Viêm Họng Giả Mạc: Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

4:27 AM , 22/12/2023

Viêm họng giả mạc là thể bệnh viêm đường hô hấp hiếm gặp so với những thể bệnh khác. Tuy nhiên bệnh diễn biến phức tạp, gây biến chứng nguy hiểm do đó mọi người chớ chủ quan. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh cùng cách điều trị, phòng ngừa để hạn chế thấp nhất rủi ro cho sức khoẻ.

Tổng quan về viêm họng giả mạc

Viêm họng giả mạc có tên gọi khác là viêm họng bạch cầu, chứng bệnh khá hiếm gặp. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các mảng trắng, bám chắc tại vùng niêm mạc họng được gọi là giả mạc.

Ban đầu bệnh không quá nguy hiểm do chỉ xuất hiện ở vị trí tổn thương tại niêm mạc họng, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ lan sang xuống dưới gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Mức độ phổ biến

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người trưởng thành. Tuy nhiên trẻ từ 2-7 tuổi là đối tượng có tỉ lệ mắc cao hơn cả.

Triệu chứng thường gặp

Viêm họng giả mạc phân loại thành 2 giai đoạn là viêm giả mạc cấp tính và viêm giả mạc mãn tính. Ở mỗi thể bệnh sẽ có dấu hiệu khác nhau.

Giai đoạn viêm cấp tính

  • Sốt cao trên 38 độ
  • Đau đầu, da mặt xanh xao
  • Họng khô, rát, vướng khó nuốt
  • Họng viêm sưng đỏ
  • Người bị mệt, chán ăn, không muốn làm gì
  • Xuất hiện mảng giả mạc màu trắng sau đó chuyển dần sang trắng xám bờ dày ở niêm mạc họng. Bản thân người bệnh cũng có thể quan sát được bằng mắt thường. 

Viêm họng giả mạc mãn tính

  • Triệu chứng sốt cao liên tục có thể cao trên 40 độ C
  • Da xanh xao, tay chân lạnh
  • Họng sưng đỏ đau, khô rát kéo dài, có thể xuất tiết
  • Bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, loét nửa mũi
  • Sưng hạch ở cổ
  • Giả mạc chuyển màu vàng xám khi bệnh đã chuyển nặng.
  • Bề mặt amidan có nhiều xù xì, sưng to
  • Các khe, rãnh amidan có chứa nhiều mủ có mùi hôi khó chịu.
  • Bao quanh amidan kèm theo những màng giả mạc trắng có màu đục mờ.

Hình ảnh viêm họng giả mạc

Nguyên nhân gây viêm họng giả mạc

Các yếu tố được xác định gây ra viêm họng giả mạc là:

  • Nhiễm trực khuẩn viêm họng bạch cầu. Chúng xâm nhập vào hệ hô hấp gây viêm tại hầu họng
  • Do trào ngược dạ dày: Trào ngược khiến acid trong thực quản bị đẩy ngược lên cổ họng, lâu ngày dẫn đến tổn thương tại khu vực hầu họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Do virus: Các loại virus như Epstein-Barr, rhinovirus, influenza virus… có thể xâm nhập làm tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc họng gây hiện tượng viêm giả mạc
  • Các yếu tố khác: Sức đề kháng yếu, sau cắt amidan…

Viêm họng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm họng giả mạc không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng để lâu bệnh sẽ biến chứng sang nhiều cơ quan khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Các biến chứng có thể gặp:

  • Gây bệnh viêm tai, viêm xoang, viêm tấy xung quanh là sưng amidan, viêm amidan giả mạc
  • Viêm thanh quản, tắc tiếng
  • Bệnh thấp tim, viêm thận
  • Gây liệt mặt, cơ hô hấp và hệ thần kinh,..
  • Nặng hơn nữa có thể gây ung thư vòm họng

Cách điều trị viêm họng giả mạc

Viêm họng giả mạc nên được điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là những phương pháp đang được áp dụng phổ biến:

Mẹo chữa tại nhà

Các mẹo dân gian được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi gặp vấn đề về tai mũi họng

  • Dùng nước muối súc miệng: Pha loãng muối hoặc sử dụng chai nước muối sinh lý để súc họng ngay khi có triệu chứng viêm họng giả mạc sẽ góp phần giảm viêm sưng, chống nhiễm trùng.
  • Dùng tỏi: Tỏi có chứa allicin – chất kháng sinh mạnh có khả năng kháng khuẩn, diệt virus rất tốt.
  • Chanh mật ong: Pha mật ong cùng nước ấm và chanh uống sẽ giúp cải thiện các vấn đề về họng trong đó có tình trạng viêm sưng, ho, rát họng.

Bị viêm họng giả mạc nên ăn gì, kiêng gì?

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng là cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng giả mạc rất tốt.

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng, kháng khuẩn, chống viêm
  • Thực phẩm giàu chất xơ trong hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu kẽm giúp làm lành tổn thương, dịu họng.
  • Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp cháo 
  • Uống nhiều nước, sinh tố

Kiêng ăn:

  • Đồ khô cứng như bánh mì giòn, khoai chiên gây ma sát tổn thương họng
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây kích ứng niêm mạc họng sưng tấy, khó chịu hơn
  • Đồ lạnh làm tăng cảm giác khó chịu, ngứa họng

Điều trị bằng thuốc

Thuốc tây y gồm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, thuốc chống phù nề, thuốc kháng sinh. Điển hình là: huyết thanh kháng bạch hầu, kháng sinh Penicilin, Coramin, Spactein….

  • Viêm họng giả mạc thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do đó cha mẹ cần lưu ý, phòng ngừa đúng cách để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh:
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, mũi họng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất 2 lần sau bữa ăn để tiêu diệt ngay vi khuẩn tránh chúng sinh sôi trong họng.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối loãng giúp vệ sinh miệng, họng tốt hơn.
  • Đeo khẩu trang, có biện pháp bảo vê trong môi trường làm việc nhiều khói bụi và khi ra đường.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
  • Hạn chế giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh. Nếu có cũng cần đeo khẩu trang và rửa tay ngay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm.
  • Có biện pháp chữa viêm họng ngay khi có triệu chứng bệnh. Tuyệt đối không để bệnh sang mạn tính.

Phòng ngừa viêm họng giả mạc

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Súc miệng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để bảo vệ họng
  • Hạn chế đến những nơi đông người nơi phát sinh dịch bệnh 
  • Tránh tiếp xúc với những người bị viêm họng, cúm…
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C, uống nhiều nước tăng đề kháng phòng ngừa bệnh
  • Điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày, bệnh về mũi, tai để ngừa bệnh
  • Khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, giữ ấm vùng họng

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng giả mạc có tự khỏi không?

Từ thời điểm bệnh xuất hiện, sau khoảng 7-10 ngày có thể tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên phần lớn người bệnh sẽ cần nhờ đến phương pháp y tế bởi các mảng giả mạc thường bám chắc vào họng.

Viêm họng giả mạc có lây không?

Bởi nguyên nhân chính gây viêm họng giả mạc là vi khuẩn nên khả năng lây nhiễm cao. Các con đường lây nhiễm thường do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, ăn chung bát đũa…

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm họng giả mạc, cách phát hiện, điều trị. Những kiến thức này chỉ mang tính chất tham khảo. Để chẩn đoán chính xác mức độ và hướng điều trị cụ thể người bệnh cần thăm khám, tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 11:43 AM , 02/01/2024

Tin liên quan

Viêm Họng Vincent Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng vincent nằm trong nhóm bệnh lý về đường hô hấp thường gặp tuy nhiên rất ít người biết đến thể bệnh này. Vậy viêm họng vincent là gì,...

Hình ảnh viêm họng hạt, triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm họng hạt là một bệnh lý thuộc đường hô hấp trên rất nhiều người gặp phải. Bệnh tiến triển nhanh và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến...

Bị viêm họng nên uống thuốc gì tốt chóng khỏi bệnh?

Thị trường hiện nay có vô vàn loại thuốc điều trị viêm họng khác nhau nhưng không phải đâu cũng là thuốc tốt. Chính vì vậy, câu hỏi viêm họng...

Triệu chứng viêm họng mãn tính – Có lây không, chữa khỏi không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để điều trị triệt để. Việc hiểu các triệu chứng,...

Thuốc xịt viêm họng

Thuốc xịt viêm họng loại nào tốt? TOP 7 thuốc xịt họng phổ biến!

Sử dụng thuốc xịt họng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dùng và hiệu quả làm dịu nhanh chóng. Nhưng giữa vô vàn các...

Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Các Loại Kháng Sinh Viêm Họng Thường Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến mà ai cũng đã từng bị một vài lần trong đời. Thế nhưng sử dụng kháng sinh viêm họng nào để...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *