Viêm họng mủ là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi viêm họng lâu ngày không chữa, vi khuẩn tấn công dẫn đến mưng mủ. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân, người trong gia đình.
Tổng quan viêm họng mủ
Viêm họng mủ là một dạng của viêm họng, bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Bệnh hình thành khi các tế bào lympho bị tổn thương mất khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập (sau khi họng viêm nhiễm trong thời gian dài). Lúc này vi khuẩn sẽ phát triển mạnh tấn công vào ổ viêm tạo thành dịch mủ trắng trong khoang họng.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ.
Triệu chứng viêm họng mủ
Tùy từng đối tượng mà biểu hiện gặp phải có sự khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết chung
- Có các nốt mủ trắng bám quanh thành họng, để lâu ngày có thể xuất hiện mủ xanh. Khi ho hoặc khạc đờm mủ có thể theo ra ngoài.
- Ho có đờm hoặc không đờm, thường kéo dài vào ban đêm dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh đường hô hấp khác
- Sốt từng đợt có thể sốt nhẹ, sốt cao hoặc không sốt tùy vào cơ địa, sự phản kháng của cơ thể
- Đau họng, rát ngay cả khi nuốt nước bọt, uống nước, khi nuốt thức ăn
- Họng ngứa, cảm giác vướng khó chịu do các hạt chứa mủ xuất hiện, khiến lớp niêm mạc họng bị kích thích
- Miệng có mùi hôi, khi nói có mùi khó chịu
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ
Ngoài những triệu chứng trên, ở trẻ nhỏ có thêm một số biểu hiện như:
- Quấy khóc, khó chịu
- Khi ngủ khò khè, thở bằng miệng
- Bỏ ăn, bỏ bú
Hình ảnh viêm họng mủ
Nguyên nhân gây viêm họng có mủ
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng mủ là do liên cầu khuẩn – Streptococcus pyogenes xâm nhập, tấn công vào niêm mạng họng gây nhiễm trùng. Những vi khuẩn đang trú ngụ tại cổ họng sinh sôi sẽ gây viêm mủ
Ngoài ra viêm họng mủ cũng thường xuất hiện sau khi nhiễm virus cúm, cảm lạnh, sởi, thủy đậu…
Các yếu tố được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mủ ở họng gồm:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ gây viêm, tạo mủ
- Ăn uống thiếu khoa học ăn nhiều đồ cay nóng, đồ cứng khiến họng bị tổn thương
- Môi trường sống, sinh hoạt ô nhiễm dễ hít phải khói, bụi, khí thải, khi tích tụ lại gây viêm
- Yếu tố cơ địa, dị ứng, người có hệ miễn dịch kém cơ thể dễ bị kích ứng với thời tiết, phấn hoa, đồ ăn làm tăng nguy cơ bị viêm họng mủ
- Môi trường sống ẩm thấp, ngủ trong điều hòa máy lạnh, quạt vào mặt
Đối tượng mắc bệnh
- Trẻ em là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao do hệ miễn dịch, thói quen ngậm đồ chơi, tiếp xúc với nguồn bệnh từ môi trường xung quan
- Người có sức đề kháng yếu, gặp vấn đề về đường hô hấp, viêm họng mãn tính cũng có nguy cơ cao bị viêm mủ
- Người thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống rượu trong thời gian dài
- Người bị viêm xoang mãn tính khiến dịch chảy xuống họng dễ hình thành ổ viêm mủ
- Người bị trào ngược dạ dày thường xuyên cũng dễ bị ảnh hưởng đến họng viêm và có mủ
Chẩn đoán
Thông thường chỉ cần quan sát họng, lắng nghe các triệu chứng lâm sàng bác sĩ có thể chẩn đoán, kết luận bệnh viêm họng mủ
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng như Nội soi tai mũi họng, xét nghiệm máu, lấy dịch đờm, mủ để kiểm tra vi khuẩn, virus gây bệnh.
Viêm họng mủ có nguy hiểm không?
Viêm họng sưng mủ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không xử lý đúng cách có thể gây ra các biến chứng:
- Hình thành apxe, viêm sưng amidan, viêm niêm mạc họng
- Biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi…
- Thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp
- Nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để thăm khám khi bạn, hoặc con cái có những biểu hiện dưới đây:
- Ngay khi quan sát, phát hiện thấy quanh họng có các hạt trắng liti
- Họng đau rát, ho nhiều, khó nuốt, khó nói
- Họng viêm sưng tấy kèm sốt cao
- Trẻ quấy khóc, chán ăn, thở khò khè, nhiều đờm dãi
Lời khuyên cho người bị viêm họng có mủ
Viêm họng mủ diễn biến phức tạp do đó người bệnh cần phải tìm hướng xử lý trước khi bệnh chuyển biến nặng nề gây biến chứng sang các cơ quan khác. Sau đây là cách xử lý, điều trị người bị viêm họng mủ nên làm:
Cách chăm sóc
- Vệ sinh họng mũi, tai sạch sẽ, súc miệng với nước muối ít nhất 2 lần/ngày
- Tiến hành hạ sốt, làm mát cơ thể cho trẻ
- Cho con uống nhiều nước để tránh khô cổ, làm loãng dịch đờm
- Cho con nghỉ ngơi, giữ ấm vùng cổ
Cách chữa viêm họng mủ trắng tại nhà
Đây là những cách chữa lành tính nhờ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ bị viêm họng sưng mủ.
Dùng củ cải ngâm mật ong
Dùng 1 củ cải trắng gọt bỏ vỏ, rửa sạch thái lát mỏng. Cho vào hũ thủy tinh thêm 2-3 thìa mật ong vào ngâm qua đêm. Sáng, tối chắt nước pha với nước ấm uống
Rau diếp cá
Sử dụng khoảng 200-300g lá diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối. Bỏ lá cho ráo giã nát, thêm 400-500ml nước vo gạo (nước vo gạo mới) đun sôi khoảng 20 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước uống ngày 3 lần.
Lá hẹ hấp đường phèn
Dùng 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ thêm đường phèn vào bát hấp cách thủy. Dùng nước cốt uống 2-3 lần/ngày.
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định
Những loại thuốc trị viêm họng mủ được các bác sĩ kê đơn thường có:
- Thuốc sát trùng, súc họng: Làm sạch vi khuẩn, loại bỏ viêm hạt mủ trắng
- Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, aspirin, dạng viên uống, viên sủi, thuốc bột…
- Thuốc giảm ho: Thuốc uống giảm ho long đờm, viên ngậm, siro
- Kháng sinh đường uống, đường tiêm…
Lưu ý: Người bị viêm họng mủ phải được thăm khám để kiểm tra mức độ, nhận phương pháp điều trị phù hợp. Tránh việc tự ý mua thuốc đặc biệt là các loại kháng sinh dùng lâu dài, không đúng cách sẽ phản tác dụng, hại sức khỏe.
Thanh Hầu Bổ Phế Thang - Giải pháp từ y học triều Nguyễn điều trị dứt điểm viêm họng mủ
Thanh Hầu Bổ Phế Thang của Nhất Nam Y Viện đang là bài thuốc được nhiều chuyên gia bác sĩ và người bệnh đánh giá cao nhờ khả năng chữa viêm họng mủ hiệu quả, tận gốc, lâu dài, phù hợp với nhiều đối tượng.
Chia sẻ về cơ chế điều trị viêm họng mủ của Thanh Hầu Bổ Phế Thang, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương cho biết:
“Vận dụng tinh hoa y học triều Nguyễn trong điều trị viêm họng, tôi và các cộng sự của Nhất Nam Y Viện đã nghiên cứu, cải tiến ứng dụng cơ chế Bổ Chính Khu Tà - tức là điều trị triệu chứng kết hợp với xử lý căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát, đem lại hiệu quả dài lâu.”
Với cơ chế này, bài thuốc được lên liệu trình theo 3 giai đoạn, tương ứng với một mục đích công dụng. Cụ thể:
- Điều trị triệu chứng: Sử dụng nhóm thảo dược chứa kháng sinh thực vật như Liên kiều, Cát cánh, cam thảo, Bồ công anh, Trần Bì,... phát huy công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm phù nề. Từ đó, cải thiện nhanh triệu chứng sưng đau viêm họng, tiêu mủ, loại bỏ các hạt trắng hôi,...
- Điều trị căn nguyên: Sử dụng nhóm thảo dược điều trị bệnh từ gốc như Xuyên tâm liên, Bạch cương tàm, Xạ can, Liên kiều, Kim ngân hoa,... phát huy công dụng dưỡng âm thanh phế, thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, bổ phế
- Điều trị dự phòng: Sử dụng nhóm thảo dược bồi bổ sức khỏe tổng thể, điều hòa chuyển hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể ngừa bệnh tái phát.
>> NÊN ĐỌC: Chi phí điều trị viêm họng bằng bài thuốc Thanh hầu Bổ Phế Thang là bao nhiêu?
Mặt khác, nhờ ưu điểm nổi trội của kháng sinh thực vật nên bài thuốc giúp cơ thể người bệnh dễ hấp thụ. Cái hay nữa là tất cả dược liệu đều do Nhất Nam Y Viện trồng và phát triển theo công nghệ sinh học, đạt chuẩn chất lượng GACP - WHO, đảm bảo an toàn không gây tác dụng phụ.
Hiệu quả điều trị viêm họng mủ nhờ bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đã được kiểm chứng trong 10 năm qua. Cụ thể đã có 86% chữa khỏi bệnh sau 2 - 3 tháng; 10% khỏi bệnh sau 3 tháng và 4% người kiểm soát được triệu chứng bệnh.
Nhiều người cũng phản hồi tích cực về cho đơn vị:
Để rõ hơn về liệu trình bài thuốc, người bệnh liên hệ qua:
NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Hotline: 0888.598.102
- Website: https://nhatnamyvien.com/
- Fanpage: Nhất Nam y viện
Viêm họng mủ nên ăn gì, kiêng gì?
Nên ăn:
- Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi nhờ tính kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng, tăng cường sức đề kháng.
- Sinh tố, nước ép hoa quả: Có tác dụng bổ sung vitamin, giảm cảm giác khó chịu ở họng.
- Các món cháo, súp: Đồ ăn mềm sẽ tránh làm tổn thương họng trong giai đoạn này. Nên ăn đồ mềm, ninh nhừ dễ nuốt.
- Thực phẩm giàu kẽm như sò, ngao, các loại hạt, củ cải trắng giúp tăng đề kháng, tránh nhiễm virus
Không nên:
- Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị kích thích họng, gây ngứa, sưng nề
- Đồ ăn cứng gây cọ sát vào thành họng, gây loét, viêm nghiêm trọng hơn
- Đồ nhiều dầu mỡ làm tăng tiết dịch, kích thích niêm mạc, tăng độ đặc của đờm gây khó chịu
- Đồ lạnh tăng cảm giác kích thích gây ho, đau rát họng hơn
- Các món ăn ngọt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến họng đau rát, khó chịu.
Biện pháp phòng ngừa
Có thể phòng tránh, hạn chế nguy cơ bệnh viêm họng mủ bằng cách:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nên súc miệng thêm với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý
- Nên uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh và các đồ ăn lạnh
- Rửa tay sạch sẽ sau khi làm việc, đi vệ sinh,…
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, chăn màn
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng khi trở trời, mùa đông
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi đến nơi đông người để bảo vệ mũi họng
- Tránh các loại đồ ăn, thức uống không tốt cho họng
- Tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên
Hy vọng với những thông tin trên mọi người đã hiểu rõ về chứng viêm họng mủ. Hãy chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị để bệnh dứt điểm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Viêm họng mủ cũng giống như nhiều bệnh về đường hô hấp khác hình thành chủ yếu do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, hít chung bầu không khí (không gian kín, gần), dùng chung đồ cá nhân, ăn chung...
Viêm họng mủ cần được khám, xử lý càng sớm càng tốt tránh chủ quan nghĩ bệnh tự khỏi khiến cho tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng, gây biến chứng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Thời gian điều trị viêm họng mủ tùy vào mức độ nặng nhẹ, thể trạng của người mắc. Thông thường nếu phát hiện sớm chữa đúng cách sau khoảng 7-10 ngày là các triệu chứng sẽ dứt điểm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM