kg nếu số dưới 39,2 độ. Dùng 10mg/kg nếu sốt cao trên 39,2 độ. Uống mỗi lần cách nhau 6 – 8 tiếng.
  • Người lớn: 200 – 400mg mỗi lần, uống cách nhau 4 – 6 tiếng.

Lưu ý: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai, người có tiền sử bệnh tiêu hóa, huyết áp, tim mạch,…

Thuốc tiêu đờm Ambroxol

Người bị viêm họng có ho khan, ho có đờm thường sẽ được chỉ định dùng thuốc Ambroxol. Thuốc giúp tiêu đờm và các chất nhầy có trong cổ họng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn: Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 30mg.
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Mỗi ngày dùng 30mg, chia làm 2 lần.

Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi, người có tiền sử bệnh dạ dày hay mẫn cảm với thành phần thuốc.

Thuốc dạng xịt Hexaspray

Liều lượng sử dụng:

  • Người lớn: Xịt 3 lần/ngày, mỗi ngày cách nhau 2 – 3 tiếng.
  • Trẻ nhỏ cần được hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ có chuyên môn.

Những người không được chỉ định dùng xịt họng:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Viên ngậm Tyrothricin

Đây là thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, có thể dùng tại chỗ được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo là từ 4 – 10mg/ngày. Người bệnh không dùng quá 10 ngày.

Thuốc này cần được cẩn trọng hơn khi sử dụng cho bà bầu và đang cho con bú.

Thuốc ngậm Mybacin

Thuốc có dạng ngậm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. Đồng thời, tác động vào hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể toàn diện.

  • Liều lượng sử dụng: 8 – 10 viên/ngày, chia thành nhiều lần ngậm.
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, mất vị giác nếu dùng nhiều.

Lời khuyên từ chuyên gia

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm họng

  • Người bị viêm loét dạ dày không nên dùng thuốc kháng viêm corticosteroid và thuốc NSAID để chữa viêm họng.
  • Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc kháng sinh để tránh tác dụng phụ.
  • Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Giải pháp giúp thuốc phát huy công dụng tốt nhất

  • Nên kết hợp uống thuốc và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho niêm mạc họng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh, loại bỏ bớt vi khuẩn gây bệnh ở vòm họng.
  • Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin A, C để tăng đề kháng bảo vệ niêm mạc vòm họng.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều acid béo, đồ ăn chế biến sẵn, chiên xào, dầu mỡ, cay nóng.
  • Loại bỏ thuốc lá, chất kích thích ra khỏi chế độ ăn vì chúng có thể gây mất nước làm niêm mạc họng khô rát.

Câu hỏi thường gặp

Nếu bạn bị viêm họng cấp, trong 7 ngày đầu, nếu các triệu chứng thuyên giảm/biến mất thì không cần dùng thuốc. Nếu sau thời gian này, các triệu chứng vẫn còn, bạn cần đi thăm khám và nhận đơn thuốc từ bác sĩ để sử dụng kịp thời nếu không muốn bệnh tiến triển nặng, thậm chí là xuất hiện biến chứng.

Khi bị viêm họng amidan, bạn có thể tham khảo dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: Cephalosporin và Penicillin. Uống trong vòng 7 - 10 ngày liên tục.
  • Thuốc giảm phù nề, chống viêm: Thuốc nhóm NSAID, thuốc Corticoid.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đi thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn thuốc viêm họng amidan phù hợp với tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Nếu các triệu chứng viêm họng có những biểu hiện sau, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa:

  • Niêm mạc họng có mảng trắng xuất hiện.
  • Các triệu chứng tăng dần, không thuyên giảm.
  • Đau rát họng, khó thở, tức ngực.
  • Tiết nước bọt nhiều, khó khăn khi nuốt.
  • Cổ họng sưng đau.
  • Sốt, mệt mỏi kéo dài, buồn nôn, nổi phát ban.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi bị viêm họng uống thuốc gì. Hy vọng có thể giúp người bệnh hiểu hơn về bệnh và chọn lựa được những loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 10:14 AM , 01/03/2024

Tin liên quan

Bệnh Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm họng là bệnh đường hô hấp hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi nếu tác nhân gây bệnh là...

Bệnh viêm họng: Dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm họng là căn bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là những người có sức hệ miễn dịch yếu. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu...

Viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Viêm hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm...

Hình ảnh viêm họng hạt, triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm họng hạt là một bệnh lý thuộc đường hô hấp trên rất nhiều người gặp phải. Bệnh tiến triển nhanh và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến...

Viêm Họng Vincent Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng vincent nằm trong nhóm bệnh lý về đường hô hấp thường gặp tuy nhiên rất ít người biết đến thể bệnh này. Vậy viêm họng vincent là gì,...

Viêm Họng Giả Mạc: Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm họng giả mạc là thể bệnh viêm đường hô hấp hiếm gặp so với những thể bệnh khác. Tuy nhiên bệnh diễn biến phức tạp, gây biến chứng nguy...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *