Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

6:17 AM , 07/03/2024

Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung trong giai đoạn giao mùa. Bệnh không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn có thể gây nhiều biến chứng đối với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị để chấm dứt triệt để và hiệu quả nhất!

Tìm hiểu viêm họng cấp ở người lớn

Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh thường gặp

Viêm họng cấp ở người lớn là một tình trạng viêm nhiễm trong đường họng, gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Bệnh này xuất hiện ở người lớn thường đi cùng với các bệnh như viêm VA, viêm amidan, phát ban, cúm, ho gà hoặc một số bệnh liên quan đến đường máu. Đây thường là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng.

Bệnh thường xuất hiện và biến mất sau khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài lâu hơn và chuyển thành viêm họng mạn tính hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

Các triệu chứng của bệnh 

Viêm họng cấp tính thường khởi phát đột ngột, nhanh chóng. Cụ thể triệu chứng như sau:

  • Đau rát họng: Trước tiên, người bệnh sẽ cảm thấy khô họng, rát họng đặc biệt là khi ăn hay uống nước. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, niêm mạc họng sẽ bị sưng viêm, kiểm tra miệng sẽ thấy vòm họng bị đỏ, phù nề.
  • Sốt cao: bị viêm nhiễm thường khiến người bệnh bị sốt cao, mệt mỏi và đau nhức mình mẩy.
  • Ho khan, ho có đờm: Sau khoảng vài ngày khô và đau họng, người bệnh cảm thấy ngứa họng, vướng họng dẫn đến ho khan và sau đó chuyển sang ho có đờm.
  • Amidan sưng tấy: đốm trắng xuất hiện trong họng, góc hàm xuất hiện hạch khiến sưng đau, amidan sưng to, đỏ hoặc đôi khi có màng trắng phủ bên ngoài bề mặt.

Nguyên nhân gây viêm họng người lớn 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn. Tiêu biểu một số nguyên nhân chính như:

  • Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị các loại virus xâm nhập như virus Adenovirus, Epstein-Barr, Herpes simplex, virus cúm,… 
  • Thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại 
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động.
  • Tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt khi cơ thể có sức đề kháng kém.
  • Tắm khuya hoặc tắm ở nơi không kín gió khiến cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia hay các đồ uống có chứa chất kích thích

Các phương pháp điều trị 

Một số phương pháp điều trị có thể áp dụng chữa viêm họng cấp ở người lớn:

Sử dụng thuốc

Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh mắc viêm họng cấp do virus. Hiện nay, một số loại thuốc thường được các bác sĩ kê đơn gồm có:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen.
  • Viên ngậm Tyrothricin
  • Thuốc kháng sinh như Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, Cephalosporin, Cephalexin, Cefuroxim…
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao nên sử dụng nước uống dung dịch oresol (ORS) và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.

Việc sử dụng toa thuốc sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh cũng như giúp trị bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. 

Sử dụng mẹo dân gian trong điều trị viêm họng cấp

Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng cấp ở người lớn, làm giảm cảm giác khó chịu mà triệu chứng bệnh có thể gây ra.

  • Sử dụng lá tía tô: Lá tía tô có vị cay, tính ấm, mang khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, bổ phế và tiêu đờm. Ngoài ra, loại lá này còn chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, protein,… giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Lá tía tô chỉ cần vò nát rồi đun với nước 20 phút, uống 3 lần/1 ngày
Lá tía tô có khả năng trị bệnh hiệu quả
Lá tía tô có khả năng trị bệnh hiệu quả
  • Sử dụng gừng: Gừng có công dụng chống ho, kháng viêm, sát trùng. Khi bị đau họng, sử dụng một ly nước gừng ấm để uống sẽ giúp xoa dịu cổ họng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và giúp tiêu đờm, tăng sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây hại. Chỉ cần cho gừng vào cốc, thêm khoảng 200 – 300ml nước sôi và hãm trong thời gian từ 10 – 15 phút.
  • Trị viêm họng từ tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin mang đặc tính chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, tỏi được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng cấp tính hoặc viêm họng mạn tính.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp ở người lớn

Để bảo vệ bản thân trước viêm họng cấp tính, áp dụng các giải pháp phòng ngừa luôn là điều vô cùng cần thiết.

  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị các bệnh về đường hô hấp hoặc đeo khẩu trang nếu cầu tiếp xúc.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước bệnh tật.
  • Khi ra đường hay làm việc trong các môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất cần đeo khẩu trang hoặc dùng dụng cụ bảo hộ.
  • Giữ ấm cơ thể trong những ngày trời lạnh, đặc biệt dùng khăn quàng cổ khi ra ngoài trời.
  • Thường xuyên dọn dẹp, làm sạch môi trường sống để tránh bụi bẩn, ô nhiễm.
  • Nên súc miệng nước muối mỗi ngày, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh viêm họng cấp ở người lớn. Đây là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị bệnh triệt để ngay khi thấy dấu hiệu viêm họng ngày càng nặng hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Viêm họng cấp thường không nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm họng cấp điều trị không kịp thời, bệnh có thể thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Do đó, người bệnh nên có ý thức bảo vệ những người xung quanh bằng cách hạn chế tiếp xúc, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và đặc biệt là áp dụng các phương pháp để điều trị bệnh hiệu quả và triệt để.

Thực phẩm nên ăn:

  • Sử dụng những món ăn mềm, có tính thanh mát như canh mướp, rau lang, mồng tơi 
  • Các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, nấm, củ cải trắng 
  • Nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn như gừng, tỏi, mật ong…
  • Nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, bưởi,… 

Thực phẩm cần tránh:

  • Không uống rượu, bia hay sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích khác
  • Hạn chế sử dụng những món ăn nhiều dầu, mỡ do có khả năng khiến vòm họng bị sưng 
  • Không ăn đồ ăn cay nóng
  • Các loại đồ ăn cứng như bánh mì, bánh quy.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 4:31 PM , 14/03/2024

Tin liên quan

Viêm Họng Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị

Khi gặp phải tình trạng viêm họng, không chỉ làm cho cổ đau đớn và khó chịu, mà nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng "Viêm Họng Nổi...

Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy...

Viêm họng hạt có mủ: Biến chứng nguy hiểm, triệu chứng, điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, hình thảnh những hạt mủ màu trắng, gây đau rát họng dữ dội....

Viêm họng loét là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khăc phục

Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách...

Viêm Họng Hạt Kiêng Gì, Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng Bệnh?

Bệnh viêm họng hạt thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Ngoài việc tuân thủ đúng liều lượng và cách sử...

Viêm họng kéo dài: Dấu hiệu và biện pháp điều trị dứt điểm

Viêm họng kéo dài là bệnh lý mãn tính, gây ra nhiều tác động đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *