Viêm họng hạt là một bệnh lý thuộc đường hô hấp trên rất nhiều người gặp phải. Bệnh tiến triển nhanh và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Nếu bạn đang có những triệu chứng của viêm họng hạt, nên sớm điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Viêm họng hạt là gì?
Viêm họng hạt là một thể bệnh của viêm họng mãn tính. Các mô lympho ở thành sau của họng sưng to, tạo thành các hạt có màu đỏ hoặc hồng. Kích thước của hạt tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thường nằm trong khoảng từ đầu ghim đến hạt đậu.
Đối tượng dễ bị viêm họng hạt
Đối tượng dễ bị viêm họng hạt là:
- Người bị viêm họng cấp tính tái đi tái lại nhiều lần.
- Người có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai).
- Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.
- …
Tỷ lệ mắc bệnh
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong số 80% người mắc bệnh viêm họng, có khoảng 45% người bị viêm họng hạt.
Bệnh gặp chủ yếu ở những đối tượng người bệnh viêm họng bị tái phát liên tục và dai dẳng.
Triệu chứng viêm họng hạt
Bạn có thể nhận biết bệnh viêm qua các dấu hiệu dưới đây:
- Cổ họng có hiện tượng khô và ngứa, phải hắng giọng hoặc khạc ra để bớt ngứa.
- Có các hạt đỏ hoặc hồng xuất hiện ở cổ họng. Các hạt lồi cao hơn với các niêm mạc xung quanh.
- Cảm thấy khó nuốt, khi nuốt bị đau.
- Ho khan, ho có đờm.
- Sốt cao.
- Cổ nổi hạch cứng và đau.
- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Hình ảnh viêm họng hạt
Hình ảnh viêm họng hạt cấp tính
- Vùng niêm mạc họng thường dày lên và ửng đỏ.
- Các nang lympho xuất hiện phía sau thành họng.
- Lưỡi gà xuất hiện tình trạng phù nề, hai amidan lộ ra ngoài gây vướng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
Hình ảnh viêm họng hạt mãn tính
- Vùng niêm mạc họng ửng hồng, nổi các nốt đỏ li ti.
- Số lượng và kích thước của các hạt lympho tăng chóng mặt, thường to bằng hạt gạo hoặc hạt ngô.
- Các amidan sưng phù nề, một số có xuất hiện hốc mủ (các chấm trắng).
Hình ảnh viêm họng hạt trắng
Tình trạng này hay còn được gọi là sỏi amidan viêm họng có hạt trắng. Các hạt sỏi nằm ngay ngách của amidan, được tạo thành từ tế bào lympho sống hoặc bị thoái hóa.
- Cổ họng sưng đỏ, phía trên thành họng có các nốt amidan chấm mủ màu trắng vàng.
- Xuất hiện tình trạng hôi miệng do lượng nước bọt tiết ra ít gây khô họng.
- Trong đờm có thể có lẫn máu, đờm khạc thành cục tròn to, màu trắng đục như mủ.
Hình ảnh viêm họng hạt do virus
Thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, bùng phát thành dịch.
Các triệu chứng điển hình là ngứa rát vòm họng, ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi, đau mắt, đau đầu, sốt cao,…
Hình ảnh viêm họng hạt ở lưỡi
- Cuống lưỡi xuất hiện các hạt nhỏ, gây đau rát và khó chịu khi giao tiếp hoặc ăn uống.
- Các mảng bám hình thành ở lưỡi do tích tụ vi khuẩn và cặn bã.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
- Sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
- Biến chứng từ các bệnh lý: viêm xoang mạn tính, viêm họng cấp tái phát liên tục, viêm amidan mạn tính, các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược thực quản,…
- Cấu trúc xoang mũi có sự bất thường: polyp mũi, lệch vẹo các vách ngăn mũi.
- Môi trường sống bị ô nhiễm: tiếp xúc với các chất độc hại, khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết thất thường,…
- Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ,…
- Yếu tố cơ địa, di truyền: Cơ địa nhạy cảm, các bệnh di truyền và miễn dịch,…
Phân loại bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt có hai thể chính là viêm họng cấp tính và mãn tính:
- Viêm họng hạt cấp tính: Các triệu chứng ban đầu khá mờ nhạt nên người bệnh thường bỏ qua hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà. Chính vì vậy, tỷ lệ người bệnh bị tiến triển lên mãn tính rất cao.
- Viêm họng hạt mãn tính: Giai đoạn sau của viêm họng hạt cấp tính, thường là sau 3 tuần bị cấp tính. Các triệu chứng lúc này phức tạp hơn, khó điều trị và dễ tái phát trở lại.
Hệ lụy của viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt có thể gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:
- Gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Các triệu chứng bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém,…
- Hình thành các bệnh lý khác: Viêm nhiễm tại hầu họng, áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản,…
Đặc biệt, viêm họng hạt làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.
Biến chứng của bệnh viêm họng hạt
Bệnh viêm họng hạt nếu không can thiệp điều trị sớm có thể hình thành các biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe thành họng và quanh amidan.
- Biến chứng gần: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản và viêm phổi.
- Biến chứng xa: Viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim,..
Khi nào người bệnh viêm họng hạt cần gặp bác sĩ?
Tình trạng viêm họng hạt kéo dài không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, đau họng khó nuốt, khó thở,… bạn cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh
Để chẩn đoán bệnh viêm họng hạt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành:
- Thăm hỏi tiền sử, tình trạng triệu chứng bạn đang gặp phải.
- Khám tổng quát tai – mũi – họng để đánh giá tình trạng thực tế ở cổ họng.
- Thực hiện nội soi thanh quản để kiểm tra niêm mạc họng chi tiết.
- Nếu sau thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có nghi ngờ viêm họng hạt có dấu hiệu viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh sẽ được chỉ định thực hiện: Chụp X-quang phổi, CT Scan, MRI,… để chẩn đoán khách quan nhất.
Lời khuyên từ chuyên gia
Chú ý chế độ dinh dưỡng khi bị viêm họng hạt
Các thực phẩm nên kiêng:
- Thức ăn khô cứng như bánh mì, lương khô,…
- Thức ăn cay, chua, nóng
- Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Thức ăn tái, sống.
- Thực phẩm có chứa nhiều arginine vì chất này có thể kích thích virus sinh sôi phát triển. Chất này có nhiều trong lúa mì, hạnh nhân, socola,…
- Rượu bia, cà phê, đồ uống có gas.
- Thuốc lá.
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin A, C, E,… giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn tấn công, tái tạo các niêm mạc họng bị tổn thương.
- Thực phẩm giàu protein như thịt băm, trứng, sữa, cá hồi,… để bổ sung năng lượng dồi dào, tăng cường hệ miễn dịch.
- Thức ăn giàu kẽm như ngao, sò, súp lơ xanh, cải xoăn,… giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Thực phẩm có tính kháng viêm như gừng, tỏi, bạc hà, tía tô,…
Nên điều trị bệnh theo nguyên nhân
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt để điều trị sẽ giúp loại bỏ bệnh tận gốc. Thông thường, nếu bệnh viêm họng hạt là biến chứng từ các bệnh khác như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, trào ngược dạ dày,… các bác sĩ sẽ tập trung giải quyết các bệnh lý đó trước. Theo đó, các triệu chứng của viêm họng hạt cũng sẽ được đẩy lùi.
Cụ thể:
- Điều trị viêm mũi, viêm xoang: Khi loại bỏ được dịch chảy xuống họng, tình trạng viêm họng hạt sẽ được cải thiện theo.
- Điều trị trào ngược họng thanh quản sẽ ngăn axit trào lên tác động vào niêm mạc họng, hạn chế các tổn thương ở niêm mạc phục hồi nhanh hơn.
- Khi có amidan, polyp mũi,… tiến hành phẫu thuật sẽ loại bỏ được tổ chức viêm ở niêm mạc họng.
Tham khảo: Bài thuốc gia truyền 155 năm đặc trị viêm họng hạt từ nguyên nhân
Bài thuốc được nhắc tới là Viêm họng Đỗ Minh. Đây là thuốc gia truyền của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường với 5 đời truyền nhân và đã ứng dụng 155 năm. Với hiệu quả vượt trội được kiểm chứng từ chính người bệnh, cho tới nay bài thuốc vẫn được tin tưởng và làm tốt chức năng chữa bệnh của mình.
Nguyên lý điều trị - Đi từ gốc tới ngọn:
Với liệu trình đặc biệt kết hợp từ 2 bài thuốc nhỏ là thuốc đặc trị viêm họng và thuốc giải độc chống viêm, bài thuốc sẽ tác động chuyên sâu vào cơ thể người bệnh, giúp đẩy lùi bệnh toàn diện.
- Cắt đứt các triệu chứng viêm họng.
- Loại trừ các hạt ở họng và bổ phế, tiêu đàm.
- Phục hồi chức năng của tạng phủ (gan, thận) và tăng sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Thành phần thuốc - sạch 100%:
- Phối ngũ từ hơn 30 thảo dược tự nhiên, có tác dụng bổ phế tiêu đàm như kha tử, cát cánh, bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân cành,...
- Toàn bộ thảo dược do chính Đỗ Minh Đường trồng, không có chất bảo quản hay thành phần hóa học nên đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ. Thuốc dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, người có bệnh nền.
Dạng thuốc và cách dùng:
- Thảo dược được bào chế thành dạng xịt và cao mềm, bảo quản kín đáo và dễ dùng. Không mất thời gian đun sắc.
- Về liều lượng thuốc uống, tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người mà lương y nhà thuốc sẽ có hướng dẫn cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiệu quả của bài thuốc:
Nếu dùng thuốc đúng cách và kiên trì, người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả của thuốc qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thẩm thấu và khu phong trừ hàn, giải độc, tiêu viêm sưng.
- Giai đoạn 2: Tái tạo lại niêm mạc bị tổn thương, tiếp tục đẩy lùi nguyên nhân bệnh và cải thiện các triệu chứng.
- Giai đoạn 3: Khỏi bệnh và tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
Điều này đã được chứng minh bởi nhiều bệnh nhân thực tế. Dưới đây là một số phản hồi chân thực từ người bệnh đã dùng bài thuốc Viêm họng hạt Đỗ Minh:
Viêm họng hạt Đỗ Minh là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của Đỗ Minh Đường. Nếu bạn muốn điều trị bằng phương pháp này có thể liên hệ tới nhà thuốc để được hỗ trợ tốt nhất.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm họng hạt tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối (nên dùng muối sinh lý) để sát khuẩn, giảm cơn đau họng.
- Uống nước ấm để giảm khô họng và loãng đờm.
- Áp dụng các mẹo dân gian như uống nước mật ong, tỏi tươi, tỏi ngâm mật ong,… để giúp kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu cổ họng.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Hạn chế nói nhiều, nói to hay sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá.
Dùng thuốc điều trị viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc long đờm,… để cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Một số loại thuốc phổ biến thường được các bác sĩ kê đơn gồm:
- Thuốc ức chế virus, vi khuẩn/nấm: Penicillin, Azithromycin hoặc Ampicillin.
- Thuốc giảm ho, loãng đờm: Dextromethorphan, Bromhexin,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol),…
Câu hỏi thường gặp
Bệnh viêm họng hạt là tiến triển từ viêm họng mãn tính. Vì vậy, thay vì đợi tự khỏi, người bệnh nên can thiệp điều trị do lúc này niêm mạc họng đã có những tổn thương nhất định, không thể tự hồi phục.
Bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Viêm họng hạt có thể lây từ người này sang người khác.
Một số con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm họng hạt là:
- Nước bọt.
- Ho, hắt hơi.
- Các chất tiết chứa vi khuẩn.
- Chạm vào các đồ vật bị ô nhiễm.
Người bệnh có thể sử dụng trà thảo dược khi bị ho do viêm họng hạt. Các loại trà có thể hỗ trợ giảm triệu chứng ho hiệu quả.
Các loại trà bạn có thể dùng là:
- Trà gừng: Giúp sát trùng, kháng khuẩn.
- Trà mật ong và chanh: Làm dịu niêm mạc, ức chế các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
- Trà lá bạc hà: chứa nhiều sắt, canxi, magie, vitamin A, C giúp giải độc, tăng sức đề kháng.
Viêm họng hạt kèm amidan là tình trạng bệnh tiến triển nặng, gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Lúc này, vi khuẩn đã hoạt động mạnh nên sẽ cần can thiệp của thuốc kháng sinh. Người bệnh nên đến phòng khám để được bác sĩ khám, tư vấn thuốc phù hợp để chữa bệnh sớm.
Nhìn chung, bệnh viêm họng hạt có thể dễ dàng nhận biết và chữa được dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự chủ động khám và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng. Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM