Các Loại Kháng Sinh Viêm Họng Thường Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

4:28 AM , 29/12/2023

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến mà ai cũng đã từng bị một vài lần trong đời. Thế nhưng sử dụng kháng sinh viêm họng nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về việc các loại kháng sinh trị viêm họng!

Viêm họng khi nào cần dùng kháng sinh?

Viêm họng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như: virus, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường, hóa chất,… Nhưng tất cả đều có chung triệu chứng là đau họng, sốt, mệt mỏi, ho, chảy nước mũi, xuất hiện đờm đặc. Sau đó, người bệnh có thể bị khàn tiếng, mất tiếng, khó nuốt, buồn nôn,…

Người ta chỉ sử dụng kháng sinh trị viêm họng trong trường hợp bệnh xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn. Trong những trường hợp khác, như bị nhiễm virus, việc dùng thuốc kháng sinh không có hiệu quả.

Vậy làm thế nào nhận biết viêm họng do vi khuẩn? Thường dựa trên các triệu chứng:

  • Hôi miệng, sốt cao.
  • Dịch đờm đặc, màu xanh.

Trường hợp khám bệnh, bác sĩ sẽ soi thấy niêm mạc họng sưng đỏ, xuất hiện mụn nhỏ, nhiều chất nhầy, mủ trên bề mặt niêm mạc. 

Một số trường hợp, bác sĩ có thể cần làm thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác xem nguyên nhân gây viêm họng có phải do vi khuẩn hay không bằng cách nuôi cấy vòng nhiễm khuẩn.

Hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh

Hiện tượng kháng kháng sinh là gì?

Mầm bệnh, vi khuẩn có khả năng chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Có nghĩa khi dùng thuốc, vi khuẩn không bị tiêu diệt mà vẫn có thể sống và phát triển bình thường. 

Vi khuẩn có thể nhận gen kháng sinh từ vi khuẩn khác hoặc tự đột biến gen để chống lại tác dụng của thuốc.

Hệ quả của kháng kháng sinh viêm họng

  • Hiệu quả điều trị giảm, thậm chí là không điều trị khỏi được.
  • Cần sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, độc tính cao, tốn kém hơn.
  • Nguy hiểm nếu người bệnh xuất hiện tình trạng kháng thuốc khi cần thực hiện phẫu thuật, lọc máu, cấy ghép,…

Nguyên nhân vi khuẩn viêm họng kháng thuốc

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Cứ ho đau họng là dùng thuốc, không cần biết nguyên nhân.
  • Dùng thuốc không đủ liệu trình, vi khuẩn mới chỉ bị ức chế đã ngưng sử dụng, không tiêu diệt tận gốc được vi khuẩn.
  • Sử dụng kháng sinh thừa của lần điều trị trước, không biết liệu kháng sinh sử dụng có phù hợp không.
  • Dùng kháng sinh theo đơn của người khác.

Các loại kháng sinh viêm họng thường sử dụng

Thường sử dụng các kháng sinh thuộc 2 nhóm thuốc chính:

1. Kháng sinh nhóm Penicillin

  • Các thuốc thường dùng: Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin, Ceftriaxone
  • Cơ chế chung: Tác động lên lớp Peptidoglycan, phá vỡ thành tế bào vi khuẩn

2. Kháng sinh nhóm Macrolid: 

  • Các thuốc thường dùng: Clarithromycin, Azithromycin, Erythromycin
  • Cơ chế chung: Kìm khuẩn thông qua quá trình ngăn cản sự tổng hợp protein. Nồng độ cao cũng có thể có tác dụng diệt một số chủng nhạy cảm.

Penicillin

  • Dạng dùng: Penicillin V dạng viên nén, dạng tiêm tĩnh mạch, bột hòa tan.
  • Chỉ định: 
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa
    • Nhiễm khuẩn ở miệng, họng
    • Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcus
    • Nhiễm khuẩn mô mềm và da
    • Phòng ngừa thấp khớp cấp tái phát.
  • Cách dùng và liều dùng: 
    • Nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. 
    • Uống thuốc 30 phút trước khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. 
    • Sau khoảng 10 ngày dùng thuốc, bệnh không cải thiện cần thông báo cho bác sĩ. 
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thuốc
  • Tác dụng phụ: Thiếu máu, nổi mề đay, làm giảm tiểu cầu, sốt, sốc phản vệ…
  • Lưu ý: Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Amoxicillin

  • Dạng dùng: viên nang, hỗn dịch uống, viên nén, dạng kết hợp,…
  • Chỉ định: Những trường hợp nhiễm khuẩn do sự tác động của một số loại vi khuẩn nhạy cảm điển hình như bệnh viêm họng, sốt thương hàn, viêm màng não, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm nội mạc, viêm tai giữa, viêm amidan…
  • Chống chỉ định:
    • Không dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại penicillin nào.
    • Không được phép trộn chung dung dịch tiêm amoxicillin với bất kỳ thuốc nào trong một bơm tiêm.
  • Liều dùng: theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Lưu ý:
    • Với dạng hỗn dịch uống cần lắc đều trước khi uống.
    • Dạng viên nén bao phim hoặc giải phóng chậm: không nhai hay nghiền nát mà uống toàn bộ viên.
    • Không tự ý ngừng thuốc dù đã hết nhiễm trùng.
  • Tác dụng phụ: Vàng da ứ mật, viêm gan, giảm bạch cầu thoáng qua, viêm kết mạc, tiêu chảy, buồn và nôn ói, hoại tử da, nổi mề đay…

Cephalexin

  • Dạng dùng: viên nang, hỗn dịch uống
  • Chỉ định:
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm họng, giãn phế quản nhiễm khuẩn, viêm phế quản cấp và mãn tính
    • Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm xương chũm
    • Nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn mô mềm
    • Nhiễm khuẩn xương khớp
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm bàng quang, điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
    • Nhiễm khuẩn răng
    • Nhiễm khuẩn sản – phụ khoa
    • Bệnh lậu (trong trường hợp dùng Penicillin không thích hợp).
  • Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ
  • Thận trọng: Không nên sử dụng thuốc trong các trường hợp:
    • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Người bị tiêu chảy nặng sau hoặc trong khi dùng kháng sinh.
    • Bệnh nhân suy thận.
    • Người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc các thuốc khác.
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Lưu ý:
    • Thuốc có thể tương tác với một số thuốc khác. Do đó, nếu cần sử dụng thuốc khác để điều trị cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Tác dụng phụ: Nổi mề đay, giảm bạch cầu trung tính, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói,…

Ceftriaxone

  • Dạng dùng: thuốc tiêm, bột pha uống, viên nén,…
  • Chỉ định:
    • Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
    • Nhiễm khuẩn tai mũi họng, đường hô hấp dưới.
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – thận.
    • Lậu, thương hàn, giang mai.
    • Nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và các vết thương.
    • Nhiễm khuẩn vùng bụng (viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn đường dẫn mật, dạ dày– ruột).
    • Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật, nội soi can thiệp.
  • Liều dùng: Theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều
  • Thận trọng: Không sử dụng thuốc trong trường hợp:
    • Người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
    • Người có tiền sử dị ứng với penicillin
    • Trẻ sơ sinh thiếu tháng
    • Phụ nữ đang cho con bú, đang mang thai.
    • Người suy gan, suy thận.
  • Tác dụng phụ: Ngứa, nổi ban, sốt, viêm tĩnh mạch, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, đau đầu, chóng mặt, sốc phản vệ,…

Erythromycin

  • Dạng dùng: viên nén, viên nang, viên bao, hỗn dịch uống, thuốc tiêm, bột pha tiêm,…
  • Chỉ định:
    • Viêm họng
    • Nhiễm khuẩn mô mềm
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
    • Nhiễm khuẩn da, mụn trứng cá
    • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục.
  • Liều dùng: 
    • Người lớn: 500-1000 mg/lần, ngày 2-3 lần
    • Trẻ em: 30-50 mg/kg/ngày, ngày 2-3 lần
  • Thận trọng: Không nên sử dụng thuốc trong các trường hợp:
    • Viêm gan
    • Mẫn cảm với nhóm thuốc Macrolid
    • Người bị rối loạn porphyrin
    • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và đang mang thai
  • Lưu ý:
    • Khi sử dụng thêm với thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
    • Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
  • Tác dụng phụ: Phát ban, ngứa da, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, viêm gan, vàng da, rối loạn nhịp tim…

Clarithromycin

  • Dạng dùng: viên nén, viên bao phim, hỗn dịch uống, thuốc tiêm truyền,…
  • Chỉ định: Điều trị cho những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phổi cộng đồng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm…
  • Liều dùng: Theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ
  • Chống chỉ định:
    • Dị ứng với các macrolid hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
    • Chống chỉ định tuyệt đối dùng chung với terfenadin, đặc biệt trong trường hợp bị bệnh tim như loạn nhịp, nhịp chậm, khoảng QT kéo dài, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc mất cân bằng điện giải.
    • Chống chỉ định dùng đồng thời với các alcaloid nấm cựa gà (ergotamin, dihydroergotamin), astemizol, pimozide, cisaprid, dabigatran etexilate.
  • Lưu ý:
    • Dạng viên nén giải phóng chậm nên dùng cùng bữa ăn.
    • Lắc mạnh hỗn dịch trước khi sử dụng.
    • Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
    • Điều chỉnh liều ở bệnh nhân có tổn thương thận.
  • Tác dụng phụ: Viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn vị giác, viêm đại tràng giả mạc…

Azithromycin

  • Dạng dùng: viên nang, bột pha hỗn dịch uống, thuốc tiêm tĩnh mạch,…
  • Chỉ định:
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng,…
    • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản,…
    • Nhiễm khuẩn da mô mềm 
    • Nhiễm khuẩn Chlamydia trachomatis không kèm theo biến chứng tại đường sinh dục
    • Các vấn đề liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn qua đường tình dục không do bệnh lậu.
  • Liều dùng: 
    • Người lớn: 500mg/lần /ngày vào ngày đầu, 250mg/lần/ngày vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
    • Trẻ em: 12 mg/kg/ngày uống 1 liều duy nhất, uống trong 5 ngày
  • Chống chỉ định: Không sử dụng cho người bệnh quá mẫn với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid, hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Lưu ý:
    • Thuốc đào thải qua gan nên thận trọng ở người chức năng gan bị tổn thương.
    • Cần trọng khi phối hợp nhiều thuốc, nhất là người có tiền sử bị bệnh tim mạch.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, chướng bụng, buồn nôn, đau bụng…

Chi phí khi sử dụng kháng sinh viêm họng

Các kháng sinh nhóm Penicillin thường có giá thành rẻ, nhiều dạng dùng để lựa chọn. Trong khi đó, thuốc nhóm Macrolid thường có giá cao hơn nhưng cũng đa dạng các loại thuốc để người dùng lựa chọn.

Giá thuốc tùy thuộc vào dạng dùng, đơn vị sản xuất, nhà thuốc phân phối,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

  • Tuân thủ đúng chỉ định uống thuốc kháng sinh của bác sĩ.
  • Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi viêm họng do vi khuẩn hoặc do virus nhưng có kèm theo nhiễm khuẩn.
  • Không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều dùng thuốc kháng sinh.
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc khi thấy cơ thể dễ chịu hơn hoặc không còn triệu chứng, bởi rất có thể lượng vi khuẩn trong cơ thể chỉ giảm đi chứ chưa hết. Ngừng dùng thuốc kháng sinh có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng dễ dàng quay trở lại.
  • Không tự ý sử dụng thêm loại kháng sinh khác khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Không sử dụng lại thuốc kháng sinh của lần điều trị trước vì có thể bạn bị mắc hai bệnh khác nhau.
  • Không dùng thuốc kháng sinh được kê cho người khác, bởi có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc khiến tình trạng của bạn nặng hơn.
  • Không chia sẻ kháng sinh của mình cho người dùng khác.
  • Khi xuất hiện các phản ứng phụ hay hiện tượng dị ứng, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.

Những câu hỏi thường gặp

Vì sao phải uống kháng sinh đủ liều?

Các bác sĩ thường kê kháng sinh dựa trên mức độ bệnh và dạng nhiễm trùng đang gặp phải. Thời gian sử dụng kháng sinh được chỉ định thường kéo dài từ 7-10 ngày. Đó là khoảng thời gian cần thiết để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn gây nhiễm trùng trong cơ thể.

Trường hợp chỉ cần dùng đến ngày thứ 4, thứ 5 là bạn đã thấy đỡ rất nhiều là bởi thuốc phát huy tác dụng diệt khuẩn, đưa nồng độ vi khuẩn xuống dưới mức có thể gây ra các triệu chứng viêm nhiễm cho cơ thể. Nếu ngừng thuốc không sử dụng, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt sẽ quay lại và gây bệnh cho cơ thể.

Kết quả dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh và các hệ luỵ:

  • Kéo dài thời gian điều trị
  • Diễn biến bệnh phức tạp
  • Cần sử dụng các thuốc kháng sinh mạnh hơn
  • Nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.

Khi nào phụ nữ có thai được sử dụng kháng sinh viêm họng?

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết, dưới sự chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ và chỉ dùng khi thực sự có nhiễm khuẩn.

Để tránh những tác dụng phụ tới thai nhi, phụ nữ mang thai có thể tham khảo sử dụng bài thuốc nam như viêm họng Đỗ Minh để điều trị (liều lượng và cách dùng tuân theo chỉ định từ bác sĩ).

Người bị viêm họng có nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh hay không?

Kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả khi có vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra các triệu chứng ho, đau họng, có đờm,… Khi đó, việc sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn và phần nào giải quyết các triệu chứng này.

Tuy nhiên, trong trường hợp vi khuẩn mới chỉ khu trú ở cổ họng thì việc súc miệng nước muối thường xuyên, uống nhiều nước ấm cũng có thể điều trị bệnh và giúp bệnh mau khỏi.

Trường hợp viêm họng nhẹ, mới chớm bị cũng có thể chưa cần sử dụng kháng sinh mà có thể áp dụng các biện pháp dân gian để khỏi bệnh nhanh chóng.

Uống thuốc kháng sinh trị viêm họng bao lâu thì cho con bú là an toàn?

Trong trường hợp mẹ bầu cần sử dụng kháng sinh để trị viêm họng, thuốc sẽ đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể sau khoảng 3h. Do vậy, sau khi uống thuốc khoảng 3 tiếng thì mẹ có thể cho con bú sữa.

Khi sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ cần lưu ý những điều gì?

  • Khi phát hiện con bị ho, viêm họng không tự ý dùng thuốc mà  cần đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.
  • Trường hợp trẻ cần sử dụng thuốc kháng sinh cần lưu ý:
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống nên chọn dạng dùng tiện lợi cho trẻ: dạng siro, hỗn dịch uống,…
  • Cho con uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Với dạng hỗn dịch, cần lắc đều trước khi uống
  • Dạng siro, hỗn dịch sau khi dùng không uống hết nên bảo quản trong tủ mát.
  • Trường hợp dùng thuốc bột pha uống, nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha thuốc cho con.

Tại sao nên sử dụng thêm men vi sinh khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng?

Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời chúng cũng tiêu diệt cả trên những lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Kết quả là người dùng bị loạn khuẩn đường ruột, bị tiêu chảy, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

Khi đó, bổ sung thêm lợi khuẩn bằng men vi sinh là giải pháp để lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột đang rối loạn và hạn chế tình trạng loạn khuẩn đang xảy ra. 

Nên uống men vi sinh và thuốc kháng sinh cách nhau bao lâu?

Thuốc kháng sinh có thể giết chết các vi sinh vật có lợi khi sử dụng đồng thời. Do vậy, người bệnh nên uống men vi sinh sau khi dùng khoảng 2h.

Lưu ý: Không nên pha men vi sinh với nước nóng vì có thể làm chết vi khuẩn. Pha xong nên uống ngay.

Viêm họng uống kháng sinh gì đã có lời giải đáp. Để sử dụng kháng sinh an toàn hiệu quả, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh gặp phải tình trạng kháng thuốc cũng như sớm khỏi bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 9:24 AM , 04/01/2024

Tin liên quan

Thuốc xịt viêm họng

Thuốc xịt viêm họng loại nào tốt? TOP 7 thuốc xịt họng phổ biến!

Sử dụng thuốc xịt họng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dùng và hiệu quả làm dịu nhanh chóng. Nhưng giữa vô vàn các...

Triệu chứng viêm họng mãn tính – Có lây không, chữa khỏi không?

Viêm họng mãn tính là tình trạng nguy hiểm, triệu chứng dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để điều trị triệt để. Việc hiểu các triệu chứng,...

Viêm Họng Giả Mạc: Biểu Hiện, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm họng giả mạc là thể bệnh viêm đường hô hấp hiếm gặp so với những thể bệnh khác. Tuy nhiên bệnh diễn biến phức tạp, gây biến chứng nguy...

Viêm Họng Mủ: Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mủ là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi viêm họng lâu ngày không chữa, vi khuẩn tấn công dẫn đến mưng mủ. Bệnh gây ra nhiều biến...

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng hầu họng. Xuất hiện khá phổ biến nhưng nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ...

Viêm họng hạt có mủ: Biến chứng nguy hiểm, triệu chứng, điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, hình thảnh những hạt mủ màu trắng, gây đau rát họng dữ dội....

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *