Viêm họng loét là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khăc phục

10:16 AM , 10/03/2024

Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đớn cũng như ngăn cản nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy, nhận biết và điều trị viêm họng loét như thế nào là chính xác nhất?

Khái niệm viêm loét dạ dày

Viêm họng loét nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm họng thông thường

Viêm họng loét được hiểu là tình trạng viêm loét xảy ra ở cổ họng có thể kéo dài đến thực quản hoặc dây thanh. Người mắc bệnh lý này cảm thấy khó chịu, đau rát, gặp khó khăn trong hoạt động ăn uống, giao tiếp.

Cổ họng là nút giao thoa giữa đường ăn uống và đường hô hấp của cơ thể. Điều này tạoệ điều kin giúp vi khuẩn dễ tấn công người bệnh gây viêm loét cổ họng.

Theo ghi nhận, số người mắc bệnh lý này hay các biến chứng liên quan đang có xu hướng tăng mạnh. Nổi bật phải kể đến như cổ họng bị viêm loét, bệnh viêm loét vòm họng, viêm họng loét miệng…

Triệu chứng và cách nhận biết bệnh

Bệnh lý này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng bao gồm viêm loét họng ở người lớn hoặc trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu để nhận biết cổ họng bị viêm loét như sau:

  • Họng đau rát, sưng đỏ, cảm thấy khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.
  • Bị lở miệng, có mùi hôi và nghiêm trọng hơn có thể bị viêm loét họng hoại tử.
  • Người bệnh ho nhiều, khàn tiếng hoặc mất tiếng.
  • Miệng có vị chua, vị giác thay đổi, dễ nôn hoặc buồn nôn.
  • Người bệnh bị mắc họng, xuất hiện cảm giác như có khối u ở họng.
  • Cảm thấy đau, tức, nóng rát ngực đi kèm tình trạng sốt cao, bị ớn lạnh.

Các triệu chứng của viêm loét cổ họng dễ bị nhầm lẫn với viêm họng thông thường khiến người bệnh chủ quan, để bệnh diễn biến nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh 

Viêm họng loét khởi phát ở nhiều đối tượng với các nguyên nhân khác nhau

Một số nguyên nhân chính thường dẫn đến tình trạng viêm loét cổ họng như:

  • Do các vi khuẩn, nấm xâm nhập gây tình trạng viêm nhiễm, đau rát. 
  • Xuất phát từ các bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, loét dạ dày…
  • Sống trong môi trường ô nhiễm khiến bụi bẩn, vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh.
  • Người bệnh bị ung thư phải sử dụng xạ trị, hóa trị trong thời gian dài.
  • Khởi phát do mắc các bệnh lý nền như ung thư vòm họng, hội chứng Behcet…
  • Hút thuốc lá thường xuyên khiến cổ họng bị tổn thương, suy yếu, dễ viêm nhiễm, lở loét.

Biến chứng của bệnh

Dưới đây là một số biến chứng do bệnh lý viêm loét họng gây ra:

  • Suy nhược cơ thể: Người mắc viêm loét họng gặp khó khăn trong việc ăn uống khiến cơ thể không nạp đủ năng lượng. Kết hợp cùng cảm giác đau rát, khó chịu khi cổ họng viêm loét sẽ càng khiến người bệnh dễ mệt mỏi, sút cân, cơ thể suy nhược.
  • Áp xe vùng hạ họng: Một số trường hợp viêm loét cổ họng có thể xuất hiện tình trạng sùi loét thành sau họng bên phải, vùng hạ họng có dấu hiệu áp xe. Thông thường, đây là trường hợp viêm loét nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Vỡ niêm  mạc họng: Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến lớp niêm mạc cổ họng bong tróc, vỡ, làm tổn thương nghiêm trọng đến chức năng họng. Trong trường hợp này, người bệnh thấy cổ họng sưng đỏ, đau rát, có mùi hôi khó chịu.
  • Nấm họng: Nấm họng xuất hiện khi lớp niêm mạc họng bị tổn thương kéo dài. Bệnh lý này khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng như ngứa cổ, xuất hiện đờm xanh, chảy nước mũi thường xuyên, dễ bị chảy máu ở lưỡi, họng.
  • Ung thư vòm họng: Ung thư vòm họng có nguy cơ xuất hiện khi mức độ viêm nhiễm của viêm họng loét trở nặng, kéo dài. Đây là bệnh lý ác tính, nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh cần đặc biệt chú ý.
  • Một số bệnh lý khác: Có thể gặp phải như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng ngoài tim…

Cách điều trị hiệu quả cao 

Dưới đây là những cách trị viêm loét cổ họng cho hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến.

Sử dụng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian được sử dụng phổ biến như:

  • Sử dụng mật ong: Với phương pháp này, người bệnh ngậm trực tiếp mật ong nguyên chất ở họng hoặc hòa cùng nước ấm để uống. Khi mật ong đi qua họng sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm nhiễm và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Nghệ là chất có tính Oxy hóa mạnh, vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giúp làm lành vết thương hiệu quả. Với phương pháp này, người bệnh chỉ cần hòa một lượng tinh bột nghệ vừa đủ (khoảng 1- 2 thìa cà phê) vào cốc nước ấm, có thể cho thêm mật ong để tăng hiệu quả và giúp dễ uống.

Mẹo dân gian điều trị tại nhà đơn giản, tiết kiệm nhưng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có khả năng chữa bệnh. 

Sử dụng thuốc trong điều trị 

Thuốc sử dụng trong điều trị viêm loét họng được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, kháng virus được dùng với các trường hợp viêm loét, nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm đau, súc miệng có chứa chất gây tê tại chỗ.
  • Thuốc chống nấm, chống siêu vi khuẩn.
  • Thuốc ức chế sản sinh axit dạ dày như thuốc kháng axit, thuốc ức chế proton.

Thông thường, trước khi kê đơn bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh như chụp X – quang, nội soi…

Điều trị bằng Đông Y

Theo Đông Y, viêm họng được gọi là chứng hầu tý, xuất phát do sự đấu tranh giữa tà khí và chính khí làm tổn thương phế âm. Dựa trên căn nguyên này, khi các vị thuốc Đông Y đi vào tạng phủ sẽ hỗ trợ loại bỏ tà khí, lưu thông, cân bằng khí huyết trong cơ thể từ đó trị bệnh tận gốc.

Thuốc Đông Y giúp trị bệnh tận gốc đồng thời phục hồi sức khỏe người bệnh
Thuốc Đông Y giúp trị bệnh tận gốc đồng thời phục hồi sức khỏe người bệnh

Một số bài thuốc Đông Y trị cổ họng bị viêm loét được sử dụng phổ biến như:

Bài thuốc 1 gồm các vị: 12g kinh giới – liên kiều – ngưu bàng tử – sinh địa – cương tàm – huyền sâm, 4g cát cánh – cam thảo, 6g bạc hà, 20g kim ngân. Người bệnh đem tất cả các vị thuốc vào sắc cùng 1l nước, nước thuốc chia 2 lần và dùng luôn trong ngày.

Bài thuốc 2 gồm các vị: 12g kim ngân – huyền sâm – sinh địa, 8g bạc hà – cỏ nhọ nồi – tang bạch bì, 4g xạ can và 16g kinh giới. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc vào sắc cùng 1,5l nước. Nước thuốc chia làm 2 lần, uống sau bữa ăn chính. Người bệnh duy trì đều đặn 1 thang/ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

Lưu ý khi trị bệnh loét họng

Người bị viêm loét họng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh sử dụng thực phẩm cay, nóng

Một số lưu ý khi điều trị viêm họng loét như sau:

  • Người bệnh cần tránh tuyệt đối việc sử dụng các thực phẩm cay, nóng, có tính axit… khiến tình trạng viêm loét trở nặng.
  • Nên sử dụng các món ăn đơn giản, mềm, lỏng… để tránh cọ xát, gây đau rát vùng họng.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có khả năng kích thích khiến họng tổn thương trầm trọng hơn như Aspirin, Axit Alendronic…
  • Người bệnh thường xuyên súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn để vệ sinh khoang miệng, vùng họng.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng họng bằng việc chú ý vệ sinh họng bằng nước muối, nước súc miệng thảo dược… sau và trước khi ăn.
  • Người bị viêm loét họng cần hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách với những người bị ốm, cảm.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu, bia hay các chất kích thích khác trong quá trình điều trị bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn gây áp lực lên dạ dày như đồ cay, thực phẩm chứa nhiều axit, các loại gia vị…
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya hoặc để cơ thể căng thẳng kéo dài.

Ngoài việc tuân thủ những lưu ý trên, người bệnh cũng cần theo dõi những biến chuyển về sức khỏe trong thời gian điều trị. Trong trường hợp bệnh không có tiến triển hoặc phát sinh biến chứng thì cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 5:22 PM , 14/03/2024

Tin liên quan

Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung trong giai đoạn giao mùa. Bệnh không chỉ mang...

Viêm Họng Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị

Khi gặp phải tình trạng viêm họng, không chỉ làm cho cổ đau đớn và khó chịu, mà nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng "Viêm Họng Nổi...

Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy...

Viêm Họng Hạt Kiêng Gì, Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng Bệnh?

Bệnh viêm họng hạt thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Ngoài việc tuân thủ đúng liều lượng và cách sử...

Viêm họng kéo dài: Dấu hiệu và biện pháp điều trị dứt điểm

Viêm họng kéo dài là bệnh lý mãn tính, gây ra nhiều tác động đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung...

Viêm họng dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Viêm họng dị ứng là bệnh lý dễ gặp, khá phổ biến và có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Triệu chứng của bệnh thường không...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *