Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

10:27 AM , 07/01/2024

Viêm họng có đờm là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng hầu họng. Xuất hiện khá phổ biến nhưng nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.

Viêm họng có đờm là bệnh gì?

Viêm họng là hiện tượng vùng họng bị viêm nhiễm khiến người mắc cảm thấy đau rát tại họng. Khi đó, niêm mạc đường hô hấp sẽ tăng tiết chất nhầy để làm ẩm cổ họng và bắt giữ vi khuẩn, virus, ngăn chúng gây hại. Hiện tượng tăng tiết chất nhầy quá mức gây viêm họng có đờm.

Viêm họng có đờm thường kèm theo ho, khó nuốt
Viêm họng có đờm thường kèm theo ho, khó nuốt

Những triệu chứng khi mắc viêm họng có đờm

Ngoài có đờm xuất hiện ở cổ họng, người mắc có thể gặp các triệu chứng:

  • Sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Chảy nước mắt, chảy dịch mũi sau.
  • Đau hoặc ngứa miệng họng, đau trầm trọng hơn khi nuốt hoặc nói.
  • Khó nuốt
  • Hôi miệng
  • Ho, khàn tiếng, mất giọng.
  • Xuất hiện đờm xanh hoặc vàng.
  • Sốt, mệt mỏi
  • Thở khò khè, khó thở.
  • Đau, sưng hạch ở cổ hoặc hàm.

Các triệu chứng thường kéo dài từ 3-5 ngày.

Để phân biệt viêm họng có đờm là do vi khuẩn gây bệnh hay không, bác sĩ sẽ dựa trên màu sắc của đờm:

  • Viêm họng đờm xanh hoặc đờm vàng: Bệnh do vi khuẩn, hoặc do virus tấn công nhưng kèm nhiễm khuẩn.
  • Viêm họng đờm trắng: Bệnh do virus hoặc do bị kích ứng từ thời tiết, môi trường.

Nguyên nhân gây viêm họng có đờm

Nguyên nhân chính gây viêm họng có đờm là virus và vi khuẩn tấn công.

  • 80% các trường hợp là do virus gây ra. Điển hình như: virus rhino, adeno, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố cá nhân:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dễ viêm nhiễm
  • Trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng,… gây tổn thương niêm mạc họng
  • Sử dụng đồ uống có cồn
  • Sử dụng thức ăn quá cay, cứng, đồ chiên, rán,… gây xước họng.
  • Thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài
  • Một số tình trạng dị ứng, bệnh đường hô hấp,…

Yếu tố môi trường:

  • Ô nhiễm môi trường: khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, khí thải,…
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Không khí khô, lạnh gây viêm họng.
  • Thực phẩm kém chất lượng, không hợp vệ sinh 
  • Tiếp xúc với những người bệnh khác

Đối tượng nguy cơ

  • Trẻ em từ 3 đến 15 tuổi
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Người cao tuổi

Chẩn đoán viêm họng có đờm như thế nào?

Viêm họng có đờm rất dễ nhận biết khi người bệnh có thể khạc ra đờm, đau họng cùng với những triệu chứng khác. Nhưng để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm họng thì bác sĩ cần:

Khám lâm sàng:

  • Quan sát vòm họng: niêm mạc đỏ, có xuất tiết, hạch mao mạch nổi rõ, sưng amidan,…
  • Quan sát màu sắc của đờm để xác định nguyên nhân do virus hay do vi khuẩn.
  • Đo thân nhiệt
  • Khám hạch góc hàm di động, ấn đau
  • Nghe tiếng ho của người bệnh.
  • Theo dõi các triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải

Khám cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn

Xét nghiệm cận lâm sàng thường chỉ áp dụng trong những trường hợp viêm họng có đờm nặng.

Phương pháp phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn dùng để xác định vi khuẩn gây bệnh

Biến chứng viêm họng có đờm

  • Khối tụ mủ, áp xe ở họng: Họng liên tục viêm, sưng tấy có thể xuất hiện áp xe ở amidan, khoảng bên họng hoặc áp xe thành sau họng.
  • Viêm lan tỏa sang các cơ quan lân cận: viêm cấp tính ở tai, viêm amidan, viêm xoang, viêm tuyến giáp. Thậm chí, vi khuẩn, virus theo dịch đờm xuống phế quản, phổi gây viêm phế quản, viêm thùy phổi, áp xe phổi.
  • Ho ra máu: Phản xạ họ để đẩy đờm ra ngoài trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc họng, gây ra các vết thương và ho ra máu.
  • Viêm họng mạn tính: Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, viêm họng có đờm có thể chuyển thành dạng mạn tính khó điều trị.
  • Trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây ra bệnh thấp khớp cấp, viêm cầu thận, viêm màng tim.
  • Nhiễm khuẩn huyết: do vi khuẩn, virus, độc tố,… xâm nhập vào máu, có thể gây tụt huyết áp, suy hô hấp, rối loạn tri giác,… nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách làm giảm viêm họng có đờm tại nhà

  • Làm ẩm không khí: Duy trì không khí đủ độ ẩm, giảm bớt tình trạng khô rát họng để giảm bớt phản ứng tiết dịch đờm. Đồng thời, không khí ẩm cũng giúp mũi họng dễ chịu hơn.
  • Súc miệng nước muối: Giúp diệt khuẩn, phần nào làm loãng đờm và giảm thiểu viêm họng.
  • Ngậm kẹo: Sử dụng các loại kẹo gừng, chanh có thể giảm đau rát họng.
  • Uống trà thảo mộc ấm giúp làm loãng đờm, giảm bớt hiện tượng sưng viêm tại họng.
  • Ăn thức ăn mềm, ấm giúp người bệnh dễ nuốt. Đặc biệt, cháo, súp gà,… còn giúp giải cảm hiệu quả cho người bị cảm cúm.
Làm ẩm không khí giúp giảm phản ứng tiết dịch

Khi nào người bệnh cần tới gặp bác sĩ?

  • Viêm họng có đờm kéo dài (hơn 7 ngày), đã áp dụng các biện pháp tại nhà không có cải thiện.
  • Sưng tấy cổ hoặc lưỡi: Cho thấy các hạch bạch huyết bị viêm, dấu hiệu bệnh chuyển nặng.
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể vượt quá 37 độ ở trẻ nhỏ hay cảm thấy con bị sốt thì nên đi khám để tránh biến chứng co giật.
  • Hiện tượng chảy nước dãi, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Cảm giác khó nuốt, khó thở.
  • Có máu trong nước bọt hoặc đờm
  • Đau họng kèm theo đau khớp quai hàm, đau tai.

CHUYÊN GIA ĐANG TRỰC TUYẾN

BẤM NGAY ĐỂ KẾT NỐI TRỰC TIẾP

Cách chữa viêm họng có đờm?

Sử dụng thuốc tây

Điều trị nguyên nhân:

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc viêm họng do virus có hiện tượng nhiễm khuẩn.

Điều trị triệu chứng: Xuất hiện triệu chứng gì thì sử dụng thuốc tương ứng.

  • Thuốc long đờm, tiêu đờm: Giúp làm loãng khối đờm hoặc giúp tiêu đờm, làm cổ họng thông thoáng.
  • Thuốc hạ sốt: Sử dụng khi xuất hiện tình trạng sốt cao.
  • Thuốc giảm ho: Trong trường hợp ho quá nhiều khiến người bệnh mệt mỏi, có thể dùng thuốc giảm ho để hạn chế bớt phản ứng ho ở người bệnh.

Thuốc bổ trợ khác:

  • Viên ngậm làm dịu họng: Giảm bớt cảm giác đau nhức, giúp làm loãng đờm và giảm phản ứng ho.
  • Xịt họng: Sử dụng để giảm nhanh cảm giác đau rát, giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng.
  • Thuốc tăng cường đề kháng: Giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại bệnh tật.
  • Oresol: Sử dụng để bù nước, điện giải khi trẻ, người lớn bị sốt cao kéo dài.
  • Men vi sinh: Dùng khi điều trị bằng kháng sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế táo bón xuất hiện.

Lưu ý: Các loại thuốc này chỉ được dùng khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh nhân tránh lạm dụng, tự ý mua và sử dụng tại nhà để hạn chế rủi ro không mong muốn.

Sử dụng mẹo dân gian

  • Gừng tươi: Ngậm gừng tươi để long đờm, giảm ho, giảm đau rát, khó chịu.
  • Quất và mật ong: Ngâm quất đã làm sạch, cắt đôi với mật ong, ngày ngậm khoảng 3 lần để thấy hiệu quả.
  • Tía tô: Nấu cháo tía tô và ăn ngay lúc nóng mỗi ngày để giảm đau cổ họng, giải cảm.
  • Bạc hà: Hãm bạc hà với nước sôi, thêm đường phèn nếu muốn và dùng khi còn ấm.
  • Lê hấp táo đỏ: Chưng cách thủy lê đã làm rỗng ruột chứa táo đỏ, đường phèn (hoặc mật ong) trong vòng 15-20 phút với lửa nhỏ. Sau đó sử dụng khi còn ấm.
  • Tỏi: Ngâm tỏi đã thái lát mỏng trong giấm khoảng 30 ngày. Sau đó ngậm một lát trong miệng khoảng 15 phút.
  • Chanh muối: Dùng một lát chanh tươi tầm với một ít muối ngậm trực tiếp và nuốt nước cốt. Sau 10 phút có thể nhả lát chanh ra (Có thể thay muối bằng mật ong).

Lời khuyên cho người mắc

  • Chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
  • Dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc hay dùng quá liều.
  • Trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh cần dùng đủ thời gian điều trị, không vì bệnh đã đỡ mà giảm liều.
  • Viêm họng có đờm rất dễ tái phát nên cần đảm bảo đã điều trị dứt điểm để ngăn bệnh tái phát.
  • Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian thay vì dùng thuốc. Nhưng nếu bệnh kéo dài mãi không khỏi, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Trường hợp có nhiễm khuẩn nhưng điều trị bằng kháng sinh không đỡ (sau liệu trình 5-7 ngày), nên tới gặp bác sĩ để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
  • Theo dõi sát những triệu chứng gặp phải và có sự can thiệp phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bên cạnh điều trị bằng thuốc, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp để mau khỏi bệnh.

Viêm họng có đờm là bệnh thường gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, từ người già đến trẻ nhỏ. Hiểu rõ về bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình ngay hôm nay bạn nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Viêm họng có đờm có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Để giảm đau và giảm triệu chứng, có thể thực hiện các biện pháp tự nhiên như uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc họng được ẩm, sử dụng nước muối ấm để súc miệng và giảm sưng, hoặc sử dụng viên ngậm họng và xịt họng chứa các thành phần như benzocaine hoặc menthol để làm dịu và giảm đau.

Ngoài ra, nghỉ ngơi đủ giấc và tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục là quan trọng. Việc sử dụng thuốc chống ho như dextromethorphan có thể giúp kiểm soát đờm, và trong trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống vi khuẩn hoặc antiviral. Sử dụng hơi nước nóng từ bồn tắm hoặc máy tạo hơi cũng có thể giúp làm dịu niêm mạc họng.

Thức ăn nên ăn:

  • Nước ấm để giảm sưng, đau họng
  • Các món ăn mềm, dễ nuốt: cháo, súp,... tránh ma sát với họng.
  • Thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, ngũ cốc,... làm dịu họng, cải thiện quá trình tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu kẽm, protein, tinh bột,... để tăng đề kháng, giúp tổn thương mau lành.
  • Các loại nước ép hoa quả, rau củ

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ: 
  • Thức ăn khô cứng
  • Đồ uống lạnh
  • Thức ăn chua
  • Rượu bia thuốc lá, nước có ga,...

Viêm họng có đờm thường là giai đoạn sau của viêm họng, khi vi khuẩn, virus được khu trú lại trong dịch đờm. Trong những trường hợp nhẹ, viêm họng có đờm sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu như được chăm sóc đúng cách. 

Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm họng có đờm nặng, đờm đặc, ho kéo dài, sốt cao,... thì người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh nặng thêm.

Thuốc long đờm, hay còn gọi là thuốc loãng đờm, có tác dụng làm giảm độ nhớt và độ đặc quánh của đờm. Từ đó, khối chất nhầy dễ dàng di chuyển và được tống ra khỏi đường hô hấp một cách dễ dàng.

Ho là phản xạ tống khối chất nhầy và dị vật khác ra khỏi đường thở. Nếu như sử dụng thuốc giảm ho cùng lúc với thuốc long đờm, phản xạ ho không xảy ra, đờm vẫn bị tắc trong cổ họng. Như vậy không đạt hiệu quả điều trị mà còn khiến người bệnh phải chịu thêm những tác dụng phụ khi kết hợp 2 loại thuốc.

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài trở về.
  • Đeo khẩu trang trước khi đến nơi đông người, nơi có khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Súc miệng hàng ngày với nước muối lãng.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí nếu độ ẩm quá thấp, thời tiết khô hanh.
  • Giữ ấm cổ họng, ngực trong mùa lạnh hay khi ngồi trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp.
  • Không dùng chung đồ cá nhân, dụng cụ ăn uống.
  • Tránh uống nước đá lạnh, nên uống nước ấm thường xuyên để tránh khô họng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 5:17 PM , 01/02/2024

Tin liên quan

Viêm Họng Mủ: Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mủ là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi viêm họng lâu ngày không chữa, vi khuẩn tấn công dẫn đến mưng mủ. Bệnh gây ra nhiều biến...

Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Các Loại Kháng Sinh Viêm Họng Thường Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến mà ai cũng đã từng bị một vài lần trong đời. Thế nhưng sử dụng kháng sinh viêm họng nào để...

Thuốc xịt viêm họng

Thuốc xịt viêm họng loại nào tốt? TOP 7 thuốc xịt họng phổ biến!

Sử dụng thuốc xịt họng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi tính tiện dùng và hiệu quả làm dịu nhanh chóng. Nhưng giữa vô vàn các...

Viêm họng hạt có mủ: Biến chứng nguy hiểm, triệu chứng, điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, hình thảnh những hạt mủ màu trắng, gây đau rát họng dữ dội....

Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy...

Viêm Họng Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị

Khi gặp phải tình trạng viêm họng, không chỉ làm cho cổ đau đớn và khó chịu, mà nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng "Viêm Họng Nổi...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *