Viêm Họng Vincent Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả

4:28 AM , 20/12/2023

Viêm họng vincent nằm trong nhóm bệnh lý về đường hô hấp thường gặp tuy nhiên rất ít người biết đến thể bệnh này. Vậy viêm họng vincent là gì, biểu hiện ra sao, chữa bằng cách nào hiệu quả. Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây để xử lý, phòng ngừa đúng cách.

Tổng quan về viêm họng Vincent

Viêm họng Vincent còn có tên gọi khác là Vanh-xăng, một dạng viêm họng loét. Bệnh gây ra bởi trực khuẩn và xoắn khuẩn cộng sinh Bacillus fusiformis và Borrelia vincenti. Chúng tấn công vào niêm mạc họng khi gặp điều kiện thích hợp dẫn đến loét.

Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu người mắc có sức đề kháng tốt. Còn trường hợp sức đề kháng yếu cần phải chữa trị nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng và gây biến chứng.

Mức độ phổ biến của bệnh

Viêm họng Vincent thường gặp ở trẻ nhỏ và những người trẻ tuổi (18 tuổi trở xuống). 

Dấu hiệu viêm họng Vincent

Thể bệnh này được chia thành giai đoạn cấp và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng khác nhau:

Triệu chứng viêm họng Vincent cấp tính

  • Bị sốt nhẹ
  • Đau họng, vướng họng, khó nuốt, cổ bỏng rát
  • Khi khám quan sát một bên amidan xuất hiện giả mạc trắng
  • Mệt mỏi, chán ăn, trẻ quấy khóc

Triệu chứng viêm họng Vincent mãn tính

  • Sốt cao đến 40 độ C
  • Nuốt đau, rát họng
  • Xuất hiện hạch cổ to
  • Thở có mùi hôi
  • Một bên amidan sưng to
  • Họng bị loét

Hình ảnh viêm họng Vincent

Nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh vi khuẩn thì còn nhiều yếu tố được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm họng Vincent:

  • Nhiễm khuẩn: Sự tấn công của Bacillus fusiformis và Borrelia vincenti ký sinh trong vùng họng gây lở loét. Vết loét có thể lan rộng hơn theo sự lây lan của vi khuẩn.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng yếu tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, bùng phát
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Lười vệ sinh, vệ sinh qua loa khiến thức ăn tồn đọng trong khoang miệng. Vi khuẩn có điều kiện sinh sôi phát triển và tấn công vòm họng.
  • Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất gây độc hại cho cơ thể và tăng khả năng nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp
  • Các yếu tố khác: Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường…

Đối tượng mắc bệnh

Sau đây là những người có nguy cơ bị viêm họng Vincent:

  • Người làm việc, sống trong môi trường ô nhiễm
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV
  • Người mắc các bệnh lý như trào ngược dạ dày, tiểu đường, tim mạch
  • Người lười vệ sinh răng miệng, vệ sinh không sạch sẽ

Viêm họng Vincent có nguy hiểm không?

Trường hợp sức đề kháng yếu, triệu chứng kéo dài nên điều trị sớm nếu không muốn bệnh chuyển sang mãn tính và biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Vết loét lan rộng tới hầu họng, lưỡi, khoang miệng trở ngại trong ăn uống, giao tiếp. Nặng nề hơn là nhiễm trùng, hoại tử amidan
  • Biến chứng vùng lân cận: Gây viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi
  • Biến chứng xa: Viêm họng Vincent có thể gây ung thư vòm họng, ảnh hưởng tới phổi, gan, xương khớp

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên cả lâm sàng và cận lâm sàng

  • Lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh cung cấp để chẩn đoán bệnh
  • Cận lâm sàng: Thực hiện xét nghiệm máu và chụp Xquang được thực hiện để theo dõi tổn thương, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Lời khuyên cho người bị viêm họng Vincent

Điều trị tại nhà

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Pha nước muối loãng hoặc mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc về súc họng ngày 4-6 lần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Chanh mật ong: Pha 2 thìa mật ong, 1/2 thìa nước cốt chanh cùng 300ml nước ấm uống vào buổi sáng.
  • Dùng tỏi tươi: Lấy 1 củ tỏi đem nướng đến khi thơm bóc vỏ cho vào bát thêm một lượng nước ấm, dùng thìa nghiền nát rồi uống nước cốt tỏi này.

Điều trị bằng thuốc

Bởi viêm họng vincent hình thành do vi khuẩn nên bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh giúp phục hồi vết loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Các loại thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc penicillin: Thuốc thường dùng ở hai dạng đó là bôi vết loét và dạng viên ngậm.
  • Thuốc glycerin sulfasenobezon 1%: Dạng bôi vết loét.
  • Thuốc kháng viêm, kháng sinh: Cephalosporins, Amoxicillin, Ampicillin, Clindamycin…

Thuốc cần được dùng theo đơn, chỉ định của bác sĩ tránh tự thay đổi liều lượng ảnh hưởng đến kết quả và có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Phòng ngừa viêm họng Vincent

Các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như tránh bệnh chuyển biến nặng thêm:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ. Ngoài đánh răng có thể súc họng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn cũng như bảo vệ họng.
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi ở thường xuyên, tránh xa các tác nhân gây kích ứng, bụi bẩn
  • Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống chứa cồn, đồ lạnh, đồ cay nóng
  • Nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C tăng đề kháng
  • Tập thể dục thể thao đều đặn cải thiện sức khỏe
  • Bảo vệ cơ quan hô hấp, giữ ấm họng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay sạch 

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng Vincent có lây không?

Viêm họng Vincent gây ra bởi vi khuẩn do đó khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp cao. 

Các con đường lây truyền:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Sống cùng không gian của người bệnh, lây lan qua giọt bắn liti và nước bọt, dịch đờm
  • Tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân khăn mặt, bàn chải, ăn uống cùng…

Viêm họng Vincent bao lâu thì khỏi?

Như đã nói trên viêm họng Vincent có thể tự khỏi sau 7-10 ngày với người có sức đề kháng tốt. Còn trường hợp sức đề kháng yếu bệnh có thể dai dẳng, tái phát nhiều lần nếu không điều trị sớm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Viêm họng Vincent nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh như:

  • Cháo hay súp.
  • Ngũ cốc, yến mạch pha cùng nước ấm hoặc sữa.
  • Nước ép trái cây (tốt nhất nên chọn những loại quả không quá chua).
  • Các loại trà thảo mộc

Viêm họng không nên ăn:

  • Đồ cay nóng
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Đồ cứng, giòn
  • Đồ muối chua, chế biến sẵn
  • Đồ uống chữa cồn, chất kích thích

Bệnh viêm họng Vincent nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng. Vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh, mọi người không nên chần chừ. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 11:21 AM , 02/01/2024

Tin liên quan

Hình ảnh viêm họng hạt, triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm họng hạt là một bệnh lý thuộc đường hô hấp trên rất nhiều người gặp phải. Bệnh tiến triển nhanh và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến...

Bị viêm họng nên uống thuốc gì tốt chóng khỏi bệnh?

Thị trường hiện nay có vô vàn loại thuốc điều trị viêm họng khác nhau nhưng không phải đâu cũng là thuốc tốt. Chính vì vậy, câu hỏi viêm họng...

Bệnh Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm họng là bệnh đường hô hấp hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi nếu tác nhân gây bệnh là...

Viêm Họng Giả Mạc: Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm họng giả mạc là thể bệnh viêm đường hô hấp hiếm gặp so với những thể bệnh khác. Tuy nhiên bệnh diễn biến phức tạp, gây biến chứng nguy...

Triệu chứng viêm họng mãn tính – Có lây không, chữa khỏi không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để điều trị triệt để. Việc hiểu các triệu chứng,...

Thuốc xịt viêm họng

Thuốc xịt viêm họng loại nào tốt? TOP 7 thuốc xịt họng phổ biến!

Sử dụng thuốc xịt họng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dùng và hiệu quả làm dịu nhanh chóng. Nhưng giữa vô vàn các...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *