Viêm họng hạt có mủ: Biến chứng nguy hiểm, triệu chứng, điều trị

4:32 AM , 18/01/2024

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, hình thảnh những hạt mủ màu trắng, gây đau rát họng dữ dội. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn nhận biết sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh viêm họng hạt có mủ là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt có mủ là một trường hợp của bệnh viêm họng mãn tính, quá phát ở cấp độ nặng. Tình trạng viêm họng hạt có mủ xuất hiện khi cổ họng gặp tổn thương, viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần. Các tế bào lympho khi đó sẽ sưng phồng, mất khả năng chống lại và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Những ổ viêm nhiễm này cùng các chất căn bã còn lại cổ họng sẽ hình thành ổ, hạt chứa chất dịch có màu trắng đục, mùi hôi gọi là mủ.

Viêm họng hạt có mủ - Những biến chứng nguy hiểm, triệu chứng và cách điều trị
Viêm họng hạt có mủ – Những biến chứng nguy hiểm, triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là người có sức đề kháng kém. Bệnh diễn tiến âm thầm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị phù hợp, đúng cách.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt có mủ có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu lâm sàng dưới đây:

  • Xuất hiện các hạt màu đỏ, kích thước to nhỏ, chứa nhiều mủ trắng. Nếu viêm lâu ngày, mủ sẽ chuyển sang màu xanh, kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Đau họng âm ỉ, đau tăng hơn khi nuốt hoặc nói chuyện
  • Cảm giác ngứa, nuốt vướng, nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn
  • Ho khan, hoặc có đờm, ho nhiều hơn vào sáng sớm
  • Hơi thở có mùi hôi, ngay cả khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Khản tiếng
  • Sốt từ nhẹ đến cao, có trường hợp không sốt, chủ yếu sốt vào sáng sớm hoặc chiều tối

Các triệu chứng nhận biết viêm họng hạt có thể khác nhau phụ thuộc vào khả năng đề kháng và độ tuổi của người mắc bệnh.

Hình ảnh nhận biết viêm họng hạt có mủ

Hình ảnh viêm họng hạt có mủ ở cấp đọ nhẹ
Hình ảnh viêm họng hạt có mủ ở cấp độ nhẹ
Viêm họng hạt có mủ ở cấp độ vừa
Viêm họng hạt có mủ ở cấp độ vừa
Viêm họng hạt có mủ nặng, dễ biến chứng
Viêm họng hạt có mủ nặng, dễ biến chứng

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng hạt có mủ có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu. Một số tác nhân gây bệnh viêm họng hạt có mủ:

  • Viêm họng: Bị viêm họng điều trị không dứt điểm không dứt điểm có thể dẫn tới viêm họng mãn tính, viêm họng hạt có mủ.
  • Viêm xoang: Dịch mủ bị tắc nghẽn do bệnh viêm xoang mãn tính có nguy cơ trào xuống cổ họng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây bệnh viêm họng hạt.
  • Nhiễm khuẩn: Các loại virus như virus thủy đậu, virus cúm, sởi…. và một số vi khuẩn có thể gây bệnh viêm họng hạt.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Khô cổ họng do chế độ ăn uống, nhiệt độ, môi trường sống, thời tiết thay đổi
  • Dị ứng: Phấn hoa, lông thú vật, hóa chất, khói thuốc lá, bụi bẩn….
  • Sử dụng chất kích thích kéo dài: Rượu bia, thuốc lá, gia vị cay nóng…
  • Có tiền sử bệnh dạ dày, trào ngược thực quản
  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm họng hạt có mủ là tình trạng mãn tính có mức độ nặng, dễ gây biến chứng của bệnh viêm họng. Do đó, nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:

  • Áp xe họng: Các triệu chứng đau rát ở họng dữ dội hơn, không thể nuốt nước miếng, đau cơ hàm, nhói ở tai, khó thở…
  • Viêm tấy xung quang amidan: Các triệu chứng tương tự như biến chứng áp xe họng kèm theo amidan 2 bên sưng tấy, nóng đỏ, khó há miệng.
  • Viêm phổi: Dịch mủ ở các ổ nhiễm khuẩn tại họng có thể lan xuống cuống phổi và nhu mô phổi gây viêm phổi.
  • Ung thư vòm họng: Là biến chứng nguy hiểm nhất người bệnh có thể phải đối diện. Nếu tình trạng viêm họng mủ có hạt không được điều trị dứt điểm và đúng cách, niêm mạc họng họng sẽ nhanh chóng sưng đỏ, đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như ho ra máu, mất tiếng, khó nuốt… Hậu quả nguy hiểm hơn có thể gây tử vong nhanh chóng.
  • Biến chứng khác: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp, nhiễm trùng huyết…

Viêm họng hạt có mủ không chỉ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe. Bệnh còn có khả năng lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp từ người sang người:

  • Lây trực tiếp: Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp như dịch nước mũi, nước bọt…. của người bệnh.
  • Lây gián tiếp: Do dùng chung khăn, ly, bát, đũa, đồ dùng sinh hoạt cá nhân… với người mắc bệnh.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm và giảm khả năng lây nhiễm, viêm họng hạt có mủ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các phương pháp chữa viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt có mủ có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm Đông y, tây y và các bài thuốc dân gian. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của của các triệu chứng, người bệnh sẽ được áp dụng được một trong các phương pháp điều trị sau:

Bị viêm họng hạt có mủ uống thuốc gì?

Nguyên tắc chính để điều trị viêm họng hạt theo Tây y là tập trung điều trị triệu chứng. Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các thuốc Tây có thể được sử dụng trong điều trị viêm họng hạt có mủ gồm:

  • Thuốc chống viêm: Bao gồm thuốc chống viêm steroid (Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon…) và thuốc chống viêm NSAID (Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin…). Các nhóm thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng.
  • Thuốc hạ sốt giảm đau: Thường dùng Paracetamol, Ibuprofen…. trong các trường hợp viêm họng có sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Thuốc chống dị ứng: Một số thuốc kháng Histamin H1 như Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine… vừa có tác dụng làm giảm phù nề, vừa làm dịu cổ họng, làm giảm ho.
  • Thuốc giảm ho: Terpin codein, Dextromethorphan, Neocodion, Pholcodin…
  • Thuốc long đờm: N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocystein…
  • Thuốc điều trị dạ dày: Dùng trong các trường hợp viêm họng hạt do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược thực quản. Bao gồm: Pantoprazole, Famotidine, Cimetidin, Omeprazole, Ranitidine…. có tác dụng trung hòa axit dạ dày, bao niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng kháng sinh trong các nhóm Beta lactam, Cephalosporin, Macrolid…

*** Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng hạt:

  • Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Chỉ sử dụng kháng sinh trong điều trị các trường hợp viêm họng hạt mủ có nhiễm trùng vi khuẩn. Các trường hợp viêm họng không do vi khuẩn hoặc không bội nhiễm, kháng sinh không có tác dụng trong điều trị.
  • Không sử dụng Aspirin để hạ sốt, giảm đau, chống viêm cho trẻ dưới 18 tuổi.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc trị ho trong các trường hợp ho nhiều gây kiệt sức, mệt mỏi
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ho chứa codein cho trẻ vì gây ức chế trung tâm hô hấp
  • Khi sử dụng thuốc long đờm, nên uống nhiều nước
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm họng hạt có mủ

Các loại thuốc Tây chữa viêm họng hạt có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị, tránh bỏ dở giữa chừng gây ra tình trạng nhờn thuốc, khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.

Chữa viêm họng hạt có mủ bằng các mẹo dân gian

Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu dân gian tự nhiên, dễ kiếm, lành tính tuyệt đối và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Một số bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt có mủ thường được sử dụng:

  • Bài thuốc từ lá tía tô và rượu gạo: Chuẩn bị khoảng 100g lá tía tô, rửa sạch, sao khô, tán bột, ngâm với 1 lít rượu gạo. Sau khoảng 1 tuần, lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ chanh và mật ong: Cho 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất và 1 muỗng nước cốt chanh cho vào chén trà nóng, khuấy đều. Uống 2 lần sáng tối, liên tục trong nhiều ngày cho đến khi khỏi bệnh. Bài thuốc này cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày.
  • Bài thuốc chữa viêm họng hạt từ củ cải trắng: Người bệnh có thể dùng nước luộc củ cải trắng uống bằng ngày thay nước hoặc uống thường xuyên để cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.
  • Bài thuốc chữa bệnh từ lá húng chanh: Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh tươi, đạp dập hoặc vò nát, ngâm với muối khoảng 10 phút. Ngậm và nuốt từ từ liên tục trong nhiều tuần sẽ thấy cổ họng dịu và giảm viêm nhiễm hơn.
Bài thuốc chữa viêm họng hạt mủ bằng nước củ cải trắng được nhiều bệnh nhân ưa chuộng
Bài thuốc chữa viêm họng hạt mủ bằng nước củ cải trắng được nhiều bệnh nhân ưa chuộng

Ưu điểm lớn nhất của các bài thuốc dân gian chữa viêm họng hạt có mủ là lành tính, an toàn. Tuy vậy, hiệu quả của những bài thuốc này chưa rõ ràng, còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ. Nếu trong trường hợp viêm họng hạt mủ quá nặng hoặc trong quá trình điều trị, bệnh nặng hơn, người bệnh nên ngừng sử dụng.

Chăm sóc và phòng bệnh

Viêm họng hạt có mủ là bệnh hô hấp mãn tính nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh các biện pháp chăm sóc, người bệnh nên chủ động phòng ngừa như:

  • Thường xuyên ngậm và súc miệng bằng nước muối sinh lý
  • Uống đủ nước, ít nhất là 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy theo như cầu cơ thể từng người.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối
  • Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể khi ra ngoài
  • Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm, Omega 3… để tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật
  • Hạn chế sử dụng nước lạnh, thực phẩm cay nóng, đồ chiên nướng….
  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt phù hợp, giảm căng thẳng, stress, thường xuyên tập luyện thể thao
  • Không tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bị bệnh, hạn chế tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh đường hô hấp
  • Điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp liên quan, các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản….
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm

Viêm họng hạt có mủ là một bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có ung thư vòm họng. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng ngừa và điều trị tích cực ngay khi có triệu chứng đầu tiên.

CHUYÊN GIA ĐANG TRỰC TUYẾN

CLICK NGAY ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM – TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 11:05 AM , 29/01/2024

Tin liên quan

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng hầu họng. Xuất hiện khá phổ biến nhưng nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ...

Viêm Họng Mủ: Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mủ là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi viêm họng lâu ngày không chữa, vi khuẩn tấn công dẫn đến mưng mủ. Bệnh gây ra nhiều biến...

Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Các Loại Kháng Sinh Viêm Họng Thường Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Viêm họng là bệnh đường hô hấp phổ biến mà ai cũng đã từng bị một vài lần trong đời. Thế nhưng sử dụng kháng sinh viêm họng nào để...

Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy...

Viêm Họng Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị

Khi gặp phải tình trạng viêm họng, không chỉ làm cho cổ đau đớn và khó chịu, mà nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng "Viêm Họng Nổi...

Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung trong giai đoạn giao mùa. Bệnh không chỉ mang...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *