Top 4 Thuốc Kháng Sinh Chữa Đau Răng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

2:12 AM , 02/08/2023

Sử dụng thuốc kháng sinh để chữa đau răng là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại thuốc kháng sinh phổ biến được dùng để trị đau răng an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. 

Top 4 thuốc kháng sinh chữa đau răng có những loại nào?

Đau nhức răng thường bắt nguồn từ nhiễm trùng răng miệng. Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng này.

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh là tấn công vào cấu trúc bảo vệ của vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sản xuất protein của chúng. Nhờ đó, vi khuẩn gây hại bên trong khoang miệng không thể phát triển và lây lan được và cuối cùng bị tiêu diệt. Dưới đây là danh sách top 4 thuốc kháng sinh trị đau răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Clindamycin 

Trước hết, không thể không kể đến Clindamycin, thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn rất nhanh và hiệu quả. Đây thường sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân bị đau răng hàm hoặc đau răng khôn. Thuốc sẽ phát huy công dụng rất nhanh bởi có rất ít loại vi khuẩn có thể kháng được Clindamycin.

Clindamycin là một trong những loại thuốc kháng sinh trị đau răng phổ biến nhất
Clindamycin là một trong những loại thuốc kháng sinh trị đau răng phổ biến nhất
  • Cách dùng và liều dùng: Với Clindamycin, bạn có thể sử dụng theo 2 cách thông qua đường bôi và đường uống, cụ thể như sau. 
  • Sử dụng bằng cách bôi: Lấy một lượng vừa đủ Clindamycin bôi trực tiếp lên vùng răng bị đau và để nguyên trong 30 phút mới được ăn uống. 
  • Sử dụng bằng cách uống: Người lớn liều dùng Clindamycin là 150 – 300mg clindamycin/lần tùy vào mức độ đau, mỗi lần uống cần cách nhau 6 giờ đồng hồ; Trẻ em trên 1 tuổi liều dùng với trẻ em trên 1 tuổi là từ 3 – 6 mg/kg thể trọng, mỗi lần cách nhau 6 giờ; Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc trẻ có cân nặng dưới 10kg, sử dụng 37,5 mg/ lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.

Xem thêm

Metronidazole

Metronidazole là kháng sinh trị đau răng chuyên dùng cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn kị khí hoặc ký sinh trùng gây ra. Do vậy, thuốc này thường sẽ không được kê riêng lẻ mà thường phối hợp với các loại kháng sinh khác.

Metronidazole là kháng sinh trị đau răng chuyên dùng cho các trường hợp nhiễm trùng 
Metronidazole là kháng sinh trị đau răng chuyên dùng cho các trường hợp nhiễm trùng

Cách dùng và liều dùng: Thuốc Metronidazole có hai dạng bào chế là viên nén và viên nang, liều lượng sử dụng sử dụng như sau: 

  • Người lớn: 500mg – 700mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ. 
  • Trẻ em: Đối với trẻ em, liều dùng khuyến cáo là 250mg/lần, hoặc sử dụng với liều lượng mà bác sĩ chỉ định. 

Amoxicillin

Amoxicillin thuộc nhóm Penicilin, đây cũng là một loại kháng sinh trị đau răng được sử dụng rất phổ biến. Trong nhiều trường hợp, Amoxicillin thường sẽ được chỉ định kết hợp với axit clavulanic để điều trị đau răng thông qua việc chống lại vi khuẩn có men kháng kháng sinh.

Xem thêm

Amoxicillin được sử dụng rất phổ biến trong điều trị nhiễm trùng răng miệng
Amoxicillin được sử dụng rất phổ biến trong điều trị nhiễm trùng răng miệng

Tuy nhiên, do đã có từ rất lâu nên có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại loại thuốc này, làm giảm hiệu quả của thuốc. Do vậy, trên thực tế, các bác sĩ thường sẽ ưu tiên các loại kháng sinh khác thay vì Amoxicillin. 

Cách dùng và liều dùng: Amoxicillin được sử dụng qua đường uống và cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, liều dùng cụ thể như sau: 

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...
  • Người lớn: 1 – 2 viên/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần, uống sau ăn. 
  • Trẻ em: Với trẻ nhỏ, liều dùng được khuyến cáo là 25 – 50mg/kg/ngày, cần chia ra làm 2 – 3 lần uống.

Azithromycin

Azithromycin cũng là một loại kháng sinh chữa đau răng, viêm lợi hiệu quả. Thuốc thuộc nhóm macrolid, có cơ chế hoạt động là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Azithromycin thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị dị ứng với các loại thuốc trong nhóm penicillin, hoặc trường hợp nhiễm trùng không sử dụng được 3 loại thuốc nói trên thì Azithromycin sẽ được áp dụng.

Hình ảnh thuốc Azithromycin
Hình ảnh thuốc Azithromycin

Cách dùng và liều dùng: Thuốc kháng sinh Azithromycin được dùng theo dạng uống như sau:

  • Người lớn: Sử dụng 2 viên/ngày, chia làm 2 lần uống sau ăn, lộ trình uống là 3 ngày. 
  • Trẻ em: Đối với trẻ em, cần tham khảo ý kiến của bác để biết được liều dùng phù hợp.

Xem thêm

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh chữa đau răng

Thuốc kháng sinh sẽ có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như.

  • Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Theo các nghiên cứu khoa học, cấu trúc hệ vi khuẩn đường ruột sẽ có khả năng bị thay đổi nếu bạn sử dụng kháng sinh liên tục trong 7 ngày. Dẫn đến hệ quả tình trạng rối loạn tiêu hóa, hoặc nghiêm trọng hơn và viêm loét dạ dày. Đặc biệt, đối với trẻ em, lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra béo phì. 
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan thận: Một số loại thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gan thận, cụ thể là gây ra tình trạng tăng men gan, rối loạn chức năng gan thận,..
  • Kháng thuốc: Việc lạm dụng kháng sinh sẽ rất có khả năng dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Hậu quả là nếu bệnh tái phát trở lại, những loại thuốc này không còn phát huy tác dụng nữa. Lúc này bắt buộc bệnh nhân phải chuyển sang thuốc khác có dược tính mạnh hơn. 
  • Sốc phản vệ: Đây là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có thể xảy ra trong trường hợp người bệnh có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, để tránh xảy ra sốc phản vệ, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nếu bị dị ứng với thành phần của thuốc. 
  • Ảnh hưởng xấu đến hoạt động tim mạch: Một số loại thuốc kháng sinh giảm đau răng sẽ có tác dụng gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch dẫn đến huyết áp thấp, nhịp tim không đều. Chính vì vậy, người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc trên.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa đau răng

Mỗi một loại thuốc sẽ có thời gian phát huy công dụng khác nhau. Điều này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, đặc điểm của vi khuẩn và cơ địa từng người.

Khi sử dụng kháng sinh để chữa đau răng, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ
Khi sử dụng kháng sinh để chữa đau răng, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ

Vì vậy, để điều trị đau răng đạt hiệu quả cao, cần tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, đồng thời hoàn thành một đợt điều trị đầy đủ, đúng theo liều lượng. Dựa trên một số nghiên cứu, đa số các trường hợp đau răng do nhiễm trùng răng miệng đều khỏi hẳn sau từ 3 – 7 ngày sử dụng kháng sinh. 

Đối với một số bệnh nhân khác, cũng có thể thấy các triệu chứng của họ biến mất nhanh sau một vài liều và tự ý ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, tình trạng nhiễm trùng gây ra đau nhức sẽ có nguy cơ tái phát cao với mức độ nặng hơn. Khi đó, kháng sinh có hoạt độ mạnh hơn sẽ buộc phải sử dụng. 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có như vậy, tình trạng viêm nhiễm mới sớm chấm dứt, các cơn đau mới có thể thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng cần đến nha sĩ để tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến cho răng bị đau và có phương pháp điều trị đúng đắn. 

Trên đây là thông tin đầy đủ về các loại thuốc kháng sinh chữa đau răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là một biện pháp điều trị nhiễm trùng răng miệng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng và đủ thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.

Cập nhật 2:16 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh...

Thuốc Paracetamol Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc Paracetamol là một loại thuốc phổ biến trong đời sống hiện nay, được sử dụng với tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Đây là một loại...

12 cách chữa đau răng cực hay được nha sĩ khuyên dùng mà bạn không nên bỏ qua

Cách chữa đau răng hiệu quả là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Tình trạng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *