Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị

4:27 AM , 01/02/2024

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà không phải ai cũng biết.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng họng bị viêm dưới sự tấn công của liên cầu Streptococcus pyogenes. 

Ở người bệnh, liên cầu khuẩn sẽ tập trung ở mũi, họng và lây nhanh từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp. 

Đây là căn bệnh xuất hiện từ lâu trong cộng đồng. Từ cuối thế kỷ 19, dịch viêm họng do liên cầu gây tỷ lệ tử vong cao ở các thành phố châu Âu và Bắc Mỹ.

Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
Liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây bệnh

Tỷ lệ mắc viêm họng do liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng. Theo thống kê, nhiễm S.pyogenes được chẩn đoán ở 20-40% trường hợp viêm họng ở trẻ em và 5-15% ở người lớn.

Dấu hiệu viêm họng do liên cầu khuẩn

  • Sốt đột ngột (cao hơn 39°C).
  • Ban đỏ, sưng amidan và họng.
  • Có chứa đờm loang lổ màu trắng đục hoặc hơi vàng.
  • Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện ở vòm miệng
  • Đau khi nuốt kèm theo sưng hạch bạch huyết.
  • Ở trẻ nhỏ thường kèm theo đau bụng và nôn mửa.

Điểm đặc biệt là những triệu chứng như ho, chảy nước mũi, khàn giọng, kích ứng niêm mạc và tiêu chảy thường không xuất hiện khi bị viêm họng do liên cầu.

Người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình
Người bệnh xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình

Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5-15.
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Tiếp xúc với người viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Thường xuyên sinh sống trong môi trường ô nhiễm
  • Thời tiết thay đổi đột ngột không kịp thích nghi hoặc không giữ ấm cơ thể.
  • Thường xuyên hít phải khí độc, hóa chất.
  • Người nghiện bia, rượu, thường xuyên uống trong thời gian dài.
  • Người hút thuốc lá.

Đối tượng nguy cơ

  • Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
  • Phổ biến vào mùa đông, xuân ở vùng có khí hậu ôn đới.
  • Dễ xuất hiện ở các hộ gia đình, trường học, khu vực đông dân cư.
  • Người có tiếp xúc với giọt bắn từ dịch tiết đường hô hấp, đồ vật cá nhân của người mắc.
  • Người sử dụng sữa chưa tiệt trùng hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.
  • Người làm công việc thường xuyên phải giao tiếp nhiều
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người sinh sống hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.

Biến chứng gặp phải khi mắc viêm họng do liên cầu

  • Nhiễm trùng lan rộng: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch cổ, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não,…
  • Biến chứng tại chỗ: Hình thành ổ áp xe quanh amidan hoặc họng với triệu chứng nặng bất thường, sốt cao và biểu hiện nhiễm độc.
  • Phản ứng tự miễn do liên cầu khuẩn: Hệ miễn dịch lầm tưởng tế bào khớp, thận,… là liên cầu khuẩn và tấn công gây viêm khớp cấp tính, viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu.
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn xâm  nhập vào máu, đây là biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ

Thông thường, nếu không điều trị, viêm họng do liên cầu khuẩn thường thuyên giảm sau khoảng 3-6 ngày và hết sốt sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khi gặp các dấu hiệu sau, người mắc cần tới gặp bác sĩ:

  • Sốt cao hơn 38 độ và kéo dài liên tục trong 2 ngày
  • Đau họng kèm phát ban ngoài da
  • Khó thở, khó nuốt, chảy nước miếng
  • Nước tiểu sậm màu sau 1 tuần nhiễm bệnh
  • Điều trị tại nhà hơn 1 tuần nhưng không có dấu hiệu cải thiện

Chẩn đoán 

Lâm sàng

Bác sĩ thăm hỏi về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, nghe tim, phổi,…

Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu để chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn, rất dễ nhầm lẫn tới các bệnh khác.

Cận lâm sàng

Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm họng do virus rõ ràng thì không cần làm xét nghiệm để xác định có nhiễm liên cầu hay không.

  • Xét nghiệm phết dịch cổ họng: Kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh. Đây là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn vàng khi nghi ngờ mắc bệnh.
  • Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh (RADT): Test nhanh trên mẫu thử để phát hiện vi khuẩn.

Thông thường, xét nghiệm viêm họng liên cầu khuẩn không được chỉ định cho trường hợp trẻ dưới 3 tuổi hay người lớn. 

Ngay khi kết quả RADT âm tính ở trẻ có triệu chứng viêm họng thì các bác sĩ vẫn nên làm thêm xét nghiệm phết dịch họng. Một số trường hợp, kết quả cấy dịch họng dự phòng dương tính, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị như bình thường.

Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu

Thuốc kháng sinh

Do liên cầu là vi khuẩn nên bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt khuẩn, ức chế sự lây lan của vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh giúp:

  • Rút ngắn thời gian xuất hiện của các triệu chứng
  • Giảm khả năng lây truyền giữa các thành viên trong gia đình, bạn cùng lớp hay với những người tiếp xúc gần gũi khác.
  • Hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, điển hình là sốt thấp khớp cấp tính.

Kháng sinh thường dùng điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn:

  • Trẻ em: Thường sử dụng amoxicillin dạng viên (đơn chất hoặc phối hợp): Cho tác dụng nhanh, phổ rộng, dễ uống.
  • Người lớn: Sử dụng penicillin dạng tiêm hoặc uống.
  • Dị ứng với penicillin: có thể thay thế bằng một trong những cephalexin, cefadroxil, clindamycin, clarithromycin, azithromycin.

Trường hợp phát hiện kháng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ kê kháng sinh thay thế sao cho phù hợp. Hiện tại chưa có báo cáo ghi nhận về hiện tượng liên cầu khuẩn kháng penicillin  nhưng tình trạng vi khuẩn này kháng azithromycin và clarithromycin khá phổ biến.

Thuốc điều trị triệu chứng

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen, paracetamol,…
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, alimemazin,…
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, ambroxol, carbocisteine,…

Thuốc bổ trợ

  • Men vi sinh: Dự phòng loạn khuẩn sau khi sử dụng kháng sinh điều trị.
  • Oresol: Bù nước và điện giải trong trường hợp sốt cao, nôn kéo dài
     
Thuốc tây thường được sử dụng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn
Thuốc tây thường được sử dụng để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn

Lời khuyên cho người bị viêm họng do liên cầu khuẩn

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

  • Tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng kéo dài.
  • Theo dõi các triệu chứng và thông báo cho bác sĩ nếu thấy bất thường.
  • Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và thay đổi hướng điều trị nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi và chống lại nhiễm trùng
  • Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

  • Uống nhiều nước, nên uống nước ấm để làm dịu cổ họng.
  • Sử dụng thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên: rau xanh, trái cây, đạm, chất béo lành mạnh.
  • Kiêng ăn đồ chua cay, đồ sống, tái chín, đồ ăn nhiều acid…
  • Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp,… để làm dịu cổ họng, hạn chế kích ứng niêm mạc họng.
  • Kiêng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga,…

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những căn bệnh hô hấp phổ biến với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có hướng xử trí kịp thời, phù hợp khi con trẻ gặp phải tình trạng này.

Câu hỏi thường gặp

Một số trường hợp người mang vi khuẩn liên cầu không có triệu chứng sẽ không cần điều trị, bởi ở những người này, bệnh ít có khả năng lây truyền và khó có thể phát triển thành biến chứng nguy hiểm.

Thông thường viêm họng do liên cầu khuẩn thường kèm theo các triệu chứng khá nặng. Do vậy mà bệnh thường khó có thể tự khỏi nếu không điều trị bằng thuốc và chăm sóc. 

Việc điều trị kịp thời, phù hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra và nhanh khỏi hơn.

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh áp lực căng thẳng để có sức khỏe tốt.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao
  • Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà, khi đến nơi đông người, đi vào khu vực ô nhiễm
  • Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài tiếp xúc với những người khác.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống với những người khác.
  • Qua đường hô hấp: Người bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ làm phát tán các giọt chứa vi khuẩn vào không khí và gây bệnh cho người nào hít phải.
  • Ăn uống chung: Vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi cùng ăn uống trong một môi trường thông qua thức ăn và đồ uống, nước chấm,...
  • Tiếp xúc với đồ vật chứa vi khuẩn: Tay tiếp xúc với cầu thang, tay nắm cửa, bề mặt vi khuẩn khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 4:57 PM , 01/02/2024

Tin liên quan

Viêm họng hạt có mủ: Biến chứng nguy hiểm, triệu chứng, điều trị

Viêm họng hạt có mủ là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính nguy hiểm, hình thảnh những hạt mủ màu trắng, gây đau rát họng dữ dội....

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn nhất

Viêm họng có đờm là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng hầu họng. Xuất hiện khá phổ biến nhưng nếu không được điều trị, bệnh cũng sẽ...

Viêm Họng Mủ: Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mủ là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi viêm họng lâu ngày không chữa, vi khuẩn tấn công dẫn đến mưng mủ. Bệnh gây ra nhiều biến...

Viêm Họng Nổi Hạch: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị

Khi gặp phải tình trạng viêm họng, không chỉ làm cho cổ đau đớn và khó chịu, mà nhiều người còn phải đối mặt với tình trạng "Viêm Họng Nổi...

Viêm Họng Cấp Ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Dứt Điểm

Viêm họng cấp ở người lớn là bệnh thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung trong giai đoạn giao mùa. Bệnh không chỉ mang...

Viêm họng loét là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khăc phục

Viêm họng loét không phải bệnh nan y nhưng lại có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác thậm chí là ung thư. Việc điều trị đúng cách...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *